Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đang ở giai đoạn khó khăn, bên cạnh chính sách điều tiết của Chính phủ, tự thân các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động linh hoạt để ứng phó với khó khăn, đặc biệt là tăng cường tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các khoản mục chi phí và việc quản lý, khoán chi phí của Công ty TNHH MTV Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam (CMF) có sự khác biệ
Căn cứ Kế hoạch phối hợp kinh doanh (PHKD) ký với Tập đoàn, ngay từ đầu năm, Công ty đã quán triệt chỉ đạo và giao nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch cho các Phòng, Chi nhánh trực thuộc để thực hiện như: Chỉ tiêu về hoạt động tín dụng, chỉ tiêu về huy động vốn, chỉ tiêu đầu tư, chỉ tiêu về kinh doanh vốn, ngoại tệ…; giao khoán một phần chi phí quản lý cho Chi nhánh Quảng Ninh nhằm kiểm soát chi phí quản lý. Các Phòng, Chi nhánh được giao kế hoạch tiếp tục giao các chỉ tiêu phấn đấu đến từng cán bộ trong đơn vị.
Nhằm kiểm soát và điều hành chi phí kinh doanh theo kế hoạch, CMF đã thực hiện triệt để các biện pháp như: Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị nhằm đôn đốc kịp thời và tháo gỡ khó khăn; thực hiện điều chỉnh linh hoạt các hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn… theo diễn biến thị trường vừa đảm bảo thanh khoản vừa tối đa hiệu quả kinh doanh; xây dựng, bổ sung các định mức chi phí kinh doanh trong nội bộ; thực quản lý, giám sát, phân tích và đánh giá chi phí kinh doanh gắn với hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, các khoản mục chi phí quản lý của Công ty được kiểm soát tốt theo đúng định mức và quy định của pháp luật, đặc biệt là chi phí nhiên liệu, chi tiếp khách, hội nghị, công tác phí… không để bội chi. Ngoài ra, hàng quý và cuối năm, Công ty đều thực hiện đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các đơn vị, xác định mức độ hoàn thành làm cơ sở để thực hiện phân phối thu nhập. Đồng thời, để động viên và khuyến khích kịp thời các cá nhân, tập thể trong thực hiện kế hoạch, Công ty kịp thời khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích, đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh chung của Công ty.
Các biện pháp để thực hiện Kế hoạch PHKD 2012
Một vị lãnh đạo của Công ty cho biết, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện thắt chặt tiền tệ, hoạt động của Công ty sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch PHKD 2012 do Tập đoàn giao, Công ty đã triển khai một số biện pháp: Quán triệt thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước theo Chỉ thị số 01 (rà soát lại kế hoạch kinh doanh năm 2012, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ trọng tín dụng không khuyến khích, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro, đảm bảo thanh khoản… và các quy định về trần lãi suất huy động vốn, hoạt động mua, bán ngoại tệ); chuyển hướng kinh doanh từ “Bán buôn” sang “Bán buôn kết hợp với bán lẻ”; thực hiện cơ cấu các sản phẩm, dịch vụ (phát triển dịch vụ thu xếp vốn cho các dự án của các đơn vị thành viên theo chỉ đạo và hướng dẫn của Tập đoàn, các dịch vụ tài chính và công cụ phái sinh…), triển khai hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng ở mức hợp lý phù hợp với cơ cấu vốn và tình hình thị trường. Song song đó, Công ty cũng gấp rút hoàn thiện các quy định, quy chế và các văn bản quản trị kinh doanh khác phù hợp và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành; xây dựng kế hoạch kinh doanh giao cho các Phòng, Chi nhánh và phương án khoán kinh doanh toàn diện; hoàn thiện cơ chế giao khoán kinh doanh gắn với phân phối thu nhập đảm bảo công bằng và khuyến khích tăng năng suất lao động; tăng cường hoạt động quản trị rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay hạn chế rủi ro tín dụng, công tác quản lý tài sản nợ – tài sản có đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Những khó khăn khách quan do suy thoái kinh tế là “điều kiện” để doanh nghiệp trong nước nói chung và CMF nói riêng nhìn nhận lại sức mạnh thực sự của mình, là cơ hội cho các doanh nghiệp tổ chức lại cơ cấu hoạt động và cách thức quản lý. Với những giải pháp linh hoạt trong điều hành và những tiết giảm chi phí hợp lý, không có lí do gì để không tin CMF sẽ vượt qua được thời điểm này và sẽ mạnh mẽ hơn, dày dạn hơn trong nền kinh tế hội nhập. Trong bối cảnh lạm phát còn cao, lãi suất chưa thể giảm thì việc tăng cường quản trị tài chính, trước hết quản trị chi phí giá thành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là giải pháp căn cơ lâu dài.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tai-chinh-cung-phai-tiet-kiem-2020.htm” button=”Theo vinacomin”]