Mùa Xuân này tròn 40 năm “Ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam”. Nhân sự kiện lịch sử trọng đại này, Tạp chí Vinacomin xin giới thiệu một nhân vật đặc biệt, đó là bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo v.v.
Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định.
Bà sinh năm 1927, tại Đồng Tháp. Mới đây, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của mình, bà công bố cuốn hồi ký “Gia đình – bạn bè và đất nước”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành, gây tiếng vang lớn trong dư luận bạn đọc trong và ngoài nước. Cuốn hồi ký dày hơn 300 trang viết và hàng trăm tấm ảnh tư liệu được chia thành 2 phần, phần hồi ký bao gồm 14 nội dung và phần phụ lục ảnh hàng trăm trang với 170 tấm ảnh tư liệu vô cùng quý giá.
Bằng ngôn ngữ giản dị, chân thành, không triết lý cao siêu, bà đến với bạn đọc bằng tấm lòng của “trái tim đến với trái tim”. Cuốn hồi ký của bà đã thật sự chiếm được cảm tình của người đọc từ những trang viết đầu tiên, đến trang viết cuối cùng. Trong lời giới thiệu cuốn sách, nhà văn Nguyên Ngọc đã viết: “Có thể nói không quá rằng có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau”. Cuốn sách không chỉ là câu chuyện kể về cuộc đời bà, mà qua đó, người đọc sẽ bắt gặp ở đây nhiều tư liệu sống động, bổ ích gắn liền với từng bước chuyển mình của đất nước.
Ở cuốn hồi ký này, người đọc được tiếp cận với một Nguyễn Thị Bình như một cô gái miền Tây Nam Bộ, với ông ngoại là nhà văn hóa Phan Châu Trinh và ông nội vốn là một nghĩa binh phong trào Cần Vương. Gia đình, bạn bè và đất nước cũng không thiếu nét lãng mạn với những chi tiết về mối tình đầu của bà, người bà đã không một lần gặp lại kể từ năm 16 tuổi cho đến chín năm sau, khi hai người đi đến hôn nhân. Ở đó cũng có một Nguyễn Thị Bình trải qua những gian lao trong kháng chiến, những cuộc đàm phán căng thẳng ở Paris, những thăng trầm chính trị trong vai trò là Bộ trưởng Giáo dục và Phó Chủ tịch nước.
Tại buổi ra mắt giới thiệu cuốn Hồi ký, bà Nguyễn Thị Bình nói: “Mục đích của tôi khi viết hồi ký là để lại cho con cháu, bạn bè những trải nghiệm sống, kỷ niệm đẹp của mình. Tôi muốn thay mặt cho bao nhiêu người đã không còn nữa và kể cả người còn sống nói lên những suy nghĩ, suy tư, cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc của thanh niên thế hệ tôi trong giai đoạn đấu tranh cách mạng gian khổ nhưng quang vinh. Chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng đó là thời kỳ đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình, với ý nghĩa là đã sống có mục đích và có lý tưởng”.
Về kỷ niệm sâu sắc nhất của bà tại Hội nghị Pari, cuốn hồi ký và các tài liệu về bà cho biết, trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris, có hai sự kiện là kỷ niệm sâu sắc nhất đối với bà, đó là lần đầu tiên khi bà dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền nam Việt nam xuất hiện ở Hội nghị Paris. Đoàn được đón tiếp rất đặc biệt, gây cho cho bà xúc động mạnh. Phải nói là thế giới họ bất ngờ thấy đại diện của nhân dân miền Nam Việt Nam đang chiến đấu rất ác liệt, giành thắng lợi vang dội lại là một phụ nữ. Điều đó tôi càng thấy trách nhiệm nặng nề trên bàn đàm phán.
Sự kiện thứ hai là kỷ niệm khiến bà không bao giờ quên đó là khi đặt bút ký vào bản “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Khi đó bà rất xúc động và nghĩ rằng đây là kết quả của 20 năm chiến đấu của dân tộc ta với những hy sinh rất to lớn mới có được kết quả này.
Đã có người hỏi bà cuộc đàm phán Hiệp định Paris kéo dài vậy có lúc nào thấy chán và bi quan không? Bà nói là:
“Lúc đó tôi rất chán. Tuy đàm phán có lúc rất khó khăn như vậy nhưng chúng tôi không bao giờ bi quan. Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta nhất định sẽ thắng chỉ có điều thắng lúc nào thôi”.
Lần đầu tiên gặp ông Trần Văn Lắm, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính quyền Sài Gòn tại Hội nghị Paris về Việt Nam, bà cho biết:
“Ông Trần Văn Lắm không dự Hội nghị ở Paris mà ông chỉ đến để ký vào bản Hiệp định tại lễ ký kết. Sau lễ ký, tôi có đến bắt tay ông Trần Văn Lắm. Các đoàn đều tổ chức chiêu đãi, tôi có đến dự cuộc chiêu đãi của đoàn Chính quyền Sài Gòn.
Tôi cảm nhận thấy khi bắt tay mình, họ cũng không vui vẻ gì vì qua ký kết cho thấy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ CMLT ở thế thắng vì vậy họ chỉ bắt tay ngoại giao vậy thôi. Tôi là dân hoạt động ở Sài Gòn nên cũng nói vài câu chuyện không quan trọng về Sài Gòn thôi”.
Bà sinh năm 1927, tại Đồng Tháp. Mới đây, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của mình, bà công bố cuốn hồi ký “Gia đình – bạn bè và đất nước”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành, gây tiếng vang lớn trong dư luận bạn đọc trong và ngoài nước. Cuốn hồi ký dày hơn 300 trang viết và hàng trăm tấm ảnh tư liệu được chia thành 2 phần, phần hồi ký bao gồm 14 nội dung và phần phụ lục ảnh hàng trăm trang với 170 tấm ảnh tư liệu vô cùng quý giá.
Bằng ngôn ngữ giản dị, chân thành, không triết lý cao siêu, bà đến với bạn đọc bằng tấm lòng của “trái tim đến với trái tim”. Cuốn hồi ký của bà đã thật sự chiếm được cảm tình của người đọc từ những trang viết đầu tiên, đến trang viết cuối cùng. Trong lời giới thiệu cuốn sách, nhà văn Nguyên Ngọc đã viết: “Có thể nói không quá rằng có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau”. Cuốn sách không chỉ là câu chuyện kể về cuộc đời bà, mà qua đó, người đọc sẽ bắt gặp ở đây nhiều tư liệu sống động, bổ ích gắn liền với từng bước chuyển mình của đất nước.
Ở cuốn hồi ký này, người đọc được tiếp cận với một Nguyễn Thị Bình như một cô gái miền Tây Nam Bộ, với ông ngoại là nhà văn hóa Phan Châu Trinh và ông nội vốn là một nghĩa binh phong trào Cần Vương. Gia đình, bạn bè và đất nước cũng không thiếu nét lãng mạn với những chi tiết về mối tình đầu của bà, người bà đã không một lần gặp lại kể từ năm 16 tuổi cho đến chín năm sau, khi hai người đi đến hôn nhân. Ở đó cũng có một Nguyễn Thị Bình trải qua những gian lao trong kháng chiến, những cuộc đàm phán căng thẳng ở Paris, những thăng trầm chính trị trong vai trò là Bộ trưởng Giáo dục và Phó Chủ tịch nước.
Tại buổi ra mắt giới thiệu cuốn Hồi ký, bà Nguyễn Thị Bình nói: “Mục đích của tôi khi viết hồi ký là để lại cho con cháu, bạn bè những trải nghiệm sống, kỷ niệm đẹp của mình. Tôi muốn thay mặt cho bao nhiêu người đã không còn nữa và kể cả người còn sống nói lên những suy nghĩ, suy tư, cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc của thanh niên thế hệ tôi trong giai đoạn đấu tranh cách mạng gian khổ nhưng quang vinh. Chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng đó là thời kỳ đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình, với ý nghĩa là đã sống có mục đích và có lý tưởng”.
Về kỷ niệm sâu sắc nhất của bà tại Hội nghị Pari, cuốn hồi ký và các tài liệu về bà cho biết, trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris, có hai sự kiện là kỷ niệm sâu sắc nhất đối với bà, đó là lần đầu tiên khi bà dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền nam Việt nam xuất hiện ở Hội nghị Paris. Đoàn được đón tiếp rất đặc biệt, gây cho cho bà xúc động mạnh. Phải nói là thế giới họ bất ngờ thấy đại diện của nhân dân miền Nam Việt Nam đang chiến đấu rất ác liệt, giành thắng lợi vang dội lại là một phụ nữ. Điều đó tôi càng thấy trách nhiệm nặng nề trên bàn đàm phán.
Sự kiện thứ hai là kỷ niệm khiến bà không bao giờ quên đó là khi đặt bút ký vào bản “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Khi đó bà rất xúc động và nghĩ rằng đây là kết quả của 20 năm chiến đấu của dân tộc ta với những hy sinh rất to lớn mới có được kết quả này.
Đã có người hỏi bà cuộc đàm phán Hiệp định Paris kéo dài vậy có lúc nào thấy chán và bi quan không? Bà nói là:
“Lúc đó tôi rất chán. Tuy đàm phán có lúc rất khó khăn như vậy nhưng chúng tôi không bao giờ bi quan. Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta nhất định sẽ thắng chỉ có điều thắng lúc nào thôi”.
Lần đầu tiên gặp ông Trần Văn Lắm, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính quyền Sài Gòn tại Hội nghị Paris về Việt Nam, bà cho biết:
“Ông Trần Văn Lắm không dự Hội nghị ở Paris mà ông chỉ đến để ký vào bản Hiệp định tại lễ ký kết. Sau lễ ký, tôi có đến bắt tay ông Trần Văn Lắm. Các đoàn đều tổ chức chiêu đãi, tôi có đến dự cuộc chiêu đãi của đoàn Chính quyền Sài Gòn.
Tôi cảm nhận thấy khi bắt tay mình, họ cũng không vui vẻ gì vì qua ký kết cho thấy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ CMLT ở thế thắng vì vậy họ chỉ bắt tay ngoại giao vậy thôi. Tôi là dân hoạt động ở Sài Gòn nên cũng nói vài câu chuyện không quan trọng về Sài Gòn thôi”.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/nguoi-phu-nu-dac-biet-voi-ky-niem-kho-quen-tai-hoi-nghi-pa-ri-4130.htm” button=”Theo vinacomin”]