Năm nay, CNCB Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam kỷ niệm 75 năm “Truyền thống Công nhân Mỏ – Truyền thống Ngành Than” (12/11/1936-12/11/2011) giữa lúc nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đang nỗ lực hết sức mình vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 do Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bả
Trong chặng đường 75 năm qua, nhất là từ ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, lớp lớp các thế hệ CNCB Ngành Than đã luôn luôn phát huy bài học và khẩu hiệu đó, đạp bằng mọi khó khăn, gian khổ, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa Ngành Than không ngừng phát triển, góp phần xây dựng Vùng mỏ ngày càng giàu đẹp, đồng thời góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
Từ Xí nghiệp quốc doanh Than Hòn Gai năm 1955 với quy mô nhỏ gồm một số công trường khai thác, bến, xưởng cơ khí, đến nay đã trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than khoáng sản với gần 100 đơn vị thành viên, có nhiệm vụ chính khai thác tài nguyên than, khoáng sản và là một trong 3 tập đoàn được giao trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và một số cân đối lớn của nền kinh tế.
Ngay từ thời Tổng công ty Than Việt Nam (TVN) (thành lập theo Quyết định số 563/QĐ-TTg, ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ) và đến nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) (thành lập theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg, ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ) đã đề ra và thực hiện chiến lược “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh” với phương châm phát triển hài hòa: “hài hòa với cộng đồng địa phương, hài hòa với môi trường, hài hòa với đối tác, bạn hàng và hài hòa trong nội bộ với các đơn vị thành viên và người lao động”. Mặc dù, giai đoạn 15 năm qua gặp nhiều khó khăn nặng nề trong nước và trên thế giới, nhất là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997-1998, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008-2009, song với định hướng chiến lược phát triển hợp lý nêu trên cùng với phát huy truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của thợ mỏ, kết hợp sức mạnh của thời đại, TVN trước đây và Vinacomin ngày nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp Đổi mới, CNH, HĐH và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cụ thể là:
1) Đã từng bước hình thành, xây dựng và phát triển mô hình quản lý sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp than – khoáng sản ở nước ta theo hướng công ty hóa và tập đoàn hóa trên cơ sở tăng cường tập trung hóa, tích tụ hóa kết hợp với chuyên môn hóa, giảm số cấp quản lý trung gian, xóa phương thức quản lý mệnh lệnh hành chính, “xin cho”, hình thành các trung tâm quản lý, điều hành tập trung theo phương châm “nắm to, buông nhỏ; giữ chính, thả phụ; phối hợp hành động thống nhất”, phát triển quan hệ đầu tư tài chính và đồng lợi ích, đa dạng hóa sở hữu và tăng cường tính năng động, tự chủ, tự lo, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp nhằm không ngừng tăng nhanh sản lượng và nâng cao hiệu quả SXKD.
Sản lượng than đã đạt các dấu mốc sau:
– Năm 1997 đạt 11,3 triệu tấn đánh dấu lần đầu tiên Ngành Than Việt Nam vượt mốc 10 triệu tấn là mức sản lượng mà Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra cho năm 2000.
– Năm 2002 đạt 15,4 triệu tấn, vượt mốc 15 triệu tấn và đạt mục tiêu sản lượng mà Quy hoạch phát triển Ngành Than đề ra cho năm 2005.
– Năm 2004 đạt 25,4 triệu tấn, đạt mục tiêu sản lượng mà Quy hoạch phát triển Ngành Than đề ra cho năm 2015.
– Năm 2005 đạt 31,3 triệu tấn, vượt xa mục tiêu sản lượng mà Quy hoạch phát triển Ngành Than đề ra cho năm 2020.
– Năm 2007 đạt 42,2 triệu tấn, vượt mốc 40 triệu tấn. Và từ đó đến nay sản lượng than đều đạt trên 40 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần giảm nhập siêu và tạo nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển mở rộng.
Ngoài sản phẩm than, Tập đoàn đã phát triển nhiều loại sản phẩm mới như điện, đồng, kẽm, VLNCN, các thiết bị mỏ, tàu thủy, các dịch vụ KHCN và môi trường, v.v.
2) Xây dựng và từng bước phát triển, mở rộng mô hình kinh doanh đa ngành tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng trên nền công nghiệp than – khoáng sản, bao gồm các hoạt động chính: Khai khoáng – (than, khoáng sản) Năng lượng (điện, nhiên liệu) – Luyện kim (kim loại đen, kim loại màu) – Hóa chất (hóa chất cơ bản, vật liệu nổ công nghiệp) – Vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, ngói…) – Cơ khí (thiết bị, máy mỏ, xe tải nặng, tàu thủy, v.v.) – Xây lắp công trình – Dịch vụ (địa chất, khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, y tế, đào tạo, thương mại, tài chính, bảo hiểm, hàng hải, du lịch, v.v.). Nhờ vậy, quy mô doanh thu không ngừng tăng nhanh và cơ cấu doanh thu cũng chuyển dịch theo hướng kinh doanh đa ngành trên nền than – khoáng sản.
Từ năm 1995 đến 2010 tổng doanh thu đã tăng 32,6 lần (bình quân tăng 2,17 lần/năm), đặc biệt doanh thu ngoài than tăng 51,4 lần (bình quân 3,43 lần/năm); cơ cấu doanh thu than: ngoài than tương ứng là 79,6% : 20,4% năm 1995; 59,8% : 40,2% năm 2010.
3) Thiết lập cơ chế quản lý nội bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con mà cốt lõi là cơ chế khoán quản chi phí và kế hoạch phối hợp kinh doanh. Đây là một trong những công cụ quan trọng để Công ty mẹ của Tập đoàn cũng như công ty mẹ của các tổng công ty, công ty lớn thực hiện quyền chi phối và quyền trung tâm điều hành, phối hợp kinh doanh nhằm đảm bảo sự hoạt động thống nhất vì mục tiêu chung của toàn Tập đoàn, tổng công ty và mục tiêu của các công ty con thành viên; đồng thời đảm bảo phát huy tính năng động, tự chủ, sáng tạo, tự lo, tự chịu trách nhiệm của các công ty con thành viên nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, các lợi thế, các tiềm năng tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế đã tăng từ 40 tỉ năm 1995 lên 8.659 tỉ năm 2010 và tương ứng nộp ngân sách Nhà nước tăng từ 102 tỉ lên 11.088 tỉ đồng.
4) Là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thành lập quỹ môi trường. Quỹ Môi trường Than Việt Nam (nay là Quỹ môi trường Vinacomin) được thành lập từ tháng 4/1999 với nguồn thu chủ yếu được trích từ giá thành than, khoáng sản dùng để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, xử lý sự cố môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường khác trong khai thác than – khoáng sản thuộc Tập đoàn Vinacomin. Kể từ khi thành lập đến năm 2010, tổng Quỹ môi trường Vinacomin đã huy động được khoảng 1.700 tỉ đồng. Nhờ có Qũy môi trường các hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than – khoáng sản đã từng bước đi vào nề nếp, có kế hoạch, đi vào chiều sâu, khắc phục kịp thời nhiều sự cố môi trường cũng như hậu quả ô nhiễm môi trường trong quá khứ để lại, đặc biệt giảm thiểu được đà suy thoái môi trường ở vùng mỏ.
5) Không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ là nền tảng quan trọng nhất để nâng cao sản lượng, năng suất lao động và hiệu quả SXKD, nhất là trong khai thác than. Đến nay, ở các mỏ than lộ thiên đã giải quyết thành công vấn đề khai thác xuống độ sâu rất lớn dưới mức nước biển; sử dụng các thiết bị thủy lực, thiết bị công suất lớn như máy xúc có dung tích gàu trên 5 m3, ô tô tải có tải trọng trên 50 đến 100 tấn, v.v. Trong các mỏ than hầm lò đã nghiên cứu, áp dụng nhiều hệ thống khai thác mới thích hợp, nâng cao trình độ cơ giới hóa và từng bước áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác và đào lò, áp dụng hệ thống tự động cảnh báo khí mê tan, v.v. nhờ vậy tăng mức độ đảm bảo an toàn, thay thế gỗ chống lò, góp phần bảo vệ môi trường, tăng hệ số tận thu than, tăng công suất lò chợ, năng suất lao động và sản lượng và nâng cao hiệu quả khai thác. Trong sàng tuyển đã áp dụng nhiều công nghệ mới để nâng cao chất lượng và hệ số thu hồi than, giảm chất thải và ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu và chế tạo thành công đưa vào phục vụ sản xuất nhiều loại thiết bị và vật liệu mới như thiết bị điện phòng nổ, thiết bị hầm lò và các thiết bị khai thác mỏ; bột manhetit siêu mịn, thuốc nổ anfo chịu nước, vật liệu xây dựng từ tro, xỉ, v.v.
6) Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở phát huy truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, có cơ chế chính sách thích hợp chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đây là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong quá trình vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đi đến mọi thành công thời gian qua của Tập đoàn. Số lượng lao động đã tăng từ hơn 70 ngàn người từ ngày đầu mới thành lập chủ yếu là trong sản xuất than lên hơn 134 ngàn người năm 2010 làm việc trong nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Đặc biệt đã xây dựng và phát triển: (1) Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, tư duy kinh doanh năng động, dám nghĩ dám làm, thích nghi nhanh chóng với cơ chế thị trường thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa; (2) Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề ngày càng được nâng cao và từng bước hình thành tác phong công nghiệp. Cùng với sự gia tăng năng suất lao động, thu nhập của người lao động không ngừng được nâng cao, từ năm 1995 đến 2010 tăng khoảng 10,4 lần.
7) Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển thương mại và từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài khởi đầu cho một quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn xuyên quốc gia. Ngành than – khoáng sản do nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình nên sớm đối mặt với thị trường thế giới thông qua xuất nhập khẩu than và vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất, nhờ đó thu được kinh nghiệm thương trường thế giới từ rất sớm và ít bỡ ngỡ hơn khi bước vào hội nhập quốc tế. Từ chỗ chủ yếu hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với các đối tác truyền thống đã mở rộng hợp tác với các đối tác thuộc nhiều nước trên thế giới; từ chỗ chủ yếu hợp tác thương mại đã phát triển hợp tác tài chính, đầu tư cả trong và ngoài nước. Đến nay, Vinacomin đã có Văn phòng đại diện và các công ty con hoạt động tại Lào và Cămpuchia.
Để đạt được những thành tích nêu trên, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ CNCB Ngành Than Khoáng sản còn có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, sự giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của Đảng, chính quyền, các bộ ban ngành, các tổ chức, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh – cái nôi của giai cấp công nhân Mỏ và là địa bàn chiến lược của Tập đoàn Vinacomin.
Với những thành quả to lớn đạt được, CNCB của Tập đoàn Vinacomin đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao vàng năm 1996 và Anh hùng Lao động năm 2005; nhiều tập thể, cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Huân chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Năm 2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược PTBV Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu phát triển Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam theo hướng: “Tập đoàn công nghiệp thương mại tài chính kinh doanh đa ngành có thương hiệu mạnh ở trong nước và nước ngoài” theo phương châm “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh; thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hài hòa với địa phương, cộng đồng; hài hòa với đối tác, bạn hàng; hài hòa giữa các công ty thành viên và người lao động” với tuyên ngôn “Vì một Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam Giàu mạnh – Thân thiện – Hài hòa”.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn trong chiến lược nêu trên là khai thác than, khai thác bô xít, sản xuất alumin, nhôm, khai thác các loại khoáng sản, luyện kim, sản xuất điện, v.v. với mức sản lượng cao hơn nhiều so với hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của nền kinh tế trong bối cảnh của Tập đoàn, của đất nước và thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp và diễn biến khó lường. Vì vậy, đây là một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề và khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, CNCB toàn Tập đoàn Vinacomin nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo, lao động quên mình, tiếp tục phát huy truyền thống “kỷ luật và đồng tâm” và biến khẩu hiệu năm xưa thành “TRÍ TUỆ + TRUNG THÀNH + KỶ LUẬT + ĐỒNG TÂM = THẮNG LỢI” cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các bộ ban ngành từ Trung ương đến địa phương nhất định sẽ thực hiện thắng lợi chiến lược PTBV của Tập đoàn, xứng đáng với tấm Huân chương Sao vàng và danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã phong tặng.
Kỷ niệm 75 năm “Truyền thống Công nhân Mỏ – Truyền thống Ngành Than”, CNCB toàn Tập đoàn Vinacomin phấn khởi tự hào về chặng đường 75 năm vẻ vang của Thợ Mỏ – Ngành Than và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiến lên giành nhiều thắng lợi mới.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/phat-huy-truyen-thong-ky-luat-va-dong-tam-quyet-vuot-qua-moi-kho-khan-thach-thuc-phan-dau-hoan-730.htm” button=”Theo vinacomin”]