Rót chén nước chè mời khách, bà Hồ Thị Hải, chủ quán nước gần văn phòng Công ty than Mạo Khê chậm rãi kể, trước đây bà là công nhân vận tải tàu điện số 1 của Công ty. Chỗ đất này (gần văn phòng Công ty) là của người cô của bà, trước làm ngành ăn Công ty, được Công ty than Mạo Khê cấp cho. Bây giờ nghỉ hưu bà mở quán nước bán cho vui. “Con tôi, hai đứa cũng đều vào mỏ làm đấy. Thằng lớn, Nhâm Sỹ Thành, học ngành Cơ điện Tuyển khoáng. Nó chuyển mấy đơn vị, Khai thác 2 rồi Khai thác 8, giờ về làm K
Đang trao đổi với anh Quân thì quản đốc Vũ Văn Ngôi từ trong ra lò. Anh vừa tắm, tóc vẫn còn ướt, hai hàng mi mắt vẫn còn bụi than đen như được kẻ chì. Anh cho biết, đơn vị đang khai thác ở lò chợ vỉa 7. Vỉa này có chiều dày tới 8 mét nhưng dốc đến 45 độ. Do vậy, Công ty áp dụng công nghệ khai thác ngang nghiêng. Công nghệ này được áp dụng ở Công ty than Mạo Khê từ năm những 1996, rất phù hợp với điều kiện vỉa dốc và cho hiệu quả cao. Tỷ lệ thu hồi than triệt để lên tới 90%, một con số lý tưởng trong công nghệ khai thác hầm lò. Bình thường, theo tính toán nếu tỷ lệ thu hồi than đạt 70% là đã đảm bảo yêu cầu. Với điều kiện địa chất các vỉa than của Mạo Khê chủ yếu vỉa dày và dốc nên Công ty áp dụng công nghệ này ở nhiều vỉa như Khai thác 1, Khai thác 4, Khai thác 5, Khai thác 7 và Khai thác 9 v.v. Công nghệ này được chống lò bằng giá chống XDY, khấu than bằng khoan nổ mìn. Từ các đường lò dọc vỉa bám trụ song song và cách nhau chỉ 10 mét, đơn vị đào các thượng cắt chợ nghiêng trong vỉa than dầy và tổ chức khấu rút. Ngoài ra, công nghệ này còn có hệ số an toàn cao. Anh Ngôi cho biết thêm, đây là một lò chợ khó khăn trong khai thác vì trụ vỉa có lớp sét dầy đến 3 mét. Khi gặp nước, lớp đất sét này trương nở, gây bùng nền rất khó khăn trong việc chống giữ lò. Mặt khác, chất lượng than cũng thấp, độ tro trung bình tới 35%, chủ yếu là cám 6. Để đảm bảo chất lượng than, trong quá trình khai thác, anh em tổ chức bóc tách đất đá ngay trong lò.
Tiếp chúng tôi tại văn phòng Công ty, anh Nhữ Xuân Hinh, Phó Chánh văn phòng Công ty tâm sự, để thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2011 đạt 1,9 triệu tấn, đào 27 ki lô mét đường lò, doanh thu khoảng 1580 tỷ đồng, Công ty tổ chức 13 công trường khai thác và 5 công trường đào lò. Hiện nay các diện sản xuất của Công ty ngày càng xuống sâu. Khai thác xuống sâu, áp lực mỏ lớn, lượng khí và nước thoát ra trong các vỉa than nhiều, làm cho nguy cơ mất an toàn tăng cao. Cùng với đó, các diện sản xuất lại nằm ở cuối ruộng mỏ, gần phay phá. Một số diện khai thác tận thu các phần tài nguyên nhỏ lẻ, chiều dày vỉa than và chiều dày lớp đất đá kẹp trong vỉa thay đổi nhiều, làm tăng độ tro, chất lượng than kém… Khó khăn chồng chất, nhưng Công ty đã chủ động trong điều hành, huy động tối đa các diện sản xuất và chỉ đạo từng đơn vị hoàn thành kế hoạch sản xuất từng ngày, từng ca để đạt được kế hoạch tháng, quý, năm. Công ty thực hiện quy chế quản trị chi phí sản xuất chặt chẽ ở từng khâu như cấp phát vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao chất lượng than ngay từ khâu sản xuất… để trong điều kiện khó khăn vẫn phấn đấu đảm bảo sản lượng và doanh thu. Công ty kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả trong việc mua sắm vật tư, phụ tùng sửa chữa thiết bị; hay củng cố, quy hoạch hợp lý hệ thống kho cấp phát vật tư tại mặt bằng +17, đổ bê tông nền kho, phân loại, sắp xếp vật tư hợp lý… để nâng cao chất lượng quản lý vật tư. Nhờ áp dụng nhiều biện pháp cụ thể và thiết thực, nên trong khó khăn, Mạo Khê vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Tập đoàn giao.
Bằng những giải pháp công nghệ phù hợp, Mạo Khê vẫn đưa ra kế hoạch khai thác trước mắt cho mình đến năm 2015, duy trì sản lượng 2 triệu tấn/năm. Đồng thời Công ty tiếp tục khoan thăm dò bổ sung trữ lượng, lập dự án xuống sâu bằng công nghệ giếng đứng để tiến tới tăng sản lượng cao hơn. Công ty đang tích cực phối hợp cùng Viện Khoa học Công nghệ mỏ nghiên cứu giải pháp công nghệ chèn lò cũng như giải phóng mặt bằng… để khai thác hết phần trữ lượng tài nguyên tại mức -150 trở lên dự kiến trên 11 triệu tấn. Công ty tập trung đào lò về khu Tây Bắc II để mở rộng và duy trì sản xuất. Khu vực này trước đây đã có lò Pháp khai thác, hiện nay không còn tài liệu cập nhật nên trong quá trình đào lò phải kết hợp cả việc thăm dò và tháo nước trong các đường lò cũ mới đảm bảo an toàn. Đây cũng là một trở ngại lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào lò và khai thác. Mặt khác, với điều kiện địa chất 62% các vỉa than của Công ty có độ dốc đứng đến trên 45 độ như đã nói ở trên, việc áp dụng công nghệ cơ giới hóa để tăng sản lượng là rất khó khăn. Những thách thức đang ở phía trước, nhưng với bề dày truyền thống, tin rằng thợ mỏ Mạo Khê sẽ vượt qua tất cả, tạo sự bình yên để hàng năm vẫn cung cấp cho Tổ quốc hàng triệu tấn “vàng đen” phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/mao-khe-tu-pho-mo-den-cong-truong-883.htm” button=”Theo vinacomin”]