Trong tài chính, những khoản nợ như con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp. Nó có thể đẩy doanh nghiệp đó tới bờ vực phá sản nếu vay quá nhiều. Tuy nhiên nếu một khoản nợ được sử dụng phù hợp sẽ giúp đem lại những hiệu quả hơn trong kinh doanh. Thế khi nào doanh nghiệp nên vay nợ và khi vay nợ họ cần lưu ý những ý, cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây bạn nhé!
Nguyên nhân vay nợ
Để một doanh nghiệp vay nợ thường có rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên nhiều chuyên gia chỉ ra rằng nguyên nhân quan trọng nhất đó chính là mục đích vay. Khi doanh nghiệp cần đầu tư phát triển một dự án nào đó hoặc mở rộng quy mô thì khoản tài chính từ vay nợ sẽ là giải pháp cần thiết.
Trong những trường hợp như vậy, chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho các khoản vay có thể ít hơn chi phí điều động nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp vay nợ sẽ góp phần giúp người lãnh đạo thận trọng hơn trong những quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, do nợ trong báo cáo tài chính là một trong các chi phí cố định, doanh nghiệp sẽ gặp những rắc rối không nhỏ nếu để tình trạng nợ quá nhiều. Khi doanh nghiệp của bạn kinh doanh có lợi nhuận hay thua lỗ thì vẫn nên đảm bảo việc trả lãi vay đúng kỳ hạn và đến khi đáo hạn phải trả nợ gốc đầy đủ. Bởi gia tăng khoản nợ trong mỗi doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm các rủi ro tài chính khác. Vì vậy, người điều hành cần xem xét kỹ lưỡng khi nào doanh nghiệp nên vay nợ là hợp lý.
Những điều cần lưu ý khi doanh nghiệp vay nợ
Quyết định vay nợ hay vay tiền nhanh luôn đi kèm với lo lắng và khó khăn của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Thấu hiểu vấn đề đó, dưới đây là những điều cần lưu ý khi doanh nghiệp vay nợ mà bạn nên biết.
Cân nhắc nhu cầu
Doanh nghiệp cần có những kế hoạch cụ thể trong việc đi vay và sử dụng nguồn vốn vay nợ đó một cách hiệu quả. Đó cũng là cách để bạn xác định khi nào doanh nghiệp nên vay nợ và vay bao nhiêu là đủ.
Có những trường hợp, khi lãi suất giảm và chi phí vay trở nên rẻ hơn, doanh nghiệp rất dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay. Khi đó, doanh nghiệp cần phải tỉnh táo trong các quyết định vay dựa trên nhu cầu thực sự cần thiết. Vì nếu không xác định rõ nhu cầu, rất nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng sử dụng vốn vay không hiệu quả mà sẽ còn phải chi trả thêm lãi suất của khoản vay.
Vay ngắn hạn hay dài hạn ?
Một điểm lưu ý tiếp theo khi doanh nghiệp vay nợ đó chính là đảm bảo vay đúng loại nợ cần thiết. Vì các khoản nợ sẽ chia làm 2 loại là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nếu đi vay một khoản nợ ngắn hạn không khi vấn đề kinh doanh lại cần là khoản vay dài hạn thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những rắc rối tài chính khó lường.
Cụ thể như, đến hạn thanh toán khoản vay, nếu doanh nghiệp không đủ tài chính để thực hiện nghĩa vụ nợ thì vẫn sẽ bị buộc trả nợ dưới nhiều hình thức khác nhau như bán tháo tài sản,…. Vì thế, các chuyên gia tài chính khuyên rằng doanh nghiệp chỉ sử dụng các khoản vay ngắn hạn khi có nhu cầu kinh doanh trong ngắn hạn.
Đối với những trường hợp việc kinh doanh tăng trưởng vẫn liên tục và đều đặn trong thời gian dài. Doanh nghiệp nên xem xét loại vay dài hạn hơn như tăng hạn mức khoản nợ dựa vào doanh thu của doanh nghiệp, khoản phải thu, tỷ lệ hàng tồn kho…
Lên kế hoạch hiệu quả
Một trong những nguyên do quan trọng dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ là việc không tính toán kỹ lưỡng sử dụng khoản nợ như thế nào trước khi vay. Vì thế, các chuyên gia tài chính có lời khuyên, doanh nghiệp nên dành thời gian cho việc lên kế hoạch cụ thể việc sử dụng nguồn vốn và vay nợ. Đặc biệt, khi doanh nghiệp có kế hoạch hiệu quả sẽ giúp dự trù được những tình huống xấu khi sử dụng vốn vay và ước lượng khả năng trả nợ.
Việc lên kế hoạch vay tiền ngân hàng hay vay tiền nhanh online từ trước còn giúp doanh nghiệp có những cơ hội tìm hiểu các nguồn vay khác nhau. Bên cạnh đó còn giúp đàm phán các điều khoản vay có lợi nhất. Lập kế hoạch cũng giúp doanh nghiệp cân đối thu chi phù hợp, phân tích dòng tiền, tài sản và các khoản nợ.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc khi nào doanh nghiệp nên vay nợ và những điều cần lưu ý khi vay nợ. Nếu biết tận dụng tốt những lợi ích từ nợ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra thu nhập nhiều hơn chi phí lãi vay, hỗ trợ vượt qua những khó khăn.