Trời nắng nóng đã mấy hôm. Nhưng hôm chúng tôi chọn ngày đi lò Mạo Khê lại lất phất mấy hạt mưa. Thời tiết dịu hẳn. Chủ tịch Công đoàn Công ty than Mạo Khê Phạm Đình Hương vui vẻ: Anh em chọn ngày đẹp trời, chứ mấy hôm trước, khu mỏ hầm hập, không khí lao động trong những lúc giao ca đông người lại càng tăng thêm cái nóng…
Do có chương trình đi tìm hiểu thực tế trong lò, lãnh đạo Công ty yêu cầu phải có mặt tại Công ty thật sớm, đúng 6h30 vì thời điểm đó, công nhân cũng bắt đầu vào ca lao động của một ngày mới. Ông Lương Xuân Sớm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Công ty nói: “Nhà báo muốn tìm hiểu thật sâu về đời sống thợ mỏ thì phải đi với thợ lò ngay từ đầu ca. Đó cũng là mong muốn của chúng tôi”. Ông quả là người am hiểu về nghề của cánh báo chí.
Hôm nay, đoàn chúng tôi vinh dự được hai thủ lĩnh chính trị của Công ty “tháp tùng” đi lò. Ông Lương Xuân Sớm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy và ông Phạm Đình Hương, Chủ tịch Công đoàn Công ty. Cũng bởi, hôm nay, có cả đoàn lãnh đạo Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Hán, Phó Chủ tịch đến thăm và tặng quà công nhân tiêu biểu ngay tại công trường. Chúng tôi hồ hởi dậy từ sớm. Thế mà dềnh dàng cũng quá vài phút hẹn. Xe ô tô của ông Sớm và ông Hương đã chờ ngay tại văn phòng. “Ta đi luôn vì thời điểm này, anh em công nhân cũng đã ăn công nghiệp xong và đang nhật lệnh giao ca để bước vào ca một…” ông Hương nói.
Trên con đường lất phất mưa của phố mỏ Mạo Khê, cái gạt nước loang loáng nhưng không che hết được các công trình do Công ty than Mạo Khê xây dựng dọc theo tuyến phố dài chừng hơn một cây số. Từ nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao, nhà khách, khu công viên thợ mỏ, khu bể bơi, khu tập thể, rồi khu trung tâm y tế v.v. xen kẽ là những dãy nhà đẹp mắt. Dọc đường, hàng quán san sát chẳng thiếu một thứ gì. Từ sáng sớm, người dân đã họp tấp nập. Tôi thấy, đa phần trong số họ đều mặc những bộ quần áo công nhân, trông dáng vẻ vội vã như vừa tan ca đêm. Ai cũng chùm khăn kín mít. Ông Hương cho biết, gọi là phố mỏ vì ở đây đa phần là công nhân mỏ. Hầu như toàn bộ các dãy phố này đều là những gia đình có hai đến ba thế hệ cũng làm mỏ Mạo Khê. Họ đã gắn bó với nghề, với vùng đất này như máu thịt của mình. Nghe ông Hương nói làm tôi nhớ bức ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh Mạnh Hùng chụp cụ Vũ Đức Lệ, thợ mỏ Mạo Khê 103 tuổi. Bức ảnh mang tên “Thợ mỏ bách niên giai lão” đã đoạt giải cao trong liên hoan ảnh nghệ thuật toàn quốc và đưa tên tuổi của nghệ sỹ nhiếp ảnh Mạnh Hùng lên tốp đầu trong số các nghệ sỹ chụp ảnh về thợ mỏ.
Điểm đầu tiên chúng tôi đến là nhà nhật lệnh sản xuất của Phân xưởng Khai thác 7 do Quản đốc Nguyễn Văn Vĩnh chỉ huy gần 200 lao động, chủ yếu là thợ lò. Vĩnh trẻ trung và thư sinh, giọng nói nhỏ nhẹ. Điệu cười tươi để lộ hàm răng đều và trắng. Để chúng tôi hiểu thêm về đơn vị và người quản đốc trẻ tuổi này, ông Lương Xuân Sớm cho biết, đây là phân xưởng khai thác tiêu biểu trong sản xuất, là một tập thể đã vượt qua nhiều khó khăn, từ một đơn vị trì trệ trong sản xuất đã vươn lên tốp đầu về sản lượng và đảm bảo an toàn. Qua đây, ông cũng khẳng định một điều, công tác cán bộ là cái gốc của mọi thành công. Trước đây, Quản đốc Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách Phân xưởng Khai thác 3. Khi đó Khai thác 3 là cánh chim đầu đàn về sản lượng và đảm bảo an toàn lao động, tập thể đoàn kết. Trong khi ở thời điểm đó, Khai thác 7 lại là đơn vị “đì đẹt”, sản lượng thấp, công nhân mất đoàn kết… Chúng tôi đã điều chuyển Quản đốc Vĩnh sang đây. Và chỉ sau đó chưa đầy một năm, Khai thác 7 đã vươn lên vị trí dẫn đầu… “Nhưng thôi ta đi thay quần áo bảo hộ luôn không lại muộn. Vừa đi, chúng ta vừa trao đổi thông tin. Thợ mỏ là không bao giờ lỡ hẹn…” – ông Sớm nói với cử chỉ vội vàng.
Tại khu thay quần áo bảo hộ đi lò, từng tốp thợ vừa tan ca nói cười vui vẻ. Mặt mũi ai cũng nhuốm một màu than, để lộ ra hàm răng trắng. Nhiều người cởi trần và trên người cũng có một màu than. Nhìn những tốp thợ lò này, chúng tôi hiểu rằng, đêm qua, trong khi mọi người chìm trong giấc ngủ thì họ, những người thợ đã vật lộn với những đường lò, đánh thức những tấn than ẩn sâu dưới lòng đất để cho dòng than tuôn đều. Vất vả nhưng ai cũng vui vẻ với công việc của mình.
Chúng tôi được mặc trên mình màu áo thợ. Mỗi người phải đeo một chiếc đèn trên mũ. Đây được coi là vật chỉ đường không thể thiếu khi đi lò. Ngoài ra, mỗi người cũng được trang bị thêm một bình tự cứu cá nhân, khi có bất trắc, đó là nguồn ô xi là vật dự phòng để chúng tôi có thể thở trước khi thoát ra ngoài. Xe đưa ra đến cửa lò tại mặt bằng +32. Trước khi vào lò, người gác cửa lò yêu cầu chúng tôi để tất cả các vật phát lửa ở ngoài. Tôi nhìn thấy một khẩu hiệu lớn đặt ngay tại cửa lò: “Bạn nên nhớ rằng, mỏ Mạo Khê là mỏ siêu hạng về khí nổ”. Khẩu hiệu làm chúng tôi ai cũng xem lại túi áo của mình xem có còn quên gì không. Và nó cũng làm chúng tôi nhớ lại một tai nạn lớn vào năm 1999 ập xuống những người thợ mỏ Mạo Khê trong một vụ nổ khí làm cho 19 thợ mỏ không thể trở về nhà. Nó như một bài học lớn không chỉ cho những người thợ mỏ Mạo Khê mà còn cho tất cả những ai khi bước chân vào lò.
Cửa lò mở ra, chúng tôi bước vào. Ánh sáng tối dần. Và giờ đây ngọn đèn trên mũ trở thành vật dụng duy nhất giúp chúng tôi có thể nhìn đường. Đường lò Mạo Khê sạch sẽ và gọn gàng, dài hun hút hàng mấy cây số dưới lòng đất. Chúng tôi đi từ xuyên vỉa này sang xuyên vỉa khác, rồi đến đường lò vận chuyển. Cứ mỗi vỉa than lại có một ngã ba rẽ sang các đường lò vận chuyển dọc vỉa. Nơi đó lại dẫn tới một lò chợ khai thác than. Tại các đường lò, một tuyến băng tải được thiết kế treo áp sát hông lò. Hệ thống băng tải treo này cũng giúp giảm chi phí nhiều hơn so với các hệ thống băng tải cũ trước đây. Quản đốc Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, hiện nay, Phân xưởng Khai thác 7 được giao nhiệm vụ khai thác tại vỉa 10CB tầng +32 lên +94, trong 5 tháng đầu năm nay, Phân xưởng đã khai thác được 65 ngàn tấn than nguyên khai vượt kế hoạch 6%; đào 165 mét lò. Thu nhập bình quân của 185 công nhân, cán bộ đạt gần 13 triệu đồng/người/tháng. Tiến sâu vào vị trí dọc vỉa và lò chợ vỉa 10 do Phân xưởng Khai thác 7 đang làm việc, không khí trở nên nóng hơn. Hệ thống cửa điều tiết gió tại các ngã ba như một ma trận, khiến tôi không thể hình dung nổi hướng gió. Vĩnh cho biết, do hệ thống đường lò dày đặc, nếu có các cửa điều tiết gió thì tại vị trí có nhiều công nhân làm việc như lò chợ sẽ thiếu gió sạch. Cả Công ty có trạm quạt gió chính cho cả mỏ. Tuy nhiên, nhiều vị trí vẫn cần phải bố trí thêm các quạt thông gió cục bộ bổ sung. Từng tốp công nhân vừa làm việc, vừa nói cười râm ran. Tiếng quạt gió, tiếng băng tải và máy móc hoạt động ầm ào. Tất cả như tạo nên một bản nhạc giao hưởng sống động nhất về công việc của những người thợ mỏ.
Đi đã mấy ki lô mét đường lò, mồ hôi chúng tôi túa ra làm cay cả mắt. Và khổ nhất là chiếc kính cũng như máy ảnh của tôi luôn bị mờ vì hơi nước quá nhiều. Tuy nhiên, không khí nhộn nhịp của khai trường sản xuất như làm chúng tôi quên đi nỗi mệt nhọc.
Trong số các đơn vị khai thác than hầm lò, Công ty than Mạo Khê là đơn vị có truyền thống lâu năm. Sau bao nhiêu năm khôi phục và phát triển, Mạo Khê đã trải qua nhiều thăng trầm, vui có, buồn có của các thế hệ làm mỏ. Nhưng dưới bàn tay của những người thợ mỏ chân thành, thật thà ngay thẳng, giàu truyền thống, những dòng than đang tuôn chảy ngày đêm. Mạo Khê đang bừng lên sức sống của những người làm chủ cuộc đời.
Hôm nay, đoàn chúng tôi vinh dự được hai thủ lĩnh chính trị của Công ty “tháp tùng” đi lò. Ông Lương Xuân Sớm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy và ông Phạm Đình Hương, Chủ tịch Công đoàn Công ty. Cũng bởi, hôm nay, có cả đoàn lãnh đạo Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Hán, Phó Chủ tịch đến thăm và tặng quà công nhân tiêu biểu ngay tại công trường. Chúng tôi hồ hởi dậy từ sớm. Thế mà dềnh dàng cũng quá vài phút hẹn. Xe ô tô của ông Sớm và ông Hương đã chờ ngay tại văn phòng. “Ta đi luôn vì thời điểm này, anh em công nhân cũng đã ăn công nghiệp xong và đang nhật lệnh giao ca để bước vào ca một…” ông Hương nói.
Trên con đường lất phất mưa của phố mỏ Mạo Khê, cái gạt nước loang loáng nhưng không che hết được các công trình do Công ty than Mạo Khê xây dựng dọc theo tuyến phố dài chừng hơn một cây số. Từ nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao, nhà khách, khu công viên thợ mỏ, khu bể bơi, khu tập thể, rồi khu trung tâm y tế v.v. xen kẽ là những dãy nhà đẹp mắt. Dọc đường, hàng quán san sát chẳng thiếu một thứ gì. Từ sáng sớm, người dân đã họp tấp nập. Tôi thấy, đa phần trong số họ đều mặc những bộ quần áo công nhân, trông dáng vẻ vội vã như vừa tan ca đêm. Ai cũng chùm khăn kín mít. Ông Hương cho biết, gọi là phố mỏ vì ở đây đa phần là công nhân mỏ. Hầu như toàn bộ các dãy phố này đều là những gia đình có hai đến ba thế hệ cũng làm mỏ Mạo Khê. Họ đã gắn bó với nghề, với vùng đất này như máu thịt của mình. Nghe ông Hương nói làm tôi nhớ bức ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh Mạnh Hùng chụp cụ Vũ Đức Lệ, thợ mỏ Mạo Khê 103 tuổi. Bức ảnh mang tên “Thợ mỏ bách niên giai lão” đã đoạt giải cao trong liên hoan ảnh nghệ thuật toàn quốc và đưa tên tuổi của nghệ sỹ nhiếp ảnh Mạnh Hùng lên tốp đầu trong số các nghệ sỹ chụp ảnh về thợ mỏ.
Điểm đầu tiên chúng tôi đến là nhà nhật lệnh sản xuất của Phân xưởng Khai thác 7 do Quản đốc Nguyễn Văn Vĩnh chỉ huy gần 200 lao động, chủ yếu là thợ lò. Vĩnh trẻ trung và thư sinh, giọng nói nhỏ nhẹ. Điệu cười tươi để lộ hàm răng đều và trắng. Để chúng tôi hiểu thêm về đơn vị và người quản đốc trẻ tuổi này, ông Lương Xuân Sớm cho biết, đây là phân xưởng khai thác tiêu biểu trong sản xuất, là một tập thể đã vượt qua nhiều khó khăn, từ một đơn vị trì trệ trong sản xuất đã vươn lên tốp đầu về sản lượng và đảm bảo an toàn. Qua đây, ông cũng khẳng định một điều, công tác cán bộ là cái gốc của mọi thành công. Trước đây, Quản đốc Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách Phân xưởng Khai thác 3. Khi đó Khai thác 3 là cánh chim đầu đàn về sản lượng và đảm bảo an toàn lao động, tập thể đoàn kết. Trong khi ở thời điểm đó, Khai thác 7 lại là đơn vị “đì đẹt”, sản lượng thấp, công nhân mất đoàn kết… Chúng tôi đã điều chuyển Quản đốc Vĩnh sang đây. Và chỉ sau đó chưa đầy một năm, Khai thác 7 đã vươn lên vị trí dẫn đầu… “Nhưng thôi ta đi thay quần áo bảo hộ luôn không lại muộn. Vừa đi, chúng ta vừa trao đổi thông tin. Thợ mỏ là không bao giờ lỡ hẹn…” – ông Sớm nói với cử chỉ vội vàng.
Tại khu thay quần áo bảo hộ đi lò, từng tốp thợ vừa tan ca nói cười vui vẻ. Mặt mũi ai cũng nhuốm một màu than, để lộ ra hàm răng trắng. Nhiều người cởi trần và trên người cũng có một màu than. Nhìn những tốp thợ lò này, chúng tôi hiểu rằng, đêm qua, trong khi mọi người chìm trong giấc ngủ thì họ, những người thợ đã vật lộn với những đường lò, đánh thức những tấn than ẩn sâu dưới lòng đất để cho dòng than tuôn đều. Vất vả nhưng ai cũng vui vẻ với công việc của mình.
Chúng tôi được mặc trên mình màu áo thợ. Mỗi người phải đeo một chiếc đèn trên mũ. Đây được coi là vật chỉ đường không thể thiếu khi đi lò. Ngoài ra, mỗi người cũng được trang bị thêm một bình tự cứu cá nhân, khi có bất trắc, đó là nguồn ô xi là vật dự phòng để chúng tôi có thể thở trước khi thoát ra ngoài. Xe đưa ra đến cửa lò tại mặt bằng +32. Trước khi vào lò, người gác cửa lò yêu cầu chúng tôi để tất cả các vật phát lửa ở ngoài. Tôi nhìn thấy một khẩu hiệu lớn đặt ngay tại cửa lò: “Bạn nên nhớ rằng, mỏ Mạo Khê là mỏ siêu hạng về khí nổ”. Khẩu hiệu làm chúng tôi ai cũng xem lại túi áo của mình xem có còn quên gì không. Và nó cũng làm chúng tôi nhớ lại một tai nạn lớn vào năm 1999 ập xuống những người thợ mỏ Mạo Khê trong một vụ nổ khí làm cho 19 thợ mỏ không thể trở về nhà. Nó như một bài học lớn không chỉ cho những người thợ mỏ Mạo Khê mà còn cho tất cả những ai khi bước chân vào lò.
Cửa lò mở ra, chúng tôi bước vào. Ánh sáng tối dần. Và giờ đây ngọn đèn trên mũ trở thành vật dụng duy nhất giúp chúng tôi có thể nhìn đường. Đường lò Mạo Khê sạch sẽ và gọn gàng, dài hun hút hàng mấy cây số dưới lòng đất. Chúng tôi đi từ xuyên vỉa này sang xuyên vỉa khác, rồi đến đường lò vận chuyển. Cứ mỗi vỉa than lại có một ngã ba rẽ sang các đường lò vận chuyển dọc vỉa. Nơi đó lại dẫn tới một lò chợ khai thác than. Tại các đường lò, một tuyến băng tải được thiết kế treo áp sát hông lò. Hệ thống băng tải treo này cũng giúp giảm chi phí nhiều hơn so với các hệ thống băng tải cũ trước đây. Quản đốc Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, hiện nay, Phân xưởng Khai thác 7 được giao nhiệm vụ khai thác tại vỉa 10CB tầng +32 lên +94, trong 5 tháng đầu năm nay, Phân xưởng đã khai thác được 65 ngàn tấn than nguyên khai vượt kế hoạch 6%; đào 165 mét lò. Thu nhập bình quân của 185 công nhân, cán bộ đạt gần 13 triệu đồng/người/tháng. Tiến sâu vào vị trí dọc vỉa và lò chợ vỉa 10 do Phân xưởng Khai thác 7 đang làm việc, không khí trở nên nóng hơn. Hệ thống cửa điều tiết gió tại các ngã ba như một ma trận, khiến tôi không thể hình dung nổi hướng gió. Vĩnh cho biết, do hệ thống đường lò dày đặc, nếu có các cửa điều tiết gió thì tại vị trí có nhiều công nhân làm việc như lò chợ sẽ thiếu gió sạch. Cả Công ty có trạm quạt gió chính cho cả mỏ. Tuy nhiên, nhiều vị trí vẫn cần phải bố trí thêm các quạt thông gió cục bộ bổ sung. Từng tốp công nhân vừa làm việc, vừa nói cười râm ran. Tiếng quạt gió, tiếng băng tải và máy móc hoạt động ầm ào. Tất cả như tạo nên một bản nhạc giao hưởng sống động nhất về công việc của những người thợ mỏ.
Đi đã mấy ki lô mét đường lò, mồ hôi chúng tôi túa ra làm cay cả mắt. Và khổ nhất là chiếc kính cũng như máy ảnh của tôi luôn bị mờ vì hơi nước quá nhiều. Tuy nhiên, không khí nhộn nhịp của khai trường sản xuất như làm chúng tôi quên đi nỗi mệt nhọc.
Trong số các đơn vị khai thác than hầm lò, Công ty than Mạo Khê là đơn vị có truyền thống lâu năm. Sau bao nhiêu năm khôi phục và phát triển, Mạo Khê đã trải qua nhiều thăng trầm, vui có, buồn có của các thế hệ làm mỏ. Nhưng dưới bàn tay của những người thợ mỏ chân thành, thật thà ngay thẳng, giàu truyền thống, những dòng than đang tuôn chảy ngày đêm. Mạo Khê đang bừng lên sức sống của những người làm chủ cuộc đời.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/suc-song-mao-khe-8427.htm” button=”Theo vinacomin”]