Đến Công ty than Khánh Hoà vào một ngày đầu đông, thời tiết đẹp và thuận lợi, chúng tôi lên khai trường mong muốn được chứng kiến cảnh lao động sản xuất nhộn nhịp, thi đua về đích như nhiều đơn vị khác trong TKV. Tuy nhiên, từ trên đài quan sát nhìn xuống, chỉ thấy số ít xe máy đang hoạt động. Anh Phạm Quang Thành – Trưởng phòng Điều khiển sản xuất cho biết, hiện chỉ có 2 dây chuyền sản xuất đang hoạt động do Công ty đang vướng mắc ở mặt bằng đổ thải và mặt bằng sản xuất. Trao đổi về tình hình S
Trực tiếp đưa chúng tôi lên khai trường, Trưởng phòng Văn phòng Đảng uỷ – Thường trực HĐTĐ Khen thưởng Công ty than Khánh Hoà Lương Văn Công cho biết, liên tiếp từ năm 2011 đến nay, Công ty luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng năm 2014 được coi là năm khó khăn nhất kể từ 10 năm trở lại đây. Theo báo cáo kết quả SXKD đến hết tháng 11/2014, sản lượng đất bóc mới được hơn 3,5 triệu m3, đạt 54,3% KHN, các chỉ tiêu than nguyên khai, than tiêu thụ cũng chỉ đạt từ 63,2 đến 75,6% KHN. Và cứ theo tình hình này thì khả năng hoàn thành kế hoạch năm là rất khó.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các dự án mở rộng khu vực bãi đổ thải phía Tây, phía Nam và cả khu vực khai trường phía Bắc giai đoạn 2, khu tái định cư trung tâm xã Phúc Hà của Công ty đều đang vướng mắc, tiến độ giải phóng mặt bằng rất chậm. Anh Lương Văn Công cho biết Công ty đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền huyện Đại Từ, huyện Phú Lương và TP Thái Nguyên để thực hiện các quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng, nhưng mọi hoạt động đều bị người dân ngăn cản, bất hợp tác khi chưa thoả mãn những yêu cầu về giá đền bù, yêu cầu giữ nguyên tuyến đường dân sinh đi giữa bãi thải. Nhiều hộ dân còn xây dựng cơi nới các công trình để đón đền bù, yêu cầu giá trị đền bù cao, ép nhận lao động.
Năng lực sản xuất có thừa nhưng…
Trưởng phòng Điều khiển sản xuất Phạm Quang Thành cho biết với năng lực thiết bị, con người hiện có thì lúc nào cũng có thể sẵn sàng đáp ứng được mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Tuy nhiên những vướng mắc về giải phóng mặt bằng đã khiến cho sản xuất bị đình trệ, người lao động thiếu việc làm, thu nhập bị giảm sút. Để giải quyết tình trạng này, đầu tháng 11 vừa qua, Công ty đã phải điều động 13 thiết bị chuyên dụng trị giá gần 150 tỷ đồng và 62 cán bộ, công nhân đi Quảng Ninh để nhận hợp đồng bóc đất đá cho Công ty than Cao Sơn.
Hệ thống khí ni tơ để xử lý than tự cháy được Công ty đầu tư trong năm 2014
Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn nhưng trong năm 2014 Công ty cũng đã đầu tư hệ thống bơm bùn và hệ thống khí nitơ để kiểm soát khí mỏ và xử lý tình trạng than tự cháy của Dự án khai thác hầm lò với kinh phí 100 tỷ đồng. Dự án này, sau nhiều sự cố như bục nước, cháy lò thì đến tháng 11/2014 đã bắt đầu khai thác lò chợ và đạt được sản lượng 2000 tấn. Kế hoạch đặt ra trong tháng 12 là khai thác 7000 tấn và hiện mọi điều kiện khai thác đều đang rất thuận lợi. Điểm mấu chốt ở Than Khánh Hoà hiện nay vẫn là việc tập trung giải quyết triệt để các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng để khai thông sản xuất. Và “nút thắt” này cần sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan chức năng liên quan, chính quyền huyện Đại Từ và huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên cùng tháo gỡ.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/than-khanh-hoa-van-con-do-nhung-kho-khan-9607.htm” button=”Theo vinacomin”]