Theo Quyết định của Tập đoàn, Công ty Than Mạo Khê đã và đang triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng sản xuất mỏ công suất 1,6 triệu tấn/năm bằng công nghệ khai thác hầm lò từ lộ vỉa đến mức -150. Trên thực tế, sau khi kết thúc khai thác sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề về môi trường như các bãi thải được hình thành, thực vật khó phát triển tự nhiên, phát sinh bụi… Do đó, Công ty Than Mạo Khê, cùng nhóm tác giả thuộc Công ty CP tin học, công nghệ, môi trường (VITE) đã phối hợp chặt chẽ nghiên cứu
Dựa trên việc nghiên cứu, khảo sát điều kiện thực tế đồng thời căn cứ vào dự án điều chỉnh, mở rộng sản xuất Than Mạo Khê và báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt, mỏ được xác định là mỏ khai thác hầm lò có bãi thải đất đá không có nguy cơ tạo dòng thải axít. Vì vậy, các phương án cải tạo, phục hồi bãi thải của Công ty VITE sẽ được tính toán theo dạng mỏ lộ thiên không có nguy cơ tạo dòng thải axít.
Nhóm tác giả đưa ra hai phương án phục hồi môi trường khi kết thúc khai thác. Thứ nhất, giữ lại mặt bằng sân công nghiệp, các cửa lò cửa giếng, trạm quạt để phục vụ cho các giai đoạn mở rộng sản xuất tiếp theo, chỉ san gạt, cải tạo bãi thải, khai trường khai thác đã kết thúc, xây kè chắn chân bãi thải, trồng cây keo lá tràm trên mặt bằng, mặt tầng và trồng cỏ trên sườn tầng toàn bộ diện tích các bãi thải Tây mức +100, bãi thải khu Đông mức +85, bãi thải Lộ vỉa 1B, nạo vét hệ thống thoát nước trên mặt và cải tạo tuyến đường vận tải. Thứ hai, cải tạo mặt bằng sân công nghiệp, lấp các cửa lò, cửa giếng theo dự án đầu tư điều chỉnh và mở rộng sản xuất mỏ than Mạo Khê công suất 1,6 triệu tấn/năm, san gạt bãi thải, khai trường khai thác, xây kè chắn chân bãi thải, trồng cây keo lá tràm trên mặt bằng, mặt tầng và trồng cỏ trên sườn tầng toàn bộ diện tích các bãi thải Tây mức +100, bãi thải khu Đông mức +85, bãi thải Lộ vỉa 1B, nạo vét hệ thống thoát nước trên mặt và cải tạo tuyến đường vận tải. Từ 2 phương án trên, phân tích cho thấy phương án 1 có nhiều ưu việt hơn so với phương án 2 về hiệu quả kinh tế cho các giai đoạn mở mỏ tiếp theo và cải tạo, phục hồi môi trường. Do đó, hai bên đã thống nhất lựa chọn phương án 1 là phương án tối ưu nhất để tính toán.
Các công việc sẽ được thực hiện cụ thể như: trong cải tạo mặt bằng sân công nghiệp, sau khi kết thúc khai thác mỏ sẽ tiến hành công tác cải tạo, nâng cấp các công trình trên mặt bằng, đồng thời trồng cây xung quanh; cải tạo bãi thải Tây mức +100, cải tạo bãi thải khu Đông mức +85, cải tạo bãi thải lộ vỉa 1B, tuyến đường vận tải… triển khai các công việc san gạt, cắt tầng, ổn định bãi thải, trồng cây, xây dựng kè chân bãi thải.
Như vậy, có thể thấy dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án điều chỉnh, mở rộng sản xuất Than Mạo Khê công suất 1,6 triệu tấn/năm phù hợp với kế hoạch môi trường của Vinacomin và chủ trương chính sách bảo vệ môi trường của Nhà nước. Dự án mang lại hiệu quả về môi trường và kinh tế xã hội thể hiện ở các chỉ tiêu như cảnh quan môi trường được cải thiện, làm đẹp mỹ quan khu vực; thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân tại khu vực. Cùng với đó, sau khi thực hiện, dự án không chỉ dừng lại ở mục tiêu xử lý môi trường mà còn có khả năng thu hồi được nguồn vốn đầu tư từ việc thu hoạch gỗ cây Keo lá tràm. Song song với sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường cũng được lãnh đạo Công ty Than Mạo Khê đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển bền vững.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/phuong-an-toi-uu-trung-nhieu-dich-3162.htm” button=”Theo vinacomin”]