Nhu cầu than cho nền kinh tế đang là vấn đề nóng và ngày một tăng cao, đặt ra bài toán làm sao để có đủ than, làm sao để đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia? Thời gian qua, cùng với việc phát huy cao độ nội lực của toàn Ngành trong nỗ lực đầu tư mỏ mới, phấn đấu tăng sản lượng than khai thác, Tập đoàn cũng đã bước đầu nhập khẩu than thí điểm để pha trộn, đáp ứng tiêu thụ nội địa theo chỉ đạo của Chính phủ. Dư luận gần đây có ý kiến cho rằng TKV nên đầu tư mua mỏ khai thác than ở nước ngoài. Vậy
Tuy nhiên, đối với các dự án hầm lò chi phí đầu tư XDCB rất cao; thời gian xây dựng cơ bản kéo dài, hầu hết đều chậm tiến độ. Dự án Khe Chàm III được khởi công từ đầu năm 2006, mở vỉa bằng cặp giếng nghiêng xuống mức âm 300 với công suất mỏ 2,5 triệu tấn/năm phải thi công 7 năm, đào gần 13 cây số đường lò với tổng mức đầu tư 1 nghìn700 tỷ, đến ngày 12/11/2013 mới ra tấn than đầu tiên. Khi đạt công suất thiết kế, Khe Chàm III vẫn chưa đủ than để cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 (Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 công suất 1080 MW, mỗi năm “ngốn” khoảng 3 triệu tấn than).
Nếu dự án mở vỉa bằng giếng đứng thi công phức tạp hơn, chi phí lớn hơn. Chẳng hạn: Dự án khai thác mỏ Núi Béo, mở vỉa bằng giếng đứng khai thác ở độ sâu âm 410 mét, công suất 2 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng; khởi công ngày 3/2/2012. Dự án Khe Chàm II-IV mở vỉa bằng 3 giếng đứng kết hợp với các lò xuyên vỉa ở 2 tầng khai thác có công suất thiết kế 3,5 triệu tấn than/năm với tổng mức đầu tư trên 12.500 tỷ đồng được khởi công ngày 28/7/2013 chắc còn nhiều năm nữa mới ra tấn than đầu tiên …
Như vậy để thấy, việc đầu tư các mỏ than hầm lò mới trong Tập đoàn hiện còn đang gặp rất nhiều khó khăn! Bởi, lực lượng khai thác than hầm lò của TKV đang thiếu trầm trọng. Hàng năm, có tới cả ngh́n thợ ḷ bỏ việc; số thợ ḷ tuyển dụng mới chỉ tương đương số thợ lò bỏ việc. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư vào các dự án hầm lò đang gặp nhiều trở ngại.
Có ý kiến cho rằng, nên chăng TKV đầu tư mua mỏ khai thác ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của Nhân Văn, với năng lực ấy, việc đầu tư mua mỏ khai thác than ở nước ngoài e khó khả thi, khó khăn chắc chắn sẽ còn nhân lên bội phần.
Tài nguyên của ta còn khá dồi dào. Theo Quy hoạch phát triển ngành Than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/1/2012 thì tổng tài nguyên và trữ lượng than tính đến ngày 1/1/2011 được xác định bằng 48,7 tỷ tấn, trong đó than đá là 48,4 tỷ tấn, than bùn 0,3 tỷ tấn; tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch là 7,2 tỷ tấn. Nhân Văn nghĩ, để đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, Tập đoàn cần tập trung nguồn lực để đầu tư khai thác than trong nước, đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường nhập khẩu than thương phẩm với giá thành phù hợp. Việc đầu tư mua mỏ ở nước ngoài, nếu có, cần thăm dò, khảo sát thận trọng, đầu tư thí điểm để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tap-trung-moi-nguon-luc-dau-tu-khai-thac-be-than-dong-bac-9780.htm” button=”Theo vinacomin”]