Niềm say mê cháy bóng nghệ thuật nhiếp ảnh đã đưa Phạm Mạnh Hùng từ thợ mỏ (Công ty than Mạo Khê) trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh. Có cơ duyên được tiếp xúc với Mạnh Hùng nhiều lần, tôi thực sự khâm phục sức lao động nghệ thuật đầy nghiêm túc và đam mê của anh.
Phố mỏ Mạo Khê, một ngày hè nóng nực cách đây vài năm, tôi có dịp lần đầu tiên tiếp xúc với Phạm Mạnh Hùng trong một bữa ăn chiều cùng lãnh đạo Công ty than Mạo Khê. Anh khoác chiếc áo thường dành cho các phóng viên nhiếp ảnh, có nhiều túi. Đầu đội chiếc mũ cao bồi, với dáng người to cao, khuôn mặt đen sạm… tôi cứ ngỡ Mạnh Hùng uống bia thì… thôi rồi. Nhưng thật ngạc nhiên, anh tự rót cho mình một lon Cocacola, giọng nói thì nhỏ nhẹ, hiền từ. Điều đặc biệt nữa là đi đâu Mạnh Hùng cũng khư khư cái máy ảnh như một báu vật. Cơm nước xong, Công ty bố trí tôi nghỉ tại nhà khách, nhưng Mạnh Hùng bảo: “Về chỗ anh nghỉ cho vui”. Lại một lần nữa anh làm tôi ngạc nhiên. Tưởng anh ở một căn nhà cao rộng nào trên phố mỏ này cùng gia đình, anh cũng đã cao tuổi và làm việc lâu năm ở mỏ rồi còn gì! Ai ngờ, Mạnh Hùng ở một mình trong một gian nhà hơi ẩm thấp của khu Câu lạc bộ mỏ. Vợ con anh sống ở quê (Thanh Hà, Hải Dương). Một vài tuần, có khi hàng tháng anh mới về thăm nhà. Trong căn phòng kín mít, nồng nồng có một tấm phản giữa nhà. Xung quanh la liệt các tác phẩm ảnh được anh dựng dưới đất, rồi treo trên tường. Đa phần các tác phẩm đều chụp thợ lò. Mạnh Hùng cẩn thận đặt máy ảnh trên đầu “giường”, cài cửa chặt rồi ngả mình ngủ luôn. Sau này tiếp xúc nhiều với anh tôi mới biết, Mạnh Hùng là thế. Ban ngày, khoác máy ảnh, cưỡi chiếc xe Win lên tầng than, rồi chui lò sáng tác về thợ mỏ. Tối về, ôm máy ngủ và mai lại thế. Lối sống giản dị và giành nhiều thời gian cho công việc đó đã đưa anh trở thành Nghệ sĩ Nhiếp ảnh với nhiều giải thưởng danh giá.
Phạm Mạnh Hùng sinh ra và lớn lên tại Hải Dương. 17 tuổi anh ra Quảng Ninh học nghề rồi về làm việc tại Công ty Than Mạo Khê từ năm 1977 đến nay. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, trong bối cảnh đời sống kinh tế còn rất khó khăn nhưng với niềm say mê nhiếp ảnh, Mạnh Hùng đã “liều” bán cả chiếc xe đạp mi-pha, thứ tài sản giá trị nhất của anh lúc đó, để có tiền theo chủ hiệu ảnh Kim Hiền ở thị trấn Đông Triều học nghề. Tranh thủ học chụp ảnh trong thời gian ngắn, sau đó ngoài thời gian đi làm, Mạnh Hùng bắt đầu chụp ảnh cho công nhân, cho các đám cưới, chụp phục vụ các hội nghị tại Công ty… Tuy chỉ chụp chơi nhưng mỗi lần bấm máy, anh đều hết sức cẩn trọng, chọn bố cục, ánh sáng thật ưng ý. Và vì thế, mỗi lần tráng phim xong, ông chủ hiệu ảnh Kim Hiền đều tỏ ra rất hài lòng, khen anh có năng khiếu chụp ảnh.
Năm 2002, thấy anh say mê chụp ảnh, Công ty giao cho anh phụ trách mảng tuyên truyền của đơn vị. Vậy là cơ hội “trời cho” đến với Mạnh Hùng. Anh như “cá gặp nước”, tích cực chụp rất nhiều ảnh về hoạt động mọi mặt của công nhân và qua tiếp xúc với các nhà báo về Công ty tác nghiệp, dần dần anh trở thành cộng tác viên tích cực của nhiều tờ báo. Năm 2004, Mạnh Hùng mạnh dạn gửi tác phẩm tham dự Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng và tác phẩm “Mùa than” của anh đã dành Huy chương Đồng. Như được tiếp sức và tự tin hơn, Mạnh Hùng đầu tư thêm máy móc, thiết bị và ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, anh giành nhiều hơn cho ảnh nghệ thuật. Có mặt thường xuyên trên các công trường, vào lò, gặp gỡ những người công nhân mỏ để ghi lại những khoảnh khắc khác thường của thợ mỏ và anh đã liên tiếp gặt hái thành công. ảnh của Phạm Mạnh Hùng tập trung phản ánh thợ lò với gương mặt lem luốc than đen, mình đẫm mồ hôi nhưng vẫn rạng rỡ nụ cười sau giờ lao động. Tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2006, anh đã giành tấm Huy chương Vàng với bức ảnh “Trở về từ lòng đất”. Cũng tác phẩm này, anh được tiếp Huy chương Vàng của Tập đoàn nhân kỷ niệm 70 năm Truyền thống công nhân mỏ, truyền thống ngành Than. Những giải thưởng liên tiếp đến với anh. Đặc biệt, tại cuộc thi ảnh nghệ thuật “Vinacomin Đổi mới, phát triển bền vững” năm 2011, vượt lên 824 tác phẩm của 87 nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong cả nước, bộ ảnh “Thợ mỏ với môi trường” của Phạm Mạnh Hùng đoạt giải Nhất.
Với niềm say mê và kinh nghiệm nhiều năm bấm máy, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Mạnh Hùng chắc chắn sẽ còn vươn xa trên bước đường nghệ thuật của mình, đem đến cho công chúng những tác phẩm ảnh nghệ thuật đặc sắc và góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền về thợ mỏ của Ngành.
Phạm Mạnh Hùng sinh ra và lớn lên tại Hải Dương. 17 tuổi anh ra Quảng Ninh học nghề rồi về làm việc tại Công ty Than Mạo Khê từ năm 1977 đến nay. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, trong bối cảnh đời sống kinh tế còn rất khó khăn nhưng với niềm say mê nhiếp ảnh, Mạnh Hùng đã “liều” bán cả chiếc xe đạp mi-pha, thứ tài sản giá trị nhất của anh lúc đó, để có tiền theo chủ hiệu ảnh Kim Hiền ở thị trấn Đông Triều học nghề. Tranh thủ học chụp ảnh trong thời gian ngắn, sau đó ngoài thời gian đi làm, Mạnh Hùng bắt đầu chụp ảnh cho công nhân, cho các đám cưới, chụp phục vụ các hội nghị tại Công ty… Tuy chỉ chụp chơi nhưng mỗi lần bấm máy, anh đều hết sức cẩn trọng, chọn bố cục, ánh sáng thật ưng ý. Và vì thế, mỗi lần tráng phim xong, ông chủ hiệu ảnh Kim Hiền đều tỏ ra rất hài lòng, khen anh có năng khiếu chụp ảnh.
Năm 2002, thấy anh say mê chụp ảnh, Công ty giao cho anh phụ trách mảng tuyên truyền của đơn vị. Vậy là cơ hội “trời cho” đến với Mạnh Hùng. Anh như “cá gặp nước”, tích cực chụp rất nhiều ảnh về hoạt động mọi mặt của công nhân và qua tiếp xúc với các nhà báo về Công ty tác nghiệp, dần dần anh trở thành cộng tác viên tích cực của nhiều tờ báo. Năm 2004, Mạnh Hùng mạnh dạn gửi tác phẩm tham dự Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng và tác phẩm “Mùa than” của anh đã dành Huy chương Đồng. Như được tiếp sức và tự tin hơn, Mạnh Hùng đầu tư thêm máy móc, thiết bị và ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, anh giành nhiều hơn cho ảnh nghệ thuật. Có mặt thường xuyên trên các công trường, vào lò, gặp gỡ những người công nhân mỏ để ghi lại những khoảnh khắc khác thường của thợ mỏ và anh đã liên tiếp gặt hái thành công. ảnh của Phạm Mạnh Hùng tập trung phản ánh thợ lò với gương mặt lem luốc than đen, mình đẫm mồ hôi nhưng vẫn rạng rỡ nụ cười sau giờ lao động. Tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2006, anh đã giành tấm Huy chương Vàng với bức ảnh “Trở về từ lòng đất”. Cũng tác phẩm này, anh được tiếp Huy chương Vàng của Tập đoàn nhân kỷ niệm 70 năm Truyền thống công nhân mỏ, truyền thống ngành Than. Những giải thưởng liên tiếp đến với anh. Đặc biệt, tại cuộc thi ảnh nghệ thuật “Vinacomin Đổi mới, phát triển bền vững” năm 2011, vượt lên 824 tác phẩm của 87 nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong cả nước, bộ ảnh “Thợ mỏ với môi trường” của Phạm Mạnh Hùng đoạt giải Nhất.
Với niềm say mê và kinh nghiệm nhiều năm bấm máy, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Mạnh Hùng chắc chắn sẽ còn vươn xa trên bước đường nghệ thuật của mình, đem đến cho công chúng những tác phẩm ảnh nghệ thuật đặc sắc và góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền về thợ mỏ của Ngành.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/pham-manh-hung-nghe-sy-cua-tho-mo-1079.htm” button=”Theo vinacomin”]