Tham dự buổi giao lưu văn nghệ “Âm vang Điện Biên” nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Điện Biên do thành ủy – UBND – Hội CCB thành phố Cẩm Phả tổ chức năm 2014, tôi hết sức ngỡ ngàng đến ngạc nhiên khi nhận ra ông Trần Văn Bồng – cán bộ Hội viên CCB và nhân dân là nguyên là chiến sĩ của đơn vị bộ đội chủ lực E151 – F351. Bởi ông Bồng nguyên là tài xế lái máy xúc giỏi ở các máy xúc EGK 4m3 số 3; số 4 những năm 1964 – 1968 ở công trường xúc 1 – Công ty Than Đèo Nai.
Cùng là thợ mỏ Đèo Nai, với mong muốn gặp gỡ, hàn huyên về kỷ niệm những ngày làm than với đồng nghiệp cũ, tôi tìm đến nhà ông Bồng ở tổ 8 – khu phố Diêm Thủy – phường Cẩm Bình – TP. Cẩm Phả. Sau chén trà làm đầu câu chuyện, ông Bồng chia sẻ, năm 1950 khi ông 21 tuổi, cũng như bao thanh niên khác ở thôn Đào Trụ, xã Hoàng Lý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, ông Bồng đã xung phong tình nguyện đi bộ đội. Được tập trung huấn luyện ở đường số 7 – Đô Lương – Nghệ An (Đơn vị 999 quốc phòng – chuyên làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh mới). Năm 1951 đơn vị bộ đội chủ lực E151 – F351 về nhận quân, thế là Trần Văn Bồng chính thức được đứng trong quân ngũ của bộ đội chủ lực (vừa là công binh, pháo binh, bộ binh) hoạt động ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tham gia chiến dịch Hà Nam Ninh.
Từ năm 1953 đơn vị E151 – F351 chuyển lên vùng Nghĩa Lộ, Lai Châu (Tây Bắc) củng cố các căn cứ địa kháng chiến của ta và chuẩn bị làm nhiệm vụ đào giao thông hào, kéo pháo, mở đường vào tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ ngày 15 – 3 – 1954, đơn vị đã tham gia đánh đồi Him Lam, Bản Kéo… Rồi tiếp tục đào giao thông hào, hầm trú ẩn, kéo pháo vào trận địa, đào hào, đào hố làm bếp Hoàng Cầm cho đơn vị anh nuôi và tiếp nhận các hàng: quân trang, quân dụng, lương thực, vũ khí, hậu cần cho quân đội cho đến ngày quân ta đánh chiếm đồi A1, sở chỉ huy Đờ-cát. Tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Mường Thanh giải phóng Điện Biên Phủ. Đơn vị E151 – F351 được lệnh giải quyết hậu quả chiến trường: Rà phá mìn, rải tù binh ra đường, tải thương binh địch giao cho đơn vị hậu cần. Trong quá trình tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Văn Bồng đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, được tặng thưởng 4 Huân chương chiến thắng, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì – hạng Ba, kỷ niệm chương của Bộ Tư Lệnh pháo binh…
Cuối năm 1954, ông cùng một số chiến sỹ Điện Biên được điều chuyển về Tỉnh đội – khu Hồng Quảng làm nhiệm vụ bảo vệ các nhà máy, công trường, tòa thị chính Cẩm Phả (Văn phòng thị ủy trước đây). Năm 1956 được Quân đội cho phục viên, Trần Văn Bồng ở lại luôn Cẩm Phả, xin vào mỏ than Đèo Nai làm nghề lái máy xúc, xây dựng gia đình. Ngày ấy, số máy xúc của Pháp để lại còn 4-5 chiếc, thì máy xúc A1/7 có dung tích gầu 4m3 là hiện đại nhất. Từ năm 1960 – 1963 Liên Xô cũ viện trợ dần cho ta được 3-4 máy xúc EKG 4m3 số 1, số 3 và số 4, Trần Văn Bồng được làm tổ viên, lái máy chính một ca ở máy số 3. Do có tinh thần lao động tốt, xúc đạt sản lượng cao, giữ gìn máy tốt, ngày 29 – 3 – 1963 ông Bồng được chi bộ Đảng Công trường Xúc 1 kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Là đảng viên – Trần Văn Bồng càng gương mẫu trong sản xuất. Năm 1968 trong đợt thi đua chào mừng Thủ tướng Phạm Văn Đồng về làm việc với Ngành than, tổ máy xúc EKG số 3 do Ngô Dần (người được gặp Bác ở phủ Chủ tịch ngày 15/11/1968) làm tổ trường đã xúc đạt sản lượng, năng suất cao được Thủ tướng khen.
86 tuổi đời, vừa nhận huy hiệu 50 tuổi Đảng, ông Trần Văn Bồng luôn tự hào là lính Điện Biên, vẫn hăng hái tham gia sinh hoạt Hội CCB, Hội người cao tuổi, Hội đồng nghiệp nghề máy xúc Đèo Nai. Theo ông, còn sức khỏe, còn đi lại được thì phải sống vui – sống khỏe – sống có ích cho xã hội và gia đình.
Cùng là thợ mỏ Đèo Nai, với mong muốn gặp gỡ, hàn huyên về kỷ niệm những ngày làm than với đồng nghiệp cũ, tôi tìm đến nhà ông Bồng ở tổ 8 – khu phố Diêm Thủy – phường Cẩm Bình – TP. Cẩm Phả. Sau chén trà làm đầu câu chuyện, ông Bồng chia sẻ, năm 1950 khi ông 21 tuổi, cũng như bao thanh niên khác ở thôn Đào Trụ, xã Hoàng Lý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, ông Bồng đã xung phong tình nguyện đi bộ đội. Được tập trung huấn luyện ở đường số 7 – Đô Lương – Nghệ An (Đơn vị 999 quốc phòng – chuyên làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh mới). Năm 1951 đơn vị bộ đội chủ lực E151 – F351 về nhận quân, thế là Trần Văn Bồng chính thức được đứng trong quân ngũ của bộ đội chủ lực (vừa là công binh, pháo binh, bộ binh) hoạt động ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tham gia chiến dịch Hà Nam Ninh.
Từ năm 1953 đơn vị E151 – F351 chuyển lên vùng Nghĩa Lộ, Lai Châu (Tây Bắc) củng cố các căn cứ địa kháng chiến của ta và chuẩn bị làm nhiệm vụ đào giao thông hào, kéo pháo, mở đường vào tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ ngày 15 – 3 – 1954, đơn vị đã tham gia đánh đồi Him Lam, Bản Kéo… Rồi tiếp tục đào giao thông hào, hầm trú ẩn, kéo pháo vào trận địa, đào hào, đào hố làm bếp Hoàng Cầm cho đơn vị anh nuôi và tiếp nhận các hàng: quân trang, quân dụng, lương thực, vũ khí, hậu cần cho quân đội cho đến ngày quân ta đánh chiếm đồi A1, sở chỉ huy Đờ-cát. Tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Mường Thanh giải phóng Điện Biên Phủ. Đơn vị E151 – F351 được lệnh giải quyết hậu quả chiến trường: Rà phá mìn, rải tù binh ra đường, tải thương binh địch giao cho đơn vị hậu cần. Trong quá trình tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Văn Bồng đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, được tặng thưởng 4 Huân chương chiến thắng, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì – hạng Ba, kỷ niệm chương của Bộ Tư Lệnh pháo binh…
Cuối năm 1954, ông cùng một số chiến sỹ Điện Biên được điều chuyển về Tỉnh đội – khu Hồng Quảng làm nhiệm vụ bảo vệ các nhà máy, công trường, tòa thị chính Cẩm Phả (Văn phòng thị ủy trước đây). Năm 1956 được Quân đội cho phục viên, Trần Văn Bồng ở lại luôn Cẩm Phả, xin vào mỏ than Đèo Nai làm nghề lái máy xúc, xây dựng gia đình. Ngày ấy, số máy xúc của Pháp để lại còn 4-5 chiếc, thì máy xúc A1/7 có dung tích gầu 4m3 là hiện đại nhất. Từ năm 1960 – 1963 Liên Xô cũ viện trợ dần cho ta được 3-4 máy xúc EKG 4m3 số 1, số 3 và số 4, Trần Văn Bồng được làm tổ viên, lái máy chính một ca ở máy số 3. Do có tinh thần lao động tốt, xúc đạt sản lượng cao, giữ gìn máy tốt, ngày 29 – 3 – 1963 ông Bồng được chi bộ Đảng Công trường Xúc 1 kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Là đảng viên – Trần Văn Bồng càng gương mẫu trong sản xuất. Năm 1968 trong đợt thi đua chào mừng Thủ tướng Phạm Văn Đồng về làm việc với Ngành than, tổ máy xúc EKG số 3 do Ngô Dần (người được gặp Bác ở phủ Chủ tịch ngày 15/11/1968) làm tổ trường đã xúc đạt sản lượng, năng suất cao được Thủ tướng khen.
86 tuổi đời, vừa nhận huy hiệu 50 tuổi Đảng, ông Trần Văn Bồng luôn tự hào là lính Điện Biên, vẫn hăng hái tham gia sinh hoạt Hội CCB, Hội người cao tuổi, Hội đồng nghiệp nghề máy xúc Đèo Nai. Theo ông, còn sức khỏe, còn đi lại được thì phải sống vui – sống khỏe – sống có ích cho xã hội và gia đình.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/nguoi-lai-may-xuc-gioi-la-linh-dien-bien-10402.htm” button=”Theo vinacomin”]