Đã lâu rồi, Thu – một người bạn, nhà ở Hà Nội, kể tôi nghe chuyện cả nhà dạy đứa cháu 3 tuổi con chị gái (cả nhà mới chỉ có chị lấy chồng và có con gái 3 tuổi đó) biết mình tên là gì, bố mẹ tên là gì, nhà ở phố nào, số nhà bao nhiêu v.v. để đứa bé nhỡ có bị đi lạc, có ai bắt gặp, hỏi, thì người ta có thể giúp đưa bé về. “Dạy ráo riết lắm. Dạy bất kỳ lúc nào. Bé đang chơi, bất ngờ hỏi. Bé đang ăn, bất ngờ hỏi. Lúc đang khóc cũng bất ngờ hỏi. Kể cả có lúc bé đang ngủ, vào thơm cháu, thấy cháu
Chị Minh nghe xong thì hào hứng:
– Đúng! Phải là như thế! Người lao động phải luôn ý thức để khi làm việc mình được an toàn. Những người có trách nhiệm về công tác này phải luôn tìm cách để người lao động có được ý thức đó một cách bền vững, được đến mức bản năng như đứa bé là tốt nhất.
Rồi chị kể cho nghe ở đơn vị chị, công tác này đã được làm như thế nào. Chị bảo, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác AT-BHLĐ đối với sự phát triển bền vững của Công ty, lãnh đạo Công ty và các phân xưởng, phòng ban luôn giành sự quan tâm đặc biệt, nên trong những năm qua Công ty không để xảy ra TNLĐ và sự cố thiết bị. Bộ máy làm công tác an toàn từ phân xưởng đến công ty đã cố gắng nỗ lực, tham gia tích cực, trong đó có tổ chức Công đoàn chúng tôi. Hàng năm, Công đoàn Công ty thường xuyên thay đổi hình thức tuyên truyền về công tác này, như tổ chức Hội thi AT-VSV giỏi; tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng sinh hoạt mạng lưới AT-VSV; tham dự các buổi sinh hoạt của mạng lưới này tại các tổ sản xuất; tuyên dương, khen thưởng AT-VSV xuất sắc; hàng quý Công đoàn Công ty tập hợp kiến nghị của các AT-VSV các đơn vị sau đó khen thưởng những người có kiến nghị thiết thực, mỗi kiến nghị được thưởng từ 50 đến 100 ngàn đồng. Rồi Công đoàn tổ chức cho AT-VSV xuất sắc đi tham quan, tìm hiểu thực tế ở các đơn vị sản xuất trong và ngoài Tập đoàn để tăng cường giao lưu và học hỏi kinh nghiệm. Phát động phong trào thi đua, lấy tháng 7 là tháng cao điểm Công đoàn tham gia công tác AT-BHLĐ v.v. Và nay là thi sáng tác báo tường và ảnh về công tác này.
Chị nói tiếp: Cuộc thi là một hình thức khác, song mục đích cuối cùng vẫn là nhằm tuyên truyền cho CNCB đoàn viên công đoàn tiếp tục nâng cao ý thức về công tác AT-VSLĐ trong sản xuất, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu “An toàn – Đổi mới – Tăng trưởng – Hiệu quả” mà Tập đoàn và Công ty đang theo đuổi. Cuộc thi còn nhằm giúp CNCB tự giác thực hiện tốt các quy định về công tác này để bảo vệ mình và bảo vệ đồng đội. Vì thế tất cả CNCB trong Công ty đều thuộc đối tượng vận động tham gia. Mỗi người phải có ít nhất 1 bài viết, thơ hoặc văn xuôi, hoặc 1 bức ảnh về công tác AT-VSLĐ, với nội dung làm tốt, hoặc chưa làm tốt ở đơn vị mình đang công tác.
“Sau gần 3 tháng triển khai – Chị Minh nói – chúng tôi đã nhận được 198 bài báo và 121 bức ảnh của 8 đơn vị gửi tham dự. Phải nói, các đơn vị rất quan tâm đến cuộc thi, vì đây là hình thức tuyên truyền mới, lần đầu tiên chúng tôi tổ chức. Khi nhận được kế hoạch của Công đoàn Công ty, các Công đoàn bộ phận kịp thời triển khai ngay, vận động CNCB ở đơn vị mình tham gia viết bài, chụp ảnh, phân công người chấm, tuyển chọn bài, để đưa lên bảng tin, rồi ra báo tường. Các bài, ảnh khá phong phú về thể loại, sát với nội dung, chủ đề của cuộc thi đưa ra. Có bài sáng tác liên quan đến công tác an toàn của toàn Công ty, có nhiều bài nói về công tác này ở từng ngành nghề cụ thể mà họ đang làm, như nghề lấy mẫu than, nghề phân tích chất lượng mẫu than, nghề san tẩy, nghề bảo vệ cảng… Có nhiều bài chất lượng mang tính tuyên truyền cao, lời ngắn gọn, giản dị, dễ đọc, dễ nhớ, như bài “Coi thường nội quy” của tác giả Hoàng Hào, Phó quản đốc Phân xưởng Nam Cầu Trắng; bài “Luôn nhớ” của tác giả Lê Thanh Sơn, công nhân san tẩy Nam Cầu Trắng; bài “An toàn vệ sinh viên” của Hoàng Đức Tú, Bí thư Đoàn TN Phân xưởng Than điện. Có bài nêu gương người tốt, việc tốt như bài “Người thầy” của Lê Thị Thoan, công nhân Phân xưởng Làng Khánh. Lại có bài kể về kỷ niệm của bản thân rút ra bài học từ một vụ vi phạm nội quy an toàn, xuýt nữa gây tai nạn cho mình, như bài “Bài học không thể nào quên” của tác giả Nguyễn Văn Ngọc, công nhân lái máy xúc Phân xưởng Làng Khánh… Xin đọc cho anh nghe bài “Coi thường nội quy” của tác giả Hoàng Hào mà Ban giám khảo chúng ta đã nhất trí trao tặng giải nhất: Đánh “phỏm”, uống rượu thì nhanh/ Chẳng ai huấn luyện cũng thành thợ to/ An toàn lao động đáng lo/ Hàng năm huấn luyện thì cho là thường/ Nhiều ca tai nạn đáng thương/ Nguyên nhân là “nỗi” coi thường nội quy”.
Công ty đã trao các giải thưởng theo thể lệ đề ra với tổng số tiền gần 20 triệu đồng. Không lớn. Nhưng cái được nhất của cuộc thi là suốt gần 3 tháng, các CNCB của Kho vận Hòn Gai luôn ý thức để có bài dự thi, tức luôn nghĩ và chú ý đến an toàn, cho bản thân mình, cho đồng đội. Các báo tường của các đơn vị, được dựng thành bảng, sau khi chấm thi xong, tiếp tục được chuyển đến các đơn vị sản xuất, lưu lại ở mỗi nơi nửa tháng để mọi người cùng xem, cùng đọc để thêm thấm nhuần”.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/them-nhung-sang-tao-trong-tuyen-truyen-an-toan-2691.htm” button=”Theo vinacomin”]