Ngành mía đường Brazil cầu cứu Chính phủ trong đại dịch COVID-19

Related posts

Các nhà sản xuất mía đang cố gắng ‘cầu cứu’ sự giúp đỡ của Chính phủ Brazil để vượt qua đại dịch COVID-19 trước khi bắt đầu mùa thu hoạch mới.

Nhu cầu năng lượng đang sụt giảm rõ rệt trước những biện pháp cứng rắn của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường ethanol, khiến lượng tiêu thụ và giá cả cùng sụt giảm.
Các lãnh đạo ngành công nghiệp này đã bắt đầu thảo luận về gói hỗ trợ cho các khoản nợ tài chính hay mở rộng chương trình nhiên liệu sinh học của Brazil, RenovaBio.
Những lo ngại về nhu cầu đường và ethanol có phần dịu lại khi mùa vụ 2020/21 (bắt đầu vào ngày 1/4) dự kiến tăng sản lượng mía từ 582,9 triệu tấn trong mùa trước lên 596 triệu tấn, theo dự báo của Tổ chức tư vấn Datagro.
Tuy nhiên, các nhà máy ethanol thường tránh dự trữ mía vì nguyên liệu thô dễ bị hư hỏng sau khi thu hoạch. Cũng như ethanol thủy tinh, mức tiêu thụ xăng E27 giảm mạnh, một phần do Chính phủ yêu cầu hạn chế đi lại.
Thống kê nửa cuối tháng 3 cho thấy nhu cầu xăng giảm từ 30 – 50% so với nửa đầu tháng, theo các nhà phân phối, thương nhân và môi giới nhiên liệu được khảo sát, trong khi tuần cuối cùng của tháng cho thấy mức giảm lên tới 50 – 70%.
Sự sụt giảm khiến các nhà phân phối của Tập đoàn Raízen dự báo họ có thể điều chỉnh khối lượng hợp đồng ethanol dài hạn để đối phó với cuộc khủng hoảng nhu cầu đang ngày càng sâu rộng cùng với đại dịch. Hiện tại, ethanol khan có trong xăng được pha trộn với tỉ lệ 27%.
Cần gấp các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
Trừ khi tình hình được cải thiện, nếu không việc giá cả sụp đổ có thể khiến nhiều nhà sản xuất thiệt hại nặng nề, các quan chức ngành công nghiệp chia sẻ với trang tin Argus.
Trong nửa đầu tháng 3, doanh số bán ethanol trung bình ở khu vực trung tâm Nam Brazil đạt 1,07 tỉ lít, giảm 9,7% so với năm trước, theo dữ liệu từ Hiệp hội Ngành công nghiệp Đường và Ethanol Unica.
Để ngăn chặn làn sóng phá sản, Liên đoàn những người sản xuất mía đường Brazil (Feplana) nói rằng, họ đang tìm đến các Bộ trưởng nông nghiệp, mỏ, năng lượng và kinh tế với hi vọng tìm ra giải pháp hỗ trợ nhà sản xuất; đồng thời kéo dài thời gian đáo hạn các khoản nợ nông thôn tới năm 2020 và mở rộng chương trình khử carbon cho các nhà sản xuất độc lập.
Feplana cũng nhắc lại việc cấp thiết dỡ bỏ hạn chế đối với quá trình bán hàng từ các nhà máy đến khâu phân phối, bởi đây là điều quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất ở khu vực Đông Bắc.
“Thanh khoản ethanol ngày một kém và tồn đọng nhiều. Nhiều nhà sản xuất không thể thanh toán các khoản nợ của họ trong khi tiền công chi trả cho tỉ lệ trữ đường (CCS) của mía sụt giảm”, ông Alexandre Andrade Lima, Chủ tịch Feplana cho biết.
Vào cuối tháng 3, Liên minh Nông nghiệp Quốc gia Brazil (CNA) đã gửi đề xuất tới Bộ Nông nghiệp đề nghị kéo dài thời gian đáo hạn nợ cho các bộ phận của chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng.
Cụ thể, CNA đề xuất gia hạn thêm 6 tháng đối với các khoản thanh toán không lãi suất và chịu tác động ngoại hối, ngoài ra, cần linh hoạt để tiếp cận và thảo luận lại các khoản tín dụng nông thôn cũng như gia hạn thanh toán thuế.
Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ duy trì một cuộc đối thoại thường trực với các đại diện ngành nông nghiệp và chăn nuôi; đồng thời các đề xuất đang được thảo luận với Ban quản lí khu kinh tế của Chính phủ.

$(‘table.contentimg’).wrap(”);
$(‘.box-relate’).each(function () { if ($(this).width() > 480) $(this).width(480); });
$(‘.contentimg img’).each(function () {
if ($(this).width() > 480) $(this).width(480).height(‘auto’);
$(this).wrap(““);
});
$(“.contentimg td”).css(“text-align”, “center”);
$(“#abody span”).css(“font-size”, “14px”);
$(“div.player_div”).wrap(“

[odex-source url=”http://vinanet.vn/cong-nghiep/nganh-mia-duong-brazil-cau-cuu-chinh-phu-trong-dai-dich-covid-19-727363.html” button=”Theo Vinanet.vn”]

Bài sau

Chuyên mục