Do nhiều nguyên nhân khách quan từ ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế nên nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung, than nói riêng giảm. Quý I, Tập đoàn chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Để 6 tháng đầu năm hoàn thành mục tiêu 50% kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra cho quý II là rất căng. Theo đó, tổng số lượng than tiêu thụ phải đạt khoảng 13,2 triệu tấn, bình quân 4,4 triệu tấn/tháng. Trước tình hình này, Tập đoàn đã kịp thời có biện pháp chỉ đạo điều hành sản xuất nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ trong th
Thống kê cho thấy, 3 tháng đầu năm, nhu cầu than trong nước của các hộ lớn sau khi rà soát lại bước đầu giảm 930.000 tấn. Dự kiến, tổng số khối lượng than tiêu thụ trong nước năm 2012, sẽ giảm khoảng 1,5 triệu tấn so với KH đầu năm do nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Do đó, theo sát diễn biến thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác điều hành tiêu thụ.
Từ việc nghiên cứu, rà soát lại nhu cầu thị trường, Tập đoàn đã chủ động đề xuất Chính phủ điều chỉnh giảm giá bán một số chủng loại than. Bộ Tài chính đã thông qua quyết định và đánh giá cao động thái này của Vinacomin, đồng thời ghi nhận đây là một trong những nỗ lực, cố gắng của Vinacomin nhằm chia sẻ khó khăn với các hộ kinh doanh lớn trong nước như xi măng, giấy, hóa chất, phân bón…. qua đó, thể hiện vai trò, trách nhiệm cộng đồng xã hội của Vinacomin.
Mới đây, Tập đoàn đã ban hành công văn số 2016/Vinacomin-TTN, yêu cầu các đơn vị cần tăng cường nắm bắt thị trường do đơn vị mình phụ trách để đăng ký mua than của Tập đoàn cho phù hợp với khối lượng, chủng loại. Trên cơ sở đó, Tập đoàn sẽ cân đối và thực hiện điều hành kế hoạch theo tháng.
Cũng theo công văn 2016, kế hoạch điều độ tiêu thụ hàng tháng phải được lập trên cơ sở nhu cầu của khách hàng về khối lượng, chủng loại than và khả năng thực hiện ở mức cao nhất. Trong tháng, khi có nhu cầu phát sinh từ khách hàng hoặc có sự bất bình hành về nguồn hàng cần kịp thời bổ sung ngay, không để xảy ra tình trạng khách hàng có nhu cầu nhận than nhưng phải chờ đợi chỉ tiêu.
Tinh thần chung của cuộc họp điều hành công tác tiêu thụ Tập đoàn tổ chức vừa qua là tất cả các bộ phận liên quan, từ sàng tuyển, kho vận đến các đơn vị kinh doanh than phải tăng cường công tác phối kết hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung. Theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Văn Biên, về lâu dài, nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế quốc dân là rất lớn. Nhưng trước mắt, chúng ta cần phát huy tinh thần “đồng tâm” vượt qua khó khăn này, cùng nhau sát cánh để duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho thợ mỏ.
Đối với công tác giao than đầu nguồn, Tập đoàn sẽ siết chặt quản lý than đầu nguồn; yêu cầu các công ty kho vận lập kế hoạch chuẩn bị chân hàng từng ngày, từng tuần và có thông báo cụ thể cho khách hàng. Để tăng hiệu quả phối hợp, các công ty kho vận, các công ty tuyển than đảm bảo giải quyết các thủ tục giao nhận hàng đúng chủng loại, khối lượng; đúng quy trình; tổ chức rót than một cách nhanh chóng, không sách nhiễu. Các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình giao nhận than đầu nguồn; thực hiện giám định chất lượng, khối lượng, ngăn ngừa gian lận thương mại theo đúng quy định của Tập đoàn. Để cụ thể hơn, các công ty kho vận có thể lập bảng kê theo dõi chi tiết cho mỗi khách hàng từng tuần và báo cáo về Tập đoàn để theo dõi và điều hành chung.
Với công tác bán than tại cuối nguồn, việc giao than cho các hộ được tiến hành kịp thời tùy theo nhu cầu và tiến độ thanh toán của khách hàng, kể cả khối lượng đăng ký bổ sung. Tập đoàn chỉ đạo 6 đơn vị kinh doanh than cuối nguồn rà soát lại giá bán, xây dựng biện pháp giao than hợp lý, tiết giảm chi phí bán hàng để giảm giá cho khách hàng; đồng thời tăng cường tiếp thị, áp dụng các cơ chế linh hoạt để duy trì khách hàng truyền thống và tìm kiếm đối tác mới.
Tạo cơ chế khuyến khích
Trung tuần tháng 4 vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn đã đi khảo sát và làm việc với các đơn vị làm kinh doanh than trong Tập đoàn. Sau khi lắng nghe ý kiến từ cơ sở về những vướng mắc trong công tác tiêu thụ, Tập đoàn đã có điều chỉnh cơ chế khuyến khích để tạo thêm điều kiện thuận lợi và tạo thêm động lực để các đơn vị này phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể là, Tập đoàn điều chỉnh đơn giá chi phí bán than cho các đơn vị từ 1/4/2012; điều chỉnh thời gian hạn mức thanh toán tiền cho Tập đoàn của các đơn vị kinh doanh than cuối nguồn, ở miền Bắc từ 7 lên 10 ngày, miền Trung 13 ngày và miền Nam 15; điều chỉnh cách tính độ tro khô giao nhận trong khung TCVN và TCCS đảm bảo ở mức trung bình, riêng đối với than cục, không cộng thêm khối lượng khi độ ẩm của than thấp hơn độ ẩm trung bình theo TCVN và TCCS.
Cùng với đó, Tập đoàn ban hành cơ chế khuyến khích bổ sung theo công văn số 2016. Theo đó, đơn vị nào hoàn thành vượt mức kế hoạch Quý II – đạt từ 27%- sẽ được hưởng chính sách ưu đãi. Tập đoàn cũng sẽ thưởng cho giám đốc các đơn vị hoàn thành vượt mức 52% KH 6 tháng đầu năm.
Những giải pháp quyết liệt, đồng bộ của Tập đoàn, đã và đang được các đơn vị làm tiêu thụ trong Tập đoàn nhanh chóng triển khai tại đơn vị và khu vực thị trường mình quản lý. Theo ghi nhận của Ban Thị trường Than nội địa, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực hơn, cho thấy những giải pháp của Tập đoàn đề ra là kịp thời, đúng hướng.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tap-trung-cao-nhat-cho-cong-tac-tieu-thu-la-dam-bao-viec-lam-va-thu-nhap-cho-tho-mo-1603.htm” button=”Theo vinacomin”]