Kể từ khi thành lập Tổng Công ty Than (hiện nay là Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam) tới nay, Tập đoàn đã có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt trong 5 năm 2004 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của Tập đoàn thường xuyên trên 12%. Từ chỗ sản lượng than chỉ đạt 27 triệu tấn vào năm 2004 thì năm 2010, con số đó là trên 47 triệu tấn. Đây chính là kết quả của quá trình triển khai các nhiệm vụ khoa học trọng điểm nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa, hiện đại hóa khai thác và định hướng ứn
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Than và tới đây sẽ tiếp tục phê duyệt Quy hoạch phát triển các loại khoáng sản quan trọng khác như bôxit, titan. Như vậy, nhiệm vụ của Tập đoàn trong thời gian tới khá nặng nề với sản lượng ngày một tăng cao. Theo đó, để cùng Tập đoàn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, Viện KHCN Mỏ cần: (1)Tập trung triển khai, nghiên cứu, đưa vào áp dụng được những vấn đề về cơ giới hoá, đặc biệt trong khai thác hầm lò. Cơ giới hoá ở lộ thiên đã đạt được tỷ lệ cao tương đối so với trình độ phát triển chung của khu vực và trên thế giới, tuy nhiên, điều kiện khai thác ngày một khó khăn hơn khi các mỏ than lộ thiên dần được khai thác hết. Trong khi đó, để khai thác than hầm lò một cách hiệu quả và an toàn nhất không thể sử dụng những cách thức thủ công mà nhất thiết phải ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất. Cơ giới hoá ở các mỏ hầm lò hiện nay đang đạt tỷ lệ rất thấp, mới đạt khoảng 3%. Cho nên tới đây, nhiệm vụ của Viện là làm sao tăng nhanh tỷ lệ này, đạt con số khoảng 30% trong vòng 10 năm tới. (2) Viện cần phải tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên than và các loại khoáng sản khác của đất nước, nâng cao tỷ lệ thu hồi cũng như giải quyết bài toán về môi trường, đảm bảo khai thác mỏ hài hoà thân thiện với cộng đồng, với môi trường cũng như vấn đề về nâng cao hệ số an toàn trong khai thác than và các loại khoáng sản. (3) Viện phải đáp ứng các vấn đề quản lý theo mô hình quản lý hiện đại, giám sát được quá trình khai thác ở các mỏ, đặc biệt là các mỏ hầm lò, cũng như đưa vào các thiết bị theo dõi giám sát và quản lý hiện đại, đưa trình độ phát triển công nghệ mỏ chúng ta lên tầm với khu vực và trên thế giới trong thời gian 5-10 năm tới đây. Để làm được những điều này, bên cạnh việc không ngừng đào tạo nguồn nhân lực có học vấn và trình độ chuyên môn cao, Viện cần không ngừng đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm đạt trình độ kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới; hợp tác với các đối tác trong và nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng đòi hỏi triển khai các công tác khoa học vào thực tiễn sản xuất ở Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam.
Nhân dịp Viện KHCN Mỏ kỷ niệm 40 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì, Lãnh đạo Tập đoàn xin chúc các Viện sỹ, các Nhà khoa học cùng toàn thể CBCNV của Viện dồi dào sức khỏe, không ngừng khơi dậy tiềm năng chất xám của mình đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp KHCN của Ngành, luôn kề vai sát cánh cùng những người Thợ mỏ đưa ngành Than – Khoáng sản VN phát triển bền vững.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/khoa-hoc-cong-nghe-chia-khoa-cho-phat-trien-ben-vung-3080.htm” button=”Theo vinacomin”]