Tại Hội nghị tổng kết năm 2011 và triển khai nhiệm vụ 2012 của Tập đoàn Vinacomin, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã biểu dương những nỗ lực của Vinacomin trong năm 2011 và chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2012.
“Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh khó khăn về kinh tế của đất nước cũng như khu vực, nhưng trên 135 ngàn công nhân, cán bộ Tập đoàn Vinacomin đã nỗ lực cao độ vượt qua khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Sản xuất 47,8 triệu tấn than nguyên khai; 6,7 tỷ kWh điện; 55 ngàn tấn vật liệu nổ công nghiệp và nhiều sản phẩm cơ khí, khoáng sản có giá trị cao; đào 71 ngàn mét lò xây dựng cơ bản mới; tiêu thụ 44,5 triệu tấn than sạch; tổng doanh thu đạt 92 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận 7800 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt 7,5 triệu đồng/người/tháng. Đó là sự cố gắng lớn. Thay mặt Chính phủ, tôi xin biểu dương những kết quả mà các đồng chí đã đạt được trong điều kiện nền kinh tế thế giới cũng trong nước hết sức khó khăn. Kết quả này cùng với nhiều ngành nghề khác, dưới sự điều hành của Chính phủ đã góp phần đẩy lùi suy thoái kinh tế. Cả nước ta, với mức tăng trưởng GDP 5,89% (110 tỷ USD) là con số khá hơn nhiều nước trong khu vực. Trong đó, Vinacomin có lợi nhuận cao, bằng 30% vốn chủ sở hữu, chỉ đứng sau ngành dầu khí, đời sống người lao động được cải thiện. Đặc biệt, trong tình trạng thiếu điện, Vinacomin đã đóng góp cho đất nước 6,7 tỷ kWh. Điều đó thể hiện hướng đi đúng của Vinacomin trong lĩnh vực sản xuất điện. Đối với sản xuất than, vừa làm, các đồng chí cũng vừa tích cực triển khai các dự án khai thác than xuống sâu và đầu tư đổi mới công nghệ để không ngừng tăng sản lượng than, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tôi cho rằng, nếu không lo từ bây giờ thì trong tương lai đất nước sẽ thiếu nguồn năng lượng. Về an toàn lao động, mặc dù Vinacomin đưa ra tiêu chí số vụ sự cố tai nạn thấp hơn so với trên thế giới, nhưng các đồng chí vẫn chưa bằng lòng, chưa yên tâm. Trong năm, Vinacomin đã có nhiều giải pháp tích cực phòng ngừa tai nạn, trang bị hiện đại cho Trung tâm cấp cứu mỏ… Và năm 2011 là năm có số vụ sự cố, tai nạn thấp nhất 5 năm gần đây. Đó cũng là một quyết tâm cao trong việc đẩy lùi tai nạn, sự cố trong khai thác mỏ.
Năm 2012, Vinacomin tiếp tục đề ra nhiệm vụ tập trung thúc đẩy sản xuất phát triển trong các lĩnh vực chủ đạo là than, khoáng sản và điện lực, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ phù hợp; tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị phù hợp; tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới; đảm bảo tiến độ và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản… vì mục tiêu An toàn – Đổi mới – Tăng trưởng – Hiệu quả. Chỉ tiêu một số lĩnh vực kinh doanh chính như: than nguyên khai sản xuất 48,9 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2011; bóc xúc đất đá 286,78 triệu m3, tăng 7%; mét lò đào 396.853 m, tăng 5,5%; phát điện thương mại sản lượng 7,1 tỷ kWh; khoáng sản, ngoài các sản phẩm đã có, sẽ có thêm 300 ngàn tấn alumin của Công ty nhôm Lâm Đồng, 10 ngàn tấn ferro chrome của Công ty cromit Cổ Định (Thanh Hóa)… Phấn đấu toàn Tập đoàn tổng doanh thu đạt 96.300 tỷ đồng, tăng 3000 tỷ so với năm 2011 (trong đó doanh thu từ sản xuất than 67.233 tỷ đồng, khoáng sản 5.995 tỷ đồng, điện lực 5.345 tỷ đồng, cơ khí 2.757 tỷ đồng, vật liệu nổ công nghiệp 3.707 tỷ đồng và sản xuất kinh doanh khác 11.260 tỷ đồng); lợi nhuận 6.280 tỷ đồng.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 2012 và tạo đà cho những năm tiếp theo, tôi lưu ý Vinacomin cần tập trung thực hiện tốt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp theo Nghị quyết 01 của Chính phủ. Đặc biệt các doanh nghiệp trực thuộc cần tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, kể cả hợp tác với nước ngoài, chỉ tự làm những gì thực sự có hiệu quả. Về tài nguyên, các đồng chí cần tập trung dành vốn cho thăm dò nâng cao trữ lượng công nghiệp ở Quảng Ninh và đồng bằng Sông Hồng, đồng thời, đẩy nhanh các dự án xuống sâu để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tôi thấy, thời gian gần đây, Vinacomin có những khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lò, các đồng chí cần chú ý đến công tác đào tạo cán bộ, công nhân. Công tác đào tạo là nhiệm vụ quan trọng. Nguồn nhân lực trong nước dồi dào, nhưng chính Vinacomin cần đào tạo họ trở thành nhân lực của mình.
Đối với tỉnh Quảng Ninh, tôi đánh giá cao những đóng góp của ngành Than với quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Năm 2011, ngành Than đóng góp khoảng 25% GDP, 47% đầu tư xây dựng cơ bản toàn tỉnh. Nhiều công trình phúc lợi được xây dựng phục vụ cho công nhân và nhân dân trong tỉnh được ngành Than xây dựng khang trang. Tuy nhiên, vấn đề được dư luận quan tâm vẫn là việc quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngành Than và tỉnh đã phối hợp dẹp hàng ngàn lượt lò khai thác than trái phép (trung bình một ngày dẹp 2,5 lò than trái phép), nhưng tình trạng khai thác trái phép vẫn diễn ra. Để bảo vệ tài nguyên, không riêng gì Quảng Ninh, Vinacomin cần phối hợp tốt với các địa phương để chống khai thác khoáng sản trái phép. Đây là việc làm không chỉ của Vinacomin mà trách nhiệm của cả các cấp các ngành, các địa phương. Có 4 vấn đề cần quản lý chặt là khai thác, vận chuyển, bến bãi và tiêu thụ, trong đó việc vận chuyển là quan trọng, nếu kiểm soát tốt sẽ giảm được tình trạng khai thác than trái phép. Về quản lý Nhà nước, Chính phủ sẽ có chính sách đồng bộ về giá than, về chế tài đủ mạnh và sẽ có quy hoạch chi tiết cho ngành Than để tạo cơ chế quản lý phù hợp…”
Năm 2012, Vinacomin tiếp tục đề ra nhiệm vụ tập trung thúc đẩy sản xuất phát triển trong các lĩnh vực chủ đạo là than, khoáng sản và điện lực, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ phù hợp; tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị phù hợp; tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới; đảm bảo tiến độ và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản… vì mục tiêu An toàn – Đổi mới – Tăng trưởng – Hiệu quả. Chỉ tiêu một số lĩnh vực kinh doanh chính như: than nguyên khai sản xuất 48,9 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2011; bóc xúc đất đá 286,78 triệu m3, tăng 7%; mét lò đào 396.853 m, tăng 5,5%; phát điện thương mại sản lượng 7,1 tỷ kWh; khoáng sản, ngoài các sản phẩm đã có, sẽ có thêm 300 ngàn tấn alumin của Công ty nhôm Lâm Đồng, 10 ngàn tấn ferro chrome của Công ty cromit Cổ Định (Thanh Hóa)… Phấn đấu toàn Tập đoàn tổng doanh thu đạt 96.300 tỷ đồng, tăng 3000 tỷ so với năm 2011 (trong đó doanh thu từ sản xuất than 67.233 tỷ đồng, khoáng sản 5.995 tỷ đồng, điện lực 5.345 tỷ đồng, cơ khí 2.757 tỷ đồng, vật liệu nổ công nghiệp 3.707 tỷ đồng và sản xuất kinh doanh khác 11.260 tỷ đồng); lợi nhuận 6.280 tỷ đồng.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 2012 và tạo đà cho những năm tiếp theo, tôi lưu ý Vinacomin cần tập trung thực hiện tốt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp theo Nghị quyết 01 của Chính phủ. Đặc biệt các doanh nghiệp trực thuộc cần tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, kể cả hợp tác với nước ngoài, chỉ tự làm những gì thực sự có hiệu quả. Về tài nguyên, các đồng chí cần tập trung dành vốn cho thăm dò nâng cao trữ lượng công nghiệp ở Quảng Ninh và đồng bằng Sông Hồng, đồng thời, đẩy nhanh các dự án xuống sâu để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tôi thấy, thời gian gần đây, Vinacomin có những khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lò, các đồng chí cần chú ý đến công tác đào tạo cán bộ, công nhân. Công tác đào tạo là nhiệm vụ quan trọng. Nguồn nhân lực trong nước dồi dào, nhưng chính Vinacomin cần đào tạo họ trở thành nhân lực của mình.
Đối với tỉnh Quảng Ninh, tôi đánh giá cao những đóng góp của ngành Than với quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Năm 2011, ngành Than đóng góp khoảng 25% GDP, 47% đầu tư xây dựng cơ bản toàn tỉnh. Nhiều công trình phúc lợi được xây dựng phục vụ cho công nhân và nhân dân trong tỉnh được ngành Than xây dựng khang trang. Tuy nhiên, vấn đề được dư luận quan tâm vẫn là việc quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngành Than và tỉnh đã phối hợp dẹp hàng ngàn lượt lò khai thác than trái phép (trung bình một ngày dẹp 2,5 lò than trái phép), nhưng tình trạng khai thác trái phép vẫn diễn ra. Để bảo vệ tài nguyên, không riêng gì Quảng Ninh, Vinacomin cần phối hợp tốt với các địa phương để chống khai thác khoáng sản trái phép. Đây là việc làm không chỉ của Vinacomin mà trách nhiệm của cả các cấp các ngành, các địa phương. Có 4 vấn đề cần quản lý chặt là khai thác, vận chuyển, bến bãi và tiêu thụ, trong đó việc vận chuyển là quan trọng, nếu kiểm soát tốt sẽ giảm được tình trạng khai thác than trái phép. Về quản lý Nhà nước, Chính phủ sẽ có chính sách đồng bộ về giá than, về chế tài đủ mạnh và sẽ có quy hoạch chi tiết cho ngành Than để tạo cơ chế quản lý phù hợp…”
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/pho-thu-tuong-hoang-trung-hai-vinacomin-can-tap-trung-thuc-hien-tot-de-an-tai-co-cau-doanh-nghiep-984.htm” button=”Theo vinacomin”]