Mùa Đông năm 2006. Trời rét căm căm. Mưa bay lất phất. Tại gia đình Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Vũ Thị Hòa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Lao động ngành Than có hai cha con một người bệnh đã được các bệnh viện lớn “giả về” hành khất gõ cửa với nhu cầu khẩn thiết. Bệnh bụi phổi quá nặng vì nghề xay cà phê thuê của chàng trai 28 tuổi Lê Đức Hiệp, quê Lâm Hà, Lâm Đồng đã khiến anh suy sụp hoàn toàn. Người cha Lê Văn Tứ buông chiếc ba lô đã rách quỳ xuống trước nhà Bác sỹ Hòa.
Không một chút ngần ngại, Bác sỹ Hòa đưa hai cha con đến Trung tâm kiểm tra tình trạng bệnh tình và xin ý kiến lãnh đạo Tập đoàn. Bác sỹ Hòa được lãnh đạo Tập đoàn ủng hộ và giao quyền tự quyết theo chuyên môn nghề nghiệp của mình. Ngay sau đó, kíp thực hiện nhiệm vụ rửa phổi được họp bàn và quyết định triển khai ngay. Do bệnh của Lê Đức Hiệp quá nặng, Bác sỹ Hòa phải đưa ra phương án rửa từng bên phổi một.
Mới rửa được một lá phổi, môi của Hiệp đã hồng trở lại. Tại phòng hồi sức, ông Lê Văn Tứ, cha đẻ của Hiệp đã òa khóc vì sung sướng: “TKV đã sinh ra con tôi lần thứ hai rồi”. Ông cũng không khỏi bàng hoàng vì dòng nước từ lá phổi của Hiệp đen một màu bụi cà phê. Năm ngày sau đó, Hiệp được đưa vào rửa tiếp lá phổi thứ hai. Và cũng chỉ sau đó một tuần, Hiệp cùng cha đã đi lại, tập luyện xung quanh Trung tâm để sớm có thể xuất viện.
Buổi sáng ngày 27 Tết năm đó là một ngày không quên với tập thể các y bác sỹ Trung tâm Y tế Lao động ngành Than. Họ chia tay hai cha con Hiệp về Lâm Đồng để kịp ăn Tết với gia đình. Cặp bánh chưng và cân giò do Trung tâm tặng vẫn còn nóng hổi. Niềm vui như càng nhân lên khi lãnh đạo Tập đoàn do ông Đoàn Văn Kiển (nguyên Tổng giám đốc) đến thăm và quyết định tặng toàn bộ chi phí rửa phổi trị giá trên 20 triệu đồng cho gia đình Hiệp. Đây là nghĩa cử thật nhân văn và ấm áp tình người.
Mới đó mà đã 8 năm…
…Tôi đến gia đình Bác sỹ Hòa vào một chiều cuối Thu. Bác sỹ Hòa vui mừng cho biết, Nhạc sỹ Lê Chí Phúc (nguyên Trưởng ban Thanh tra Bảo vệ Tập đoàn đã nghỉ hưu) cũng vừa báo tin, bài hát “Ngàn lời Yêu thương” do ông sáng tác kể về câu chuyện này đã được Huy chương Bạc tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng TKV 2014. Niềm vui tràn ngập trong lòng, Bác sỹ Hòa say sưa kể về xuất xứ bài hát từ một chuyến đi đầy ấn tượng của các cán bộ cơ quan Tập đoàn cùng một số giám đốc các mỏ mới được nghỉ hưu vào Tây Nguyên dịp cuối năm 2013 và có dịp vào thăm gia đình ông Tứ với nhiều cung bậc cảm xúc. Đoàn có trên 20 người, trong đó có ông Phùng Mạnh Đắc, ông Dương Văn Hoà (nguyên Phó TGĐ Tập đoàn) đã không thể từ chối được bữa cơm tại gia đình ông Tứ. “Nếu các bác không ở lại, em chỉ biết khóc thôi…” – Ông Tứ nghẹn lời.
Bác sỹ Hòa tâm sự: Rửa phổi cho Hiệp là một quyết định khá mạo hiểm trong đời làm nghề của mình. Vì đây là tiến bộ y học được áp dụng đầu tiên ở nước ta và cũng chỉ có ở Trung tâm Y tế Lao động ngành Than. Khi đó, chị phải đứng trước rất nhiều áp lực: Áp lực bệnh nhân là đối tượng nhân dân, nằm ngoài nhiệm vụ của Trung tâm, nếu điều xấu xảy ra, chị sẽ phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm. Áp lực trước những cái vái lạy đầy nước mắt của người cha khốn khó đã gần như tuyệt vọng trước số phận hẩm hiu của con mình. Phía sau Hiệp còn người vợ trẻ và một cậu con trai. Và rồi cái tâm của chị đã thắng. Giờ đây Hiệp hoàn toàn khỏe mạnh, đã có thêm một cậu con trai.
Suốt tám năm qua, gia đình Lê Đức Hiệp, mặc dù không có điều kiện đi lại để thăm hỏi lãnh đạo Tập đoàn và các y bác sỹ Trung tâm, nhưng luôn gọi điện, hỏi thăm và coi “TKV” như những người thân yêu nhất. “Công to, việc nhỏ gia đình Hiệp đều gọi điện hỏi ý kiến chị, cứ như cái gì chị cũng biết vậy!” – Bác sỹ Hòa kể.
Rời nhà bác sỹ Hoà, trong tôi âm vang giai điệu ca khúc “Ngàn lời yêu thương” của nhạc sỹ Lê Chí Phúc với những ca từ giống như trong một câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Không một chút ngần ngại, Bác sỹ Hòa đưa hai cha con đến Trung tâm kiểm tra tình trạng bệnh tình và xin ý kiến lãnh đạo Tập đoàn. Bác sỹ Hòa được lãnh đạo Tập đoàn ủng hộ và giao quyền tự quyết theo chuyên môn nghề nghiệp của mình. Ngay sau đó, kíp thực hiện nhiệm vụ rửa phổi được họp bàn và quyết định triển khai ngay. Do bệnh của Lê Đức Hiệp quá nặng, Bác sỹ Hòa phải đưa ra phương án rửa từng bên phổi một.
Mới rửa được một lá phổi, môi của Hiệp đã hồng trở lại. Tại phòng hồi sức, ông Lê Văn Tứ, cha đẻ của Hiệp đã òa khóc vì sung sướng: “TKV đã sinh ra con tôi lần thứ hai rồi”. Ông cũng không khỏi bàng hoàng vì dòng nước từ lá phổi của Hiệp đen một màu bụi cà phê. Năm ngày sau đó, Hiệp được đưa vào rửa tiếp lá phổi thứ hai. Và cũng chỉ sau đó một tuần, Hiệp cùng cha đã đi lại, tập luyện xung quanh Trung tâm để sớm có thể xuất viện.
Buổi sáng ngày 27 Tết năm đó là một ngày không quên với tập thể các y bác sỹ Trung tâm Y tế Lao động ngành Than. Họ chia tay hai cha con Hiệp về Lâm Đồng để kịp ăn Tết với gia đình. Cặp bánh chưng và cân giò do Trung tâm tặng vẫn còn nóng hổi. Niềm vui như càng nhân lên khi lãnh đạo Tập đoàn do ông Đoàn Văn Kiển (nguyên Tổng giám đốc) đến thăm và quyết định tặng toàn bộ chi phí rửa phổi trị giá trên 20 triệu đồng cho gia đình Hiệp. Đây là nghĩa cử thật nhân văn và ấm áp tình người.
Mới đó mà đã 8 năm…
…Tôi đến gia đình Bác sỹ Hòa vào một chiều cuối Thu. Bác sỹ Hòa vui mừng cho biết, Nhạc sỹ Lê Chí Phúc (nguyên Trưởng ban Thanh tra Bảo vệ Tập đoàn đã nghỉ hưu) cũng vừa báo tin, bài hát “Ngàn lời Yêu thương” do ông sáng tác kể về câu chuyện này đã được Huy chương Bạc tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng TKV 2014. Niềm vui tràn ngập trong lòng, Bác sỹ Hòa say sưa kể về xuất xứ bài hát từ một chuyến đi đầy ấn tượng của các cán bộ cơ quan Tập đoàn cùng một số giám đốc các mỏ mới được nghỉ hưu vào Tây Nguyên dịp cuối năm 2013 và có dịp vào thăm gia đình ông Tứ với nhiều cung bậc cảm xúc. Đoàn có trên 20 người, trong đó có ông Phùng Mạnh Đắc, ông Dương Văn Hoà (nguyên Phó TGĐ Tập đoàn) đã không thể từ chối được bữa cơm tại gia đình ông Tứ. “Nếu các bác không ở lại, em chỉ biết khóc thôi…” – Ông Tứ nghẹn lời.
Bác sỹ Hòa tâm sự: Rửa phổi cho Hiệp là một quyết định khá mạo hiểm trong đời làm nghề của mình. Vì đây là tiến bộ y học được áp dụng đầu tiên ở nước ta và cũng chỉ có ở Trung tâm Y tế Lao động ngành Than. Khi đó, chị phải đứng trước rất nhiều áp lực: Áp lực bệnh nhân là đối tượng nhân dân, nằm ngoài nhiệm vụ của Trung tâm, nếu điều xấu xảy ra, chị sẽ phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm. Áp lực trước những cái vái lạy đầy nước mắt của người cha khốn khó đã gần như tuyệt vọng trước số phận hẩm hiu của con mình. Phía sau Hiệp còn người vợ trẻ và một cậu con trai. Và rồi cái tâm của chị đã thắng. Giờ đây Hiệp hoàn toàn khỏe mạnh, đã có thêm một cậu con trai.
Suốt tám năm qua, gia đình Lê Đức Hiệp, mặc dù không có điều kiện đi lại để thăm hỏi lãnh đạo Tập đoàn và các y bác sỹ Trung tâm, nhưng luôn gọi điện, hỏi thăm và coi “TKV” như những người thân yêu nhất. “Công to, việc nhỏ gia đình Hiệp đều gọi điện hỏi ý kiến chị, cứ như cái gì chị cũng biết vậy!” – Bác sỹ Hòa kể.
Rời nhà bác sỹ Hoà, trong tôi âm vang giai điệu ca khúc “Ngàn lời yêu thương” của nhạc sỹ Lê Chí Phúc với những ca từ giống như trong một câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/ngan-loi-yeu-thuong-ra-doi-nhu-the-9154.htm” button=”Theo vinacomin”]