Chuyện từ thời “bao cấp”, cách đây hơn ba mươi năm. Ngày ấy, hàng hóa, thực phẩm khan hiếm. Dịp cuối năm, mối lo của các ông lãnh đạo mỏ là làm sao có thịt, gạo nếp, đỗ xanh v.v. cho công nhân ăn Tết. Quang cảnh chia hàng Tết và tâm trạng của công nhân khi ấy ra sao, Tạp chí Vinacomin đã nêu trong số Xuân năm ngoái. Ở đây, qua câu chuyện này, chúng tôi muốn đề cập tới việc thưởng Tết nói riêng và bình xét thưởng, nói chung.
Phần thưởng độc đáo ấy khiến CNCB trong Xí nghiệp bình luận râm ran rằng, bữa ăn ba ngày Tết, nhà ai chẳng có giò mà lại đi tặng giò! Miếng giò bày ra mâm cỗ thì giò nào chẳng phải là giò! Rằng, nếu phần thưởng là tờ lịch, treo trên tường, khách vào nhà, nhìn hàng chữ trên lịch biết ngay đơn vị tặng. Đằng này, phần thưởng là khúc giò, dù ngon đến đâu thì cũng chẳng ai biết đó là giò Giám đốc tặng v.v. Nhiều người nghĩ thế nhưng không phải thế. Người kể chuyện này đã mấy lần đến chúc Tết những gia đình được thưởng giò, dù không đúng bữa, chủ nhà cũng thái ra đĩa giò, rót rượu mời khách rồi nâng đĩa giò lên, trịnh trọng: “Các bác nếm miếng giò. Ngon lắm. Giò Giám đốc thưởng đây…”. Lời mời của gia chủ lúc này là niềm hân hoan, kiêu hãnh, được “khoe” đúng dịp, công khai mà kín đáo; lại vừa là sự hiếu khách, vừa là niềm tự hào và nó lan tỏa đến tận hôm nay. Các cụ xưa nói “Miếng ngon nhớ lâu” là thế.
Lại nhớ chuyện trong sách cổ. Chuyện rằng, dịp Tết, vua nước Lỗ không chia phần thịt cho Khổng Tử, Khổng Tử liền bỏ nước Lỗ mà đi. Cũng theo sách cổ, Khổng Tử cực kỳ khó tính trong ăn uống. Khổng Tử từng nói “Miếng thịt không vuông – không ăn!”. Nhiều người hiểu lầm Khổng Tử vì tham miếng thịt mà bỏ cả Tổ quốc. Nhưng không phải vậy! Miếng thịt lúc đó là thước đo sự đánh giá, sự trân trọng của đế vương với bậc hiền tài. Nhà vua không chia phần thịt cho Khổng Tử tức là coi Khổng Tử không là gì. Vậy thì, những ý kiến của Khổng Tử (bây giờ ta thường gọi là tham mưu) làm sao mà được vua tin! Thì Khổng Tử còn ở lại với nước Lỗ làm gì!.
Món quà Tết độc đáo chúng tôi kể trên cũng vậy, không thuần túy là miếng ngon trong thời bao cấp gian khó mà hơn thế, đó là sự trân trọng của lãnh đạo với những người hết lòng vì sự phát triển của đơn vị; là hành vi ứng xử văn hóa của bậc minh chủ. Bởi vậy, dù làm việc ở nơi xa xôi, nhiều gian khó, những người thợ ngày ấy vẫn gắn bó với Xí nghiệp và đã lập những thành tích xuất sắc lưu truyền mãi đến hôm nay.
Bây giờ hàng hóa ở đâu cũng ê hề, có tiền, ai thích mua gì thì mua. Do đó, không ít ông lãnh đạo thể hiện sự trân trọng tới những người thợ giỏi, thợ xuất sắc bằng những phần thưởng, những ưu đãi mang giá trị vật chất lớn hơn. Đó là đài thọ kinh phí đi tham quan du lịch nước ngoài; ưu đãi về phân phối chỗ ở, tuyển dụng vợ con vào đơn vị làm việc v.v. Những chính sách ưu đãi ấy có tác dụng kích khích cổ vũ phong trào thi đua, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Tập đoàn.
Tuy nhiên, có nơi, có lúc, chính sách ưu đãi tốt đẹp đó bị lạm dụng. Nhiều CNCB giỏi, xuất sắc chưa được tôn vinh xứng đáng. Khổng Tử nói “Miếng thịt không vuông – không ăn”. Ấy là Khổng Tử muốn đề cao sự công bằng, sự rạch ròi trong ứng xử, trong ăn chia… Sự ứng xử không công bằng, không rạch ròi sẽ có tác dụng ngược, kìm hãm sự phát triển. Nhân văn khẳng định như vậy.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/mon-qua-tet-doc-dao-4083.htm” button=”Theo vinacomin”]