Phải đợi cho Dũng tan ca 2 mới gặp được anh. Vì hẹn anh đã nhiều, lần này tôi quyết đợi. Dũng là thợ lò bậc 5/6, công trường 4 Công ty Cổ phần than Mông Dương. Anh đã có trên 20 năm công tác và luôn là thợ lò tiêu biểu, có ngày công và năng suất cao của đơn vị.
Ly cà phê dường như chảy quá nhanh. Vùng mỏ Mông Dương đã vắng người qua lại. Tiếng quạt gió, tiếng băng tải chạy than dội về ngày một rõ hơn. Thi thoảng tiếng còi tàu lại hú lên rồi không lâu sau đó là tiếng kình kịch của đoàn tàu kéo than mỏ chạy qua. Mười một giờ đêm Dũng mới xuất hiện. Đôi mắt của anh vẫn còn một viền than đen. Tôi bảo: Lại vội vàng hay sao mà tắm không sạch than thế kia?”. Dũng nói: “Cái nghề lò mà, có bao giờ hết than trong người đâu”. Rồi anh chìa bàn tay có nhiều vết than như săm trổ để chứng minh điều đó. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ vết than đen.
Dũng bảo, đó là ngày xưa thôi. Ngày xưa thợ lò làm việc vất vả do công việc phần lớn là thủ công. Vả lại chống lò bằng gỗ, một ca cầm búa chặt không biết bao nhiêu khối. Tay bì ra. Trong quá trình khai thác, nổ mìn phá than, rồi chỉ lo sửa gương chống lò, mất quá nhiều thời gian. Vết than đen ở tay chủ yếu do quá trình cầm choòng sửa gương, than rơi làm sước tay ra từng vệt, lâu ngày thành vết trổ. Giờ đây thợ lò sướng nhiều rồi. Từ việc đi lại, ăn uống sinh hoạt đến nơi làm việc được cải thiện và thay đổi từng ngày. Công việc đỡ vất vả, thợ mỏ mới có điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Dũng tâm sự, như giờ đi làm lò về, anh vẫn tham gia chơi cầu lông cùng anh em khu tập thể. Ca hai chơi buổi sáng. Ca một hay ca ba chơi buổi chiều. Nhiều khi các anh lãnh đạo Công ty cũng xuống giao lưu, vui lắm. Tôi hỏi: “Khu Ba tầng Công ty đang phá đi để xây lại, Dũng ở đâu? Sao không đưa vợ con ra”. Dũng bảo: “Em đi thuê tạm ngay tại khu này. Chờ Công ty xây xong, em lại đăng ký về ở tập thể cùng anh em cho vui. Vợ con chắc bám trụ ở nhà chờ “bố cháu” về vì em cũng đã có tuổi, thay đổi ngại lắm. Nghĩ lại thấy cũng sai lầm, trước đây không đưa vợ con ra. Nhiều lần các anh lãnh đạo Công ty cũng gợi ý nhưng chẳng nghe…” Dũng cười.
Dũng bảo: Anh chọn chỗ đợi em không phải rồi. Bọn em hay ngồi bên “phố làng mỏ”. Khu ấy bây giờ là “phố mỏ” thực sự thơ mộng bên dòng sông Mông Dương với hàng quán san sát, anh em thợ mỏ tới đó đông vui lắm. Tan ca hai, bao giờ bọn em cũng “đón giao thừa” rồi mới về đi ngủ. Nói rồi, Dũng đã rút máy gọi điện. Một lúc sau có tới 3 anh em kéo tới. Có anh còn được vợ “tháp tùng”. Câu chuyện càng rôm rả hơn. Nguyễn Thế Hiển, làm việc tại đội thống kê sản lượng của Công ty CP than Mông Dương cũng vừa tan ca 2. Hiển cho biết, kết thúc ca, sản lượng toàn mỏ đạt trên 1000 tấn than. Bình quân hiện nay, cứ một ngày sản lượng toàn Công ty đạt khoảng 4 ngàn tấn. Riêng bóc đất đá khoảng 30 ngàn mét khối. Đội của anh rải người khắp các vị trí để làm công tác thống kê sản lượng. Còn anh Nguyễn Đình Ảnh, Trưởng phòng Lao động tiền lương Công ty rời “nhiệm sở” khi anh em các công trường phân xưởng cũng đã tan ca hai. Ảnh cho biết, công việc gặp gỡ, giải quyết chế độ cho người lao động thường chiếm hết thời gian hành chính của anh. Cuối giờ, ngồi xem lại các công văn, giấy tờ, văn bản pháp quy, nhiều hôm ngẩng lên đúng là hết ca hai luôn. Và hôm nay là một ngày thế. Mông Dương là đơn vị làm tốt công tác giải quyết các chế độ cho người lao động chi tiết, cụ thể, thỏa đáng, do vậy thường không để xảy ra những khiếu kiện về chế độ chính sách… “Vừa về nhà, nhận được điện bạn gọi, vợ thấy vui cũng đi cùng luôn”, anh cười. Còn anh Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng Môi trường – Địa chính Công ty do có công việc cũng ở lại mỏ và có mặt vào thời khắc “giao thừa” này.
Đã lâu không về, nhưng quả thực, khu phố “làng mỏ” bên bờ sông Mông Dương giờ đã trở thành một địa điểm lãng mạn đối với thợ mỏ. Chia tay các anh, tôi thầm nghĩ: Khi người thợ và những người làm công tác chế độ chính sách luôn ngồi lại với nhau như thế, ắt những quy chế, nội quy đưa ra sẽ gần gũi, sát thực với cuộc sống và thực tế đang diễn ra. Các anh Sơn, Ảnh, Hiển luôn thấu hiểu sâu sắc công việc và mong ước của người thợ lò vì các anh cũng trải qua giai đoạn làm thợ vất vả.
Dũng bảo, đó là ngày xưa thôi. Ngày xưa thợ lò làm việc vất vả do công việc phần lớn là thủ công. Vả lại chống lò bằng gỗ, một ca cầm búa chặt không biết bao nhiêu khối. Tay bì ra. Trong quá trình khai thác, nổ mìn phá than, rồi chỉ lo sửa gương chống lò, mất quá nhiều thời gian. Vết than đen ở tay chủ yếu do quá trình cầm choòng sửa gương, than rơi làm sước tay ra từng vệt, lâu ngày thành vết trổ. Giờ đây thợ lò sướng nhiều rồi. Từ việc đi lại, ăn uống sinh hoạt đến nơi làm việc được cải thiện và thay đổi từng ngày. Công việc đỡ vất vả, thợ mỏ mới có điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Dũng tâm sự, như giờ đi làm lò về, anh vẫn tham gia chơi cầu lông cùng anh em khu tập thể. Ca hai chơi buổi sáng. Ca một hay ca ba chơi buổi chiều. Nhiều khi các anh lãnh đạo Công ty cũng xuống giao lưu, vui lắm. Tôi hỏi: “Khu Ba tầng Công ty đang phá đi để xây lại, Dũng ở đâu? Sao không đưa vợ con ra”. Dũng bảo: “Em đi thuê tạm ngay tại khu này. Chờ Công ty xây xong, em lại đăng ký về ở tập thể cùng anh em cho vui. Vợ con chắc bám trụ ở nhà chờ “bố cháu” về vì em cũng đã có tuổi, thay đổi ngại lắm. Nghĩ lại thấy cũng sai lầm, trước đây không đưa vợ con ra. Nhiều lần các anh lãnh đạo Công ty cũng gợi ý nhưng chẳng nghe…” Dũng cười.
Dũng bảo: Anh chọn chỗ đợi em không phải rồi. Bọn em hay ngồi bên “phố làng mỏ”. Khu ấy bây giờ là “phố mỏ” thực sự thơ mộng bên dòng sông Mông Dương với hàng quán san sát, anh em thợ mỏ tới đó đông vui lắm. Tan ca hai, bao giờ bọn em cũng “đón giao thừa” rồi mới về đi ngủ. Nói rồi, Dũng đã rút máy gọi điện. Một lúc sau có tới 3 anh em kéo tới. Có anh còn được vợ “tháp tùng”. Câu chuyện càng rôm rả hơn. Nguyễn Thế Hiển, làm việc tại đội thống kê sản lượng của Công ty CP than Mông Dương cũng vừa tan ca 2. Hiển cho biết, kết thúc ca, sản lượng toàn mỏ đạt trên 1000 tấn than. Bình quân hiện nay, cứ một ngày sản lượng toàn Công ty đạt khoảng 4 ngàn tấn. Riêng bóc đất đá khoảng 30 ngàn mét khối. Đội của anh rải người khắp các vị trí để làm công tác thống kê sản lượng. Còn anh Nguyễn Đình Ảnh, Trưởng phòng Lao động tiền lương Công ty rời “nhiệm sở” khi anh em các công trường phân xưởng cũng đã tan ca hai. Ảnh cho biết, công việc gặp gỡ, giải quyết chế độ cho người lao động thường chiếm hết thời gian hành chính của anh. Cuối giờ, ngồi xem lại các công văn, giấy tờ, văn bản pháp quy, nhiều hôm ngẩng lên đúng là hết ca hai luôn. Và hôm nay là một ngày thế. Mông Dương là đơn vị làm tốt công tác giải quyết các chế độ cho người lao động chi tiết, cụ thể, thỏa đáng, do vậy thường không để xảy ra những khiếu kiện về chế độ chính sách… “Vừa về nhà, nhận được điện bạn gọi, vợ thấy vui cũng đi cùng luôn”, anh cười. Còn anh Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng Môi trường – Địa chính Công ty do có công việc cũng ở lại mỏ và có mặt vào thời khắc “giao thừa” này.
Đã lâu không về, nhưng quả thực, khu phố “làng mỏ” bên bờ sông Mông Dương giờ đã trở thành một địa điểm lãng mạn đối với thợ mỏ. Chia tay các anh, tôi thầm nghĩ: Khi người thợ và những người làm công tác chế độ chính sách luôn ngồi lại với nhau như thế, ắt những quy chế, nội quy đưa ra sẽ gần gũi, sát thực với cuộc sống và thực tế đang diễn ra. Các anh Sơn, Ảnh, Hiển luôn thấu hiểu sâu sắc công việc và mong ước của người thợ lò vì các anh cũng trải qua giai đoạn làm thợ vất vả.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/pho-mo-ben-bo-song-9280.htm” button=”Theo vinacomin”]