Tôi đã có ấn tượng đặc biệt khi chứng kiến những ngày diễn ra Cuộc thi giọng hát hay và hát ru của Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ-Vinacomin, tổ chức tại một đơn vị thành viên – Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh.
Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh đứng chân trên địa bàn TP Hạ Long, ở một vùng người dân thành phố, chỉ cách đây chưa lâu, vẫn còn cảm thấy xa lắc và heo hút – vùng Công Kêu, Cái Đá, thuộc phường Hà Khánh. Quả có thế, bởi lịch sử ra đời của Công ty, nơi mà Công ty đang đứng chân, gắn liền với các kho cất giấu thuốc nổ thời giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, nên chúng nằm sâu trong vùng đồi núi hoang vu – Tổng kho Cái Đá.
Cuộc thi giọng hát hay và hát ru ấy, ngoài ý nghĩa thi tài các giọng ca hay của các đơn vị thành viên suốt từ Nam chí Bắc của Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ về hội tụ, còn có ý nghĩa chào mừng sự thay da đổi thịt của Công ty CN HCM Quảng Ninh đã và đang đầu tư xây dựng cho vùng heo hút Cái Đá, Công Kêu của Hạ Long bấy lâu nay bừng sáng lên. Tương lai nơi đây sẽ trở thành phố mỏ của những người thợ hóa chất.
Quả nhiên, mới đây tôi lại có dịp đến chứng kiến lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Bác Hồ, vừa là nơi thờ Bác, cũng là nơi thờ 5 liệt sĩ – công nhân Công ty đã hy sinh năm 1967, thời chống Mỹ, khi đang làm việc tại Tổng kho Cái Đá.
Anh Lê Minh Thắng, Giám đốc Công ty cho biết, khi anh được điều chuyển về đây, đơn vị đang muốn dời đi nơi khác, song anh đã đề nghị được ở lại, “bởi tôi nghĩ, khu kho Cái Đá chính là cái nôi, theo đúng nghĩa đen của từ này, của Hóa chất mỏ Quảng Ninh, không nên và không thể dứt bỏ, để đi”. Và trong quá trình đang đề nghị ấy, đơn vị đã bắt tay vào xây dựng, sửa sang lại nơi ăn chốn ở. Khi có quyết định đồng ý, chỉ ít lâu sau, một cụm văn hóa – thể thao, có nhà văn hóa, có sân bóng đá, có các khuôn viên cây xanh, đường đi lối lại khang trang đã được khánh thành và cuộc thi hát hay, hát ru nói trên được tổ chức nơi cụm văn hóa này.
Anh Thắng cho biết, cụm văn hóa – thể thao ấy xây dựng năm 2010, hết gần 10 tỷ đồng. “Năm 2011, chúng tôi đầu tư tiếp khoảng 20 tỷ cho xây dựng một khu nhà tập thể 5 tầng, đạt tiêu chuẩn ở như ở khách sạn, một nhà ăn 500 chỗ, cải tạo lại khu văn phòng làm việc, làm các vườn hoa, cây cảnh v.v. Nhà 5 tầng, dự kiến năm sau hoàn thành; nhà ăn, chỉ nay mai. Chúng tôi còn tiếp tục đầu tư tiếp, để biến nơi đây thành nơi ăn chốn ở đàng hoàng”.
Anh Đoàn Trung Huỳnh, Chánh văn phòng công ty đưa tôi đi một vòng xem các công trình đang xây dựng. Nhà 5 tầng đã làm xong phần móng, đang đổ bê tông các cột chịu lực. Nó nằm ở vị thế đẹp nhất, ngay trong khuôn viên của các công trình văn hóa – thể thao. Nhà ăn đã đổ xong mặt sàn trần. Nhà văn phòng trung tâm điều hành cũng sửa sang gần xong. Một khuôn viên cây cảnh gần đó đang làm, nhưng đã thấy rõ hình hài, trông rất đẹp.
Lịch sử cho hay, ở Quảng Ninh, có các “làng” được tạo bởi các nghề, như các làng địa chất, làng lâm nghiệp… Song lớn nhất là các làng thợ mỏ, đến nỗi, chúng trở thành thành phố, thị xã, thị trấn. Thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, thị trấn Mạo Khê là những ví dụ điển hình.
Ngành hóa chất mỏ cũng tạo lập nên các làng hóa chất ở Quảng Ninh. Điển hình như làng hóa chất mỏ Bạch Thái Bưởi ở huyện Đông Triều và nay là Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh, ở Cái Đá – Công Kêu.
Song nơi Cái Đá – Công Kêu của Hóa chất mỏ Quảng Ninh chắc chắn sẽ không còn là làng nữa, bởi vùng này đang được TP Hạ Long mở rộng, lập nên phố sá. Các khu đô thị Cao Xanh, Hà Khánh lấn đất ven biển đã lấp tràn đến Cái Đá, Công Kêu. Đi từ trung tâm thành phố vào nơi này giờ đường sá thuận tiện, có cả xe buýt, nên không còn thấy xa lắc xa lơ nữa.
Tất nhiên, “thiên thời”, “địa lợi” là các lợi thế cho Hóa chất mỏ Quảng Ninh đưa làng của mình lên phố. Nhưng còn một yếu tố nữa, đó là “nhân hòa”. Người Hóa chất mỏ Quảng Ninh đang đồng lòng quyết tâm xây dựng nơi mình ở khang trang, sạch đẹp, đàng hoàng, nhộn nhịp, đông vui. Bằng chứng là các anh Thắng, Huỳnh… đang hẹn với tôi, một ngày gần đây khánh thành các công trình xây dựng, sửa sang, lại mời đến chứng kiến, “để thấy Hóa chất mỏ Quảng Ninh đang đẹp lên từng tháng, từng ngày”…
Cuộc thi giọng hát hay và hát ru ấy, ngoài ý nghĩa thi tài các giọng ca hay của các đơn vị thành viên suốt từ Nam chí Bắc của Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ về hội tụ, còn có ý nghĩa chào mừng sự thay da đổi thịt của Công ty CN HCM Quảng Ninh đã và đang đầu tư xây dựng cho vùng heo hút Cái Đá, Công Kêu của Hạ Long bấy lâu nay bừng sáng lên. Tương lai nơi đây sẽ trở thành phố mỏ của những người thợ hóa chất.
Quả nhiên, mới đây tôi lại có dịp đến chứng kiến lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Bác Hồ, vừa là nơi thờ Bác, cũng là nơi thờ 5 liệt sĩ – công nhân Công ty đã hy sinh năm 1967, thời chống Mỹ, khi đang làm việc tại Tổng kho Cái Đá.
Anh Lê Minh Thắng, Giám đốc Công ty cho biết, khi anh được điều chuyển về đây, đơn vị đang muốn dời đi nơi khác, song anh đã đề nghị được ở lại, “bởi tôi nghĩ, khu kho Cái Đá chính là cái nôi, theo đúng nghĩa đen của từ này, của Hóa chất mỏ Quảng Ninh, không nên và không thể dứt bỏ, để đi”. Và trong quá trình đang đề nghị ấy, đơn vị đã bắt tay vào xây dựng, sửa sang lại nơi ăn chốn ở. Khi có quyết định đồng ý, chỉ ít lâu sau, một cụm văn hóa – thể thao, có nhà văn hóa, có sân bóng đá, có các khuôn viên cây xanh, đường đi lối lại khang trang đã được khánh thành và cuộc thi hát hay, hát ru nói trên được tổ chức nơi cụm văn hóa này.
Anh Thắng cho biết, cụm văn hóa – thể thao ấy xây dựng năm 2010, hết gần 10 tỷ đồng. “Năm 2011, chúng tôi đầu tư tiếp khoảng 20 tỷ cho xây dựng một khu nhà tập thể 5 tầng, đạt tiêu chuẩn ở như ở khách sạn, một nhà ăn 500 chỗ, cải tạo lại khu văn phòng làm việc, làm các vườn hoa, cây cảnh v.v. Nhà 5 tầng, dự kiến năm sau hoàn thành; nhà ăn, chỉ nay mai. Chúng tôi còn tiếp tục đầu tư tiếp, để biến nơi đây thành nơi ăn chốn ở đàng hoàng”.
Anh Đoàn Trung Huỳnh, Chánh văn phòng công ty đưa tôi đi một vòng xem các công trình đang xây dựng. Nhà 5 tầng đã làm xong phần móng, đang đổ bê tông các cột chịu lực. Nó nằm ở vị thế đẹp nhất, ngay trong khuôn viên của các công trình văn hóa – thể thao. Nhà ăn đã đổ xong mặt sàn trần. Nhà văn phòng trung tâm điều hành cũng sửa sang gần xong. Một khuôn viên cây cảnh gần đó đang làm, nhưng đã thấy rõ hình hài, trông rất đẹp.
Lịch sử cho hay, ở Quảng Ninh, có các “làng” được tạo bởi các nghề, như các làng địa chất, làng lâm nghiệp… Song lớn nhất là các làng thợ mỏ, đến nỗi, chúng trở thành thành phố, thị xã, thị trấn. Thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, thị trấn Mạo Khê là những ví dụ điển hình.
Ngành hóa chất mỏ cũng tạo lập nên các làng hóa chất ở Quảng Ninh. Điển hình như làng hóa chất mỏ Bạch Thái Bưởi ở huyện Đông Triều và nay là Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Quảng Ninh, ở Cái Đá – Công Kêu.
Song nơi Cái Đá – Công Kêu của Hóa chất mỏ Quảng Ninh chắc chắn sẽ không còn là làng nữa, bởi vùng này đang được TP Hạ Long mở rộng, lập nên phố sá. Các khu đô thị Cao Xanh, Hà Khánh lấn đất ven biển đã lấp tràn đến Cái Đá, Công Kêu. Đi từ trung tâm thành phố vào nơi này giờ đường sá thuận tiện, có cả xe buýt, nên không còn thấy xa lắc xa lơ nữa.
Tất nhiên, “thiên thời”, “địa lợi” là các lợi thế cho Hóa chất mỏ Quảng Ninh đưa làng của mình lên phố. Nhưng còn một yếu tố nữa, đó là “nhân hòa”. Người Hóa chất mỏ Quảng Ninh đang đồng lòng quyết tâm xây dựng nơi mình ở khang trang, sạch đẹp, đàng hoàng, nhộn nhịp, đông vui. Bằng chứng là các anh Thắng, Huỳnh… đang hẹn với tôi, một ngày gần đây khánh thành các công trình xây dựng, sửa sang, lại mời đến chứng kiến, “để thấy Hóa chất mỏ Quảng Ninh đang đẹp lên từng tháng, từng ngày”…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/pho-hoa-chat-mo-874.htm” button=”Theo vinacomin”]