Đó là cách “ví von” mà Giám đốc Phạm Văn Huyên dùng để nói về hoạt động và nhiệm vụ của Trung tâm Cấp cứu mỏ – Vinacomin. Quả thật như vậy, để xứng đáng là chỗ dựa tin cậy về an toàn cho thợ mỏ, là lực lượng chủ công – nòng cốt trong công tác cấp cứu mỏ của Tập đoàn, lãnh đạo và cán bộ chiến sỹ toàn Trung tâm đã luôn quán triệt một tinh thần xuyên suốt và không bao giờ cho phép mình có phút giây lơ là nhiệm vụ. Đó là làm tốt công tác kiểm tra, phòng ngừa sự cố, không ngừng miệt mài rèn luyện trê
Trao đổi về hoạt động chung của Trung tâm Cấp cứu mỏ, Giám đốc Phạm Văn Huyên cho biết, năm 2015, Trung tâm đã hoàn thành tương đối tốt mọi mặt công tác, đóng góp vào những kết quả đáng ghi nhận của toàn Tập đoàn trong công tác AT – VSLĐ, đặc biệt là số vụ tai nạn lao động và tai nạn lao động nghiêm trọng giảm đáng kể. Với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm tra, phòng ngừa sự cố. Trong năm, Trung tâm đã tiến hành kiểm tra được 418 lượt, trong đó đột xuất 92 lượt và kiến nghị 1297 các lỗi vi phạm về an toàn vệ sinh lao động; thực hiện phân tích 5427 mẫu không khí mỏ để phục vụ công tác phân loại mỏ theo độ xuất khí mêtan tương đối tại các đơn vị trong Tập đoàn. Ngay từ đầu năm, Trung tâm đã ký thoả thuận kế hoạch ứng cứu sự cố và tìm kiếm cứu nạn với 14 Công ty. Và mỗi tháng ít nhất 2 lần Trung tâm thực hiện việc kiểm tra tại một đơn vị, chưa kể những đợt kiểm tra đột xuất đến hầu hết các đơn vị lộ thiên và hầm lò. Chính việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, phòng ngừa sự cố đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc và đảm bảo công tác an toàn VSLĐ của các đơn vị trong Tập đoàn.
“Để có một lần “xuất quân” làm nhiệm vụ cứu hộ, giải quyết các sự cố thì trước đó các chiến sỹ cấp cứu mỏ đã phải đổ mồ hôi rèn luyện bền bỉ, liên tục qua nhiều ngày tháng” – Giám đốc Phạm Văn Huyên khẳng định như vậy. Trong năm 2015, ngoài việc huấn luyện thêm được 18 đội viên CCM chuyên nghiệp, 534 đội viên bán chuyên và đào tạo 146 cán bộ chủ chốt học tập và sử dụng thành thạo thiết bị cấp cứu mỏ, Trung tâm còn phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản để chuyển giao công nghệ míp lò – công nghệ dùng để cách ly các khu vực sự cố hoặc khu vực sản xuất, cho hầu hết các đội viên của Trung tâm bằng một phương thức học rất hiệu quả là “mắt trông, tai nghe, tay thực hành”. Đặc biệt, nhằm nâng cao công tác rèn luyện, tăng cường huấn luyện thể lực cho các đội viên, Trung tâm đã tổ chức “Hội thi chiến sỹ khoẻ” rất thành công, được sự hưởng ứng nhiệt tình tham gia của toàn bộ chiến sỹ. Có thể khẳng định, việc rèn luyện của mỗi chiến sỹ cấp cứu mỏ là vô cùng quan trọng, phải luôn được duy trì hàng ngày từ việc tập thở, đến việc học xử lý các tình huống sự cố tại khu lò thực nghiệm và trải qua các bài kiểm tra, sát hạch một cách khắt khe.
Một điểm nhấn năm 2015 và cũng là thành công của Trung tâm chính là việc tham gia giải quyết hiệu quả vụ cứu hộ sập hầm than ở Hoà Bình. Đây được coi là một chiến công của Trung tâm đã được UBND tỉnh Hoà Bình, Bộ Công thương khen thưởng, ghi nhận. Cuộc cứu hộ đã không chỉ thử thách bản lĩnh mà còn thể hiện trách nhiệm và tình người của những chiến sỹ cấp cứu mỏ TKV. Và để có được những vinh quang đó, mỗi cán bộ, chiến sỹ của Trung tâm Cấp cứu mỏ luôn nhận thức rõ được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình – như “ngọn đèn không bao giờ được phép tắt”…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/ngon-den-khong-duoc-phep-tat-201602031433546117.htm” button=”Theo vinacomin”]