Hà Giang là mảnh đất có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Người Pà Thẻn, người Pù Péo hay người Lô Lô cùng chào đón Tết nguyên đán nhưng mỗi dân tộc lại có những nét phong tục độc đáo, khác biệt mang đậm màu sắc văn hóa bản địa.
Đóng cửa chặt cài then chắc đón thời khắc giao thời
Người Pà Thẻn ở Hà Giang có phong tục lạ thờ bát nước lã quanh năm trên bàn thờ tổ tiên của gia đình. Bát nước này được đậy kín không được để cho cạn khô. Trong năm chỉ vào cuối tháng 6 tức là giữa năm, gia chủ mới được phép mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết.
Vào đêm ba mươi Tết, trời tối như ống tre nút lá, nhà nhà cửa đóng, then cài. Cửa đi ra vào, cửa sổ, cửa trước cửa sau, cửa hậu, cửa nách, ô thoáng đều phải bịt, che kín. Sau khi đóng kín mọi ô cửa, gia chủ lấy bát nước trên bàn thờ xuống lau chùi, cọ rửa và thay nước mới. Lúc đó, nghi thức cúng giao thừa mới được bắt đầu. Cùng trong đêm giao thừa cửa đóng then cài đó, trong nhà thường bí mật nấu một nồi cháo gà để cả gia đình cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ mới làm lễ xin nước mới vào bát nước thờ. Việc làm này giữ bí mật trong nhà không lộ ra ngoài. Theo tín ngưỡng của bà con nếu lộ ra thì trong năm mới gia đình làm ăn vất vả, con cái ốm đau bệnh tật.
Sáng sớm mùng 1 Tết, người trong nhà xách súng kíp ở lách cửa phụ, cửa hậu ra sân bắn 3 phát. Dứt tiếng nổ, mọi người trong nhà mở toang các cửa để cùng vui đón năm mới. Lúc này, tục lệ giữ bí mật đêm giao thừa mới được cởi bỏ.
Bánh chưng đen cúng năm cũ, bánh chưng trắng cúng năm mới
Người Pù Péo miền rẻo cao Hà Giang có tục lệ đón năm mới rất lạ. Theo quan niệm của đồng bào, bánh chưng và nước suối là hai sản vật thiêng liêng, gần gũi không thể thiếu trong nghi thức đón Tết cổ truyền. Nghi thức đón Tết của người Pù Péo diễn ra trong ba ngày: 29, 30 và mùng một Tết, còn lại là những ngày xuân vui chơi thăm hỏi chúc tụng trong cộng đồng dòng họ.
Tối ngày 29 Tết, bà con Pù Péo gói bánh chưng đen cúng tiễn năm cũ. Vẫn là lá dong gạo nếp nhân đỗ nhưng gạo được nhuộm màu đen của nước lá cây rừng không độc hại, nhân bánh được làm bằng đậu đen hoặc vừng đen. Bánh chín trong đêm được cúng lễ tiễn năm cũ vào sáng sớm 30 Tết, lúc tinh mơ gà gáy – bà con tin rằng như vậy sẽ khép lại những đen đúa, rủi ro của năm cũ.
Đêm 30 Tết, bà con nô nức gói bánh chưng trắng gồm nếp trắng, nhân đậu xanh đãi vỏ vàng ươm hoặc nhân đậu trắng. Bánh được luộc trong đêm vớt ra lúc gà gáy sáng để cúng tổ tiên đón năm mới. Bà con tin rằng với bánh chưng trắng sẽ được tổ tiên mang lại cho họ điều may mắn phúc lộc của cả năm.
Đợi cho gà gáy sáng mới đón giao thừa
Người Lô Lô ở miền biên giới Hà Giang có một phong tục lạ là trong đêm 30 Tết chờ cho tiếng gà gáy sáng đầu tiên trong bản cất lên lúc ấy cả cộng đồng mới thực sự tưng bừng đón phút giao thừa.
Quan niệm của người Lô Lô ngày 30 Tết là quan trọng nhất. Nhà nhà quét dọn tống khứ rác rưởi ra xa nhà, xa làng bản nhằm xua đuổi rủi ro, uế tạp. Buổi chiều, mọi người làm bữa cúng tất niên, cúng sức khỏe, hồn sống cho mọi thành viên gia đình. Trong lễ cúng này, đàn ông được cúng bằng gà mái còn đàn bà cúng bằng gà trống. Các công cụ sản xuất như cuốc, xẻng, dao rựa, cày bừa, chuồng trại đều được dán giấy quét màu vàng, màu bạc để cầu may và không được di chuyển động chạm tới trong ba ngày Tết.
Đêm giao thừa, cả cộng đồng Lô Lô giỏng tai, sốt ruột chờ đợi tiếng gà đầu tiên gáy sáng. Bất kể lúc nào dù sớm hay muộn, cứ hễ tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm giao thừa đó chính là thời khắc thiêng liêng đón Tết của bản. Lúc đó, chủ nhà thắp hương cúng năm mới, cử người gánh nước cầu may, cử người đánh thức các con vật nuôi dậy cùng người đón Tết.
Người Pà Thẻn ở Hà Giang có phong tục lạ thờ bát nước lã quanh năm trên bàn thờ tổ tiên của gia đình. Bát nước này được đậy kín không được để cho cạn khô. Trong năm chỉ vào cuối tháng 6 tức là giữa năm, gia chủ mới được phép mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết.
Vào đêm ba mươi Tết, trời tối như ống tre nút lá, nhà nhà cửa đóng, then cài. Cửa đi ra vào, cửa sổ, cửa trước cửa sau, cửa hậu, cửa nách, ô thoáng đều phải bịt, che kín. Sau khi đóng kín mọi ô cửa, gia chủ lấy bát nước trên bàn thờ xuống lau chùi, cọ rửa và thay nước mới. Lúc đó, nghi thức cúng giao thừa mới được bắt đầu. Cùng trong đêm giao thừa cửa đóng then cài đó, trong nhà thường bí mật nấu một nồi cháo gà để cả gia đình cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ mới làm lễ xin nước mới vào bát nước thờ. Việc làm này giữ bí mật trong nhà không lộ ra ngoài. Theo tín ngưỡng của bà con nếu lộ ra thì trong năm mới gia đình làm ăn vất vả, con cái ốm đau bệnh tật.
Sáng sớm mùng 1 Tết, người trong nhà xách súng kíp ở lách cửa phụ, cửa hậu ra sân bắn 3 phát. Dứt tiếng nổ, mọi người trong nhà mở toang các cửa để cùng vui đón năm mới. Lúc này, tục lệ giữ bí mật đêm giao thừa mới được cởi bỏ.
Bánh chưng đen cúng năm cũ, bánh chưng trắng cúng năm mới
Người Pù Péo miền rẻo cao Hà Giang có tục lệ đón năm mới rất lạ. Theo quan niệm của đồng bào, bánh chưng và nước suối là hai sản vật thiêng liêng, gần gũi không thể thiếu trong nghi thức đón Tết cổ truyền. Nghi thức đón Tết của người Pù Péo diễn ra trong ba ngày: 29, 30 và mùng một Tết, còn lại là những ngày xuân vui chơi thăm hỏi chúc tụng trong cộng đồng dòng họ.
Tối ngày 29 Tết, bà con Pù Péo gói bánh chưng đen cúng tiễn năm cũ. Vẫn là lá dong gạo nếp nhân đỗ nhưng gạo được nhuộm màu đen của nước lá cây rừng không độc hại, nhân bánh được làm bằng đậu đen hoặc vừng đen. Bánh chín trong đêm được cúng lễ tiễn năm cũ vào sáng sớm 30 Tết, lúc tinh mơ gà gáy – bà con tin rằng như vậy sẽ khép lại những đen đúa, rủi ro của năm cũ.
Đêm 30 Tết, bà con nô nức gói bánh chưng trắng gồm nếp trắng, nhân đậu xanh đãi vỏ vàng ươm hoặc nhân đậu trắng. Bánh được luộc trong đêm vớt ra lúc gà gáy sáng để cúng tổ tiên đón năm mới. Bà con tin rằng với bánh chưng trắng sẽ được tổ tiên mang lại cho họ điều may mắn phúc lộc của cả năm.
Đợi cho gà gáy sáng mới đón giao thừa
Người Lô Lô ở miền biên giới Hà Giang có một phong tục lạ là trong đêm 30 Tết chờ cho tiếng gà gáy sáng đầu tiên trong bản cất lên lúc ấy cả cộng đồng mới thực sự tưng bừng đón phút giao thừa.
Quan niệm của người Lô Lô ngày 30 Tết là quan trọng nhất. Nhà nhà quét dọn tống khứ rác rưởi ra xa nhà, xa làng bản nhằm xua đuổi rủi ro, uế tạp. Buổi chiều, mọi người làm bữa cúng tất niên, cúng sức khỏe, hồn sống cho mọi thành viên gia đình. Trong lễ cúng này, đàn ông được cúng bằng gà mái còn đàn bà cúng bằng gà trống. Các công cụ sản xuất như cuốc, xẻng, dao rựa, cày bừa, chuồng trại đều được dán giấy quét màu vàng, màu bạc để cầu may và không được di chuyển động chạm tới trong ba ngày Tết.
Đêm giao thừa, cả cộng đồng Lô Lô giỏng tai, sốt ruột chờ đợi tiếng gà đầu tiên gáy sáng. Bất kể lúc nào dù sớm hay muộn, cứ hễ tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm giao thừa đó chính là thời khắc thiêng liêng đón Tết của bản. Lúc đó, chủ nhà thắp hương cúng năm mới, cử người gánh nước cầu may, cử người đánh thức các con vật nuôi dậy cùng người đón Tết.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/phong-phu-nhung-phong-tuc-don-tet-la-cua-cac-dan-toc-o-ha-giang-897.htm” button=”Theo vinacomin”]