Năm 2012 đã kết thúc, sau bộn bề những lo toan, bận rộn của một năm cũ, cán bộ, giáo viên, công nhân viên Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – Vinacomin tự hào với những cái “được”, những con số ấn tượng đầy thuyết phục và những thành công của nhà trường trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Đơn vị duy nhất hoàn thành kế hoạch tuyển sinh
Công tác tuyển sinh luôn được nhà trường xác định là một nhiệm vụ quan trọng, có tính chiến lược, nhất là tuyển sinh các nghề hệ A (khai thác mỏ, xây dựng mỏ, cơ điện mỏ hầm lò) đào tạo cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn. TS. Nguyễn Quốc Tuấn – Hiệu trưởng Nhà trường – chia sẻ: Nếu như năm 2011, công tác tuyển sinh đã khó khăn đối với các trường đào tạo nghề, thì năm 2012 công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn hơn. Trước tình hình đó, Nhà trường đã tập trung mọi biện pháp, nguồn lực thực hiện công tác tuyển sinh các nghề đào tạo chính và mở rộng đào tạo các ngành nghề khác, thực hiện đa dạng hóa đào tạo, đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo của người học, của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Năm 2012, Nhà trường hoàn thành kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề hệ A đạt 3.471 học sinh, trong đó đào tạo lại các nghề mỏ hầm lò cho các doanh nghiệp trong Vinacomin đạt 698 học sinh/500 học sinh theo kế hoạch, bằng 139,6%. Tuyển sinh đào tạo các nghề hệ B đạt 850 học sinh sinh viên, đào tạo ngắn hạn đạt 5.195 học viên, đào tạo nghề nông thôn cho các huyện Miền Đông của tỉnh Quảng Ninh đạt 446 học viên, chủ yếu là đối tượng dân tộc thiểu số, hộ nghèo và liên kết đào tạo các ngành nghề mới…
Đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu
Một trong những cái “được” của Trường Hồng Cẩm trong năm 2012 đó là chất lượng đào tạo, để có được những thành công trong năm 2012, Nhà trường đã có những chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Hiện nay, Nhà trường đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 đã được NQA (Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế – Vương quốc Anh) đánh giá công nhận vào quản lý quá trình dạy học, kiểm soát chất lượng và đánh giá trong các kỳ thi. Công tác thi, kiểm tra được giao cho hệ thống kiểm định chất lượng hoạt động hoàn toàn độc lập và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, khóa học từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm, đến nay đã triển khai được hầu hết ở các môn học các nghề đào tạo.
Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Vinacomin, nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng và sát hạch tay nghề cho 100% giáo viên các nghề mỏ tại Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia – Vinacomin. Quá trình đánh giá kỹ năng rèn luyện của học sinh các nghề trọng điểm (khai thác mỏ, xây dựng mỏ, cơ điện mỏ hầm lò) được thực hiện qua Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề. Một số nghề sau khi thực tập tại doanh nghiệp, Nhà trường kết hợp với doanh nghiệp tổ chức thi tốt nghiệp phần kỹ năng nghề tại doanh nghiệp, đây cũng là hình thức đánh giá thuận tiện cho việc tuyển dụng công nhân đối với các doanh nghiệp. Công tác giáo viên đã thực hiện chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác hội giảng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Hiện nay, về trình độ có 85% giáo viên trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên, trong đó trình độ Tiến sỹ có 1 người, thạc sỹ là 59 người; 80% số giáo viên dạy thực hành có tay nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề và thợ bậc cao. Về nghiệp vụ 100% giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc 2 và sư phạm dạy nghề; 100% giáo viên có trình độ A ngoại ngữ trở lên; 90% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trong năm 2012, Nhà trường cử 2 giáo viên trong đoàn tỉnh Quảng Ninh gồm 3 giáo viên tham gia Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc và đã đạt thành tích với 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích; tổ chức Hội thi học sinh giỏi cấp trường với kết quả 113 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, cử 18 học sinh tham gia Hội thi tay nghề tỉnh Quảng Ninh năm 2012, kết quả đạt 5 giải Nhất, 4 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích, nhà trường đạt giải Nhì toàn đoàn.
Chất lượng đào tạo được nâng lên đã ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu của nhà trường, được doanh nghiệp đánh giá cao thể hiện qua các hợp đồng đào tạo, số học sinh được ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài Tập đoàn.
Văn hóa cơ quan – Điểm tựa cho phát triển
“Hồng Cẩm là đơn vị tích cực xây dựng văn hóa cơ quan doanh nghiệp”, TS. Tuấn khẳng định. Trong năm 2012, Ban giám hiệu và Công đoàn Trường đã phối hợp tổ chức thực hiện phong trào văn hóa 5S (Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng) và vệ sinh môi trường nhằm xây dựng, hình thành thói quen làm việc khoa học, tác phong công nghiệp, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động, tạo ra ý thức tự giác, nếp sống văn hóa trong toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh sinh viên. Xây dựng các nội dung cụ thể thực hiện phong trào văn hóa 5S, tổ chức kiểm tra chấm điểm, khen thưởng các đơn vị nhằm xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, nơi làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. Tại các Phân hiệu, Trung tâm đào tạo của Nhà trường hiện nay, văn hóa 5S đã thành nề nếp từ các phòng ban làm việc đến lớp học, xưởng thực tập, phòng ở ký túc xá, nhà ăn…, tạo thành nếp văn hóa trong mỗi người và đặc biệt là cảnh quan môi trường được duy trì xanh – sạch – đẹp.
Cùng với các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa thể thao, tham quan được tổ chức trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, đoàn kết, tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên, viên chức Nhà trường hăng say làm việc, thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Và còn nhiều cái “được” nữa trong năm 2012 như doanh thu đạt 256 tỷ đồng, đời sống của CBCNV, giáo viên không ngừng được nâng cao. Chính những điều này đã góp phần tích cực giữ vững mức tăng trưởng, xây dựng Nhà trường phát triển bền vững.
Công tác tuyển sinh luôn được nhà trường xác định là một nhiệm vụ quan trọng, có tính chiến lược, nhất là tuyển sinh các nghề hệ A (khai thác mỏ, xây dựng mỏ, cơ điện mỏ hầm lò) đào tạo cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn. TS. Nguyễn Quốc Tuấn – Hiệu trưởng Nhà trường – chia sẻ: Nếu như năm 2011, công tác tuyển sinh đã khó khăn đối với các trường đào tạo nghề, thì năm 2012 công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn hơn. Trước tình hình đó, Nhà trường đã tập trung mọi biện pháp, nguồn lực thực hiện công tác tuyển sinh các nghề đào tạo chính và mở rộng đào tạo các ngành nghề khác, thực hiện đa dạng hóa đào tạo, đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo của người học, của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Năm 2012, Nhà trường hoàn thành kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề hệ A đạt 3.471 học sinh, trong đó đào tạo lại các nghề mỏ hầm lò cho các doanh nghiệp trong Vinacomin đạt 698 học sinh/500 học sinh theo kế hoạch, bằng 139,6%. Tuyển sinh đào tạo các nghề hệ B đạt 850 học sinh sinh viên, đào tạo ngắn hạn đạt 5.195 học viên, đào tạo nghề nông thôn cho các huyện Miền Đông của tỉnh Quảng Ninh đạt 446 học viên, chủ yếu là đối tượng dân tộc thiểu số, hộ nghèo và liên kết đào tạo các ngành nghề mới…
Đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu
Một trong những cái “được” của Trường Hồng Cẩm trong năm 2012 đó là chất lượng đào tạo, để có được những thành công trong năm 2012, Nhà trường đã có những chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Hiện nay, Nhà trường đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 đã được NQA (Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế – Vương quốc Anh) đánh giá công nhận vào quản lý quá trình dạy học, kiểm soát chất lượng và đánh giá trong các kỳ thi. Công tác thi, kiểm tra được giao cho hệ thống kiểm định chất lượng hoạt động hoàn toàn độc lập và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, khóa học từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm, đến nay đã triển khai được hầu hết ở các môn học các nghề đào tạo.
Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Vinacomin, nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng và sát hạch tay nghề cho 100% giáo viên các nghề mỏ tại Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia – Vinacomin. Quá trình đánh giá kỹ năng rèn luyện của học sinh các nghề trọng điểm (khai thác mỏ, xây dựng mỏ, cơ điện mỏ hầm lò) được thực hiện qua Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề. Một số nghề sau khi thực tập tại doanh nghiệp, Nhà trường kết hợp với doanh nghiệp tổ chức thi tốt nghiệp phần kỹ năng nghề tại doanh nghiệp, đây cũng là hình thức đánh giá thuận tiện cho việc tuyển dụng công nhân đối với các doanh nghiệp. Công tác giáo viên đã thực hiện chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác hội giảng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Hiện nay, về trình độ có 85% giáo viên trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên, trong đó trình độ Tiến sỹ có 1 người, thạc sỹ là 59 người; 80% số giáo viên dạy thực hành có tay nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề và thợ bậc cao. Về nghiệp vụ 100% giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc 2 và sư phạm dạy nghề; 100% giáo viên có trình độ A ngoại ngữ trở lên; 90% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trong năm 2012, Nhà trường cử 2 giáo viên trong đoàn tỉnh Quảng Ninh gồm 3 giáo viên tham gia Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc và đã đạt thành tích với 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích; tổ chức Hội thi học sinh giỏi cấp trường với kết quả 113 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, cử 18 học sinh tham gia Hội thi tay nghề tỉnh Quảng Ninh năm 2012, kết quả đạt 5 giải Nhất, 4 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích, nhà trường đạt giải Nhì toàn đoàn.
Chất lượng đào tạo được nâng lên đã ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu của nhà trường, được doanh nghiệp đánh giá cao thể hiện qua các hợp đồng đào tạo, số học sinh được ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài Tập đoàn.
Văn hóa cơ quan – Điểm tựa cho phát triển
“Hồng Cẩm là đơn vị tích cực xây dựng văn hóa cơ quan doanh nghiệp”, TS. Tuấn khẳng định. Trong năm 2012, Ban giám hiệu và Công đoàn Trường đã phối hợp tổ chức thực hiện phong trào văn hóa 5S (Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng) và vệ sinh môi trường nhằm xây dựng, hình thành thói quen làm việc khoa học, tác phong công nghiệp, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động, tạo ra ý thức tự giác, nếp sống văn hóa trong toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh sinh viên. Xây dựng các nội dung cụ thể thực hiện phong trào văn hóa 5S, tổ chức kiểm tra chấm điểm, khen thưởng các đơn vị nhằm xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, nơi làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. Tại các Phân hiệu, Trung tâm đào tạo của Nhà trường hiện nay, văn hóa 5S đã thành nề nếp từ các phòng ban làm việc đến lớp học, xưởng thực tập, phòng ở ký túc xá, nhà ăn…, tạo thành nếp văn hóa trong mỗi người và đặc biệt là cảnh quan môi trường được duy trì xanh – sạch – đẹp.
Cùng với các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa thể thao, tham quan được tổ chức trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, đoàn kết, tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên, viên chức Nhà trường hăng say làm việc, thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Và còn nhiều cái “được” nữa trong năm 2012 như doanh thu đạt 256 tỷ đồng, đời sống của CBCNV, giáo viên không ngừng được nâng cao. Chính những điều này đã góp phần tích cực giữ vững mức tăng trưởng, xây dựng Nhà trường phát triển bền vững.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/nhung-cai-duoc-cua-hong-cam-trong-nam-2012-4050.htm” button=”Theo vinacomin”]