Những ngư dân ở Kiên Giang thường sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong đó, nổi bật là nuôi tôm, cua, và cá. Những năm trở lại đây những hộ dân ở vùng này đang chuyển dần sang mô hình nuôi cá song. Đây là một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đôi nét về cá song
Cá song là gì?
Cá song hay còn được gọi với cái tên khác là cá mú. Đây là tên gọi của được dành chung cho các loại cá của chi cá của phân họ Epinephelinae thuộc họ cá mú trong bộ cá vược (Perciformes).
Tập tính của cá song
Nơi sống của cá song là ở những rặng san hô của vùng biển. Loài cá này có đặc điểm nổi bật là trên da có màu sắc rất rực rỡ. Cá song có nhiều loại, khoảng hơn 400 loài giống khác nhau. Tại vùng biển của Việt Nam người dân đã phát hiện khoảng 61 loài. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng loại cá này rất đa dạng về thể loại.
Đặc điểm hình dạng của cá song
Ở bên ngoài cá song có thân dài, dẹp, có miệng lớn, răng nhọn, và có răng nanh. Cá song có xương nắp mang chính có 1 tới 3 gai dẹt. Vây lưng dài liên tục hoặc tách thành hai vây, trên vây có 6-15 gai cứng và 10-30 tia mềm. Vây nằm ở phần ngực chỉ có 1 gai cứng và 5 tia mềm. Đối với loại cá này, xương sống có tới 24 đốt, nhiều loại lên đến 35 đốt.
Tại sao cá song lại mang lại nhiều giá trị kinh tế đến vậy?
Xuất phát từ thực trạng khan hiếm cá song giống
Để có thể nuôi cá song giúp trang trải kinh tế gia đình cũng như phát triển kinh tế lâu dài thì điều đầu tiên cần có là những con cá song giống cùng với cơ sở vật chất như lồng bè nuôi và kiến thức nuôi trồng thủy hải sản.
Và thực trạng khan hiếm cá song giống đang là vấn đề nan giải hiện nay. Theo những người ngư dân hành nghề săn cá song ở vùng đảo Nghệ An thì việc tìm cá song hết sức khó khăn. Cần đánh bắt cá song bằng câu hoặc lưới cào ở độ sâu khoảng hơn vài chục mét. Còn đối với những người không có điều kiện sắm sửa các phương tiện đó thì phải đi xa vài chục cây số. Và lặn xuống nước, dùng lưới để bắt cá.
Hầu hết những người nuôi cá song tại đều chọn giống cá song từ thiên nhiên để có thể mang lại giá trị kinh tế cao. Vì thế đòi hỏi người ngư dân hành nghề săn cá song giống phải dùng cào hay lưới ở độ sâu mới có thể bắt được cá song.
Mặt khác, cá song là giống cá thiên nhiên. Nên lượng cá song thất thường, và điều này làm cho giá cả của cá song giống ngày càng tăng. Việc tìm và đánh bắt cá song giống vốn dĩ đã khó. Và ngày nay ngày càng nhiều ngư dân thấy việc nuôi cá mú có nhiều lợi nhuận hấp dẫn nên số lượng hộ dân nuôi loại cá này càng tăng. Điều này dẫn đến hiện trạng nguồn cùng cấp cá song giống không đủ, dẫn đến khan hiếm và giá cũng bị đẩy lên cao.
Cá song có giá trị dinh dưỡng cao
Cá song hay còn có tên gọi khác là cá mú, là loại cá sống ở vùng biển. Cá song thường sống ở những rặng san hô. Chính vì thế, việc đánh bắt loại cá này không đơn giản như những loại cá khác.
Thịt cá song rất ngọt với mùi hương thơm rất đặc biệt. Điểm nổi bật hơn cả là cá song có giá trị dinh dưỡng cao. Với hàm lượng sắt, đạm, magie, canxi, phốt pho cao nhưng ít chất béo. Ăn cá song giúp cơ thể được bổ sung thêm các axit amin tốt cho cơ thể, nâng cao sức khỏe. Cá song cũng được coi là loại thực phẩm giúp các chị em phụ nữ có làn da khỏe mạnh hơn, lưu giữ nét trẻ của thanh xuân.
Các bộ phận của cá mú đều mang lại những giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ phần thịt, mà những bộ phận khác của cá mú như: đuôi, da, đầu hay ruột cá đều có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn như: cá song hấp xì dầu, lẩu cá song, cá song rán, cá song hấp bia.
Nhiều hộ dân nhận thấy giá trị kinh tế của loài cá song nên đã nuôi trồng và nhân giống. Mặc dù cá song có trọng lượng không lớn. Tuy nhiên, thịt của cá này rất ngọt, thơm và nổi bật hơn cả là thành phần dinh dưỡng cao, khác biệt với những loại cá khác.
Không chỉ tại Việt Nam mà cả những những nước khác trên thế giới loài cá này cũng rất được ưa chuộng. Cá mú đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngư dân vùng biển của Việt Nam. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định kinh tế xã hội.