Đầu tháng 5, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã đến thăm và làm việc với công nhân, cán bộ Ngành Than tại Quảng Ninh. Chuyến thăm của Chủ tịch nước diễn ra đúng dịp “Tháng Công nhân 2012”, đã thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp công nhân Mỏ – cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam. “Tháng công nhân – Chủ tịch nước về với thợ mỏ” là sự kiện nổi bật nhất Tạp chí kỳ này. Ngoài ra chuyên mục Tin tức – Sự kiện
Trên trang 8, chuyên mục Tiêu điểm kỳ này, tác giả Hồng Minh có bài viết Tập trung cao nhất cho công tác tiêu thụ là đảm bảo việc làm và thu nhập cho thợ mỏ. Do nhiều nguyên nhân khách quan từ ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế nên nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung, than nói riêng giảm. Kế hoạch tiêu thụ than trong quý I của Tập đoàn chưa hoàn thành. Để 6 tháng đầu năm hoàn thành mục tiêu 50% kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra cho quý II là rất căng. Trước tình hình đó, Tập đoàn đã kịp thời có biện pháp chỉ đạo điều hành sản xuất nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ trong thời gian tới. Theo sát diễn biến thị trường, linh hoạt các giải pháp điều hành và tạo cơ chế khuyến khích là những giải pháp quyết liệt, đồng bộ đã và đang được các đơn vị làm tiêu thụ trong Tập đoàn triển khai và có những chuyển biến tích cực.
Tạp chí TKV đã có cuộc khảo sát ở hầu hết các đơn vị sản xuất than hầm lò để tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân khiến thợ lò bỏ việc. Và kết quả cho thấy, hầu hết số thợ lò bỏ việc là công nhân mới vào nghề, những người lười lao động và dính đến các tệ nạn xã hội. Đừng tin “Văn” của thợ lò bỏ việc! chuyên mục Chuyện kỳ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn điều đó.
Tiết giảm chi phí bằng cách tăng lương, thoạt nghe có vẻ phi lý. Nhưng tìm hiểu mới biết đó là một trong những cách làm hợp lý để tiết giảm chi phí của Tổng Công ty Khoáng sản vì yếu tố nhân lực luôn được Ban lãnh đạo Tổng Công ty xác định là một trong những nhân tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững của đơn vị. Ngoài ra, chuyên mục Kinh tế kỳ này, Tạp chí cũng giới thiệu tới bạn đọc những cách làm hay để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị như Than Quang Hanh, Khách sạn Heritage Hạ Long…
Trao đổi về vấn đề “Tầm vóc và sự phát triển của Công ty than Hòn Gai đang phụ thuộc vào các yếu tố nào và yếu tố nào là quan trọng nhất?”, ông Phạm Hồng Long, Giám đốc Công ty bình luận: “Có 4 yếu tố được xem là nguồn lực chính: con người; tài nguyên; tài chính và nguồn lực thứ tư bao gồm: truyền thống, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, vị trí địa lý và quan hệ cộng đồng. Trong 4 yếu tố trên, nguồn lực thứ tư tưởng chừng như mỏng manh nhưng có sức gắn kết cộng đồng mạnh mẽ, bền vững nhất. Đó vừa là gương mặt, vừa là sức mạnh bảo đảm cho doanh nghiệp luôn giữ được thăng bằng trong mỗi bước phát triển”. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu mà Công ty than Hòn Gai đã lựa chọn và không ngừng vun đắp nhiều năm qua. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty than Hòn Gai: Sức mạnh của “Nguồn lực thứ tư” của tác giả Ngô Mai Phong – bài trong chuyên mục Thương hiệu Vinacomin. Chuyên nghiệp hóa chất lượng phục vụ, Đơn vị nhỏ ở vùng biên, 790 chuyển mình đi lên… cũng là những bài viết tiêu biểu trong chuyên mục này.
Trên tầng than… vẽ trái tim người thợ là những trải nghiệm mới vừa lạ lẫm vừa thú vị của CTV Hà Vân khi lần đầu đến với vùng mỏ. Cô đã chọn khai trường Cao Sơn để làm chốn “thăng hoa” cảm xúc cho ngòi bút mới “bén duyên” với nghề mỏ của mình. Thu vào tầm mắt của cô, không phải là sự choáng ngợp của cảnh vật nơi đây mà là sự cần mẫn lao động, sự dung dị, đời thường của những người thợ mỏ mới thực làm nên một ngọn núi hùng vĩ…
Chuyên mục Đời sống – Xã hội với chùm bài viết “Mỏ hầm lò trên cạn”, “Chuyện nhỏ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, “Nỗi niềm thợ lò xa quê”, “Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm: Khó khăn đưa nghề mới lên bản”… là những bài viết hay, xúc tích, phản ánh nhiều sắc thái khác nhau trong đời sống xã hội của các đơn vị thành viên Vinacomin.
Hiện Vinacomin có 90 đơn vị thành viên với trên 137 nghìn lao động, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong đó, khối sản xuất than hầm lò làm những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm; nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn ở mức cao so với nhiều ngành công nghiệp khác. Xây dựng văn hóa an toàn là nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu đối với các đơn vị. Bàn về xây dựng văn hóa an toàn – Bài trong chuyên mục An toàn Môi trường.
Ngoài ra, Tạp chí kỳ này còn nhiều chuyên mục, bài viết hấp dẫn khác. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tap-chi-tkv-so-92012-ngay-105-1601.htm” button=”Theo vinacomin”]