Một lần, thợ lò trẻ Nguyễn Huy Tuấn mới ra trường tâm sự với Nhân Văn: “Cháu thấy các bác lãnh đạo công trường thường hay quát mắng mỗi khi có sự cố anh em gặp phải làm cho sản lượng than khai thác không đảm bảo theo kế hoạch. Có nhiều lỗi không phải do chúng cháu gây ra nhưng đều bị khiển trách và có những lời lẽ khó nghe… Điều đó làm cho cháu cảm thấy chán nản mỗi khi đi làm”. Cùng với Tuấn là không ít thợ lò trẻ đều có tâm trạng như vậy mỗi khi giãi bầy về tâm lý trong công việc như vậy. Đa phần thợ lò trẻ đều cho rằng, điều kiện lao động, điều kiện đi lại, ăn ở đều được đơn vị quan tâm chu đáo. Tuy nhiên, điều làm tâm trạng thợ lò cảm thấy “chán” lại là hay bị đội ngũ từ lò trưởng, phó Quản đốc hay Quản đốc quát mắng trong công việc.
Qua tìm hiểu, Nhân Văn thấy rằng, đây là một thực tế tại nhiều đơn vị sản xuất than hầm lò và không phải bây giờ mới có. Nhiều người cho rằng, với đặc thù công việc nặng nhọc trong hầm mỏ nên đôi khi xảy ra cãi vã nặng lời chỉ trích nhau trong công việc cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, nó đã thực sự có tác động đến tâm lý lao động của không ít thợ lò trẻ, nhất là hiện nay, thanh niên trẻ đang có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Nếu để xảy ra những áp lực tâm lý, tinh thần, họ có thể thay đổi nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thợ lò bỏ việc. Và cần sớm được khắc phục.
Trên thực tế, để khắc phục tình trạng trên, Công ty than Quang Hanh đã từng phải mở lớp đào tạo tâm lý lao động cho đội ngũ cán bộ cấp công trường, phân xưởng. Lớp học đề cập nhiều đến cách nói năng, ứng xử, chỉ đạo phù hợp để người lao động không bị áp lực về tâm lý. Theo lãnh đạo Công ty, lớp học đã có tác dụng rõ rệt. Do vậy, thiết nghĩ, các đơn vị cũng cần tham khảo việc làm của Quang Hanh để tăng cường tâm lý lãnh chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ công trường, phân xưởng. Ngoài ra, các đơn vị cũng cần tìm hiểu, quan tâm nhiều hơn nữa đến tâm tư nguyện vọng, tình cảm của người lao động để khích lệ lòng yêu nghề, từ đó họ gắn bó lâu dài hơn, tạo sự ổn định nguồn nhân lực nhất là thợ lò…
Chẳng hạn như, gần đây, nắm bắt được tâm lý chung của nhiều gia đình thợ lò trẻ có vợ ở quê, hay đi lại nhiều, Ban Tổ chức Nhân sự Tập đoàn đang chỉ đạo Công ty than Khe Chàm, Quang Hanh thí điểm cho thợ lò khi làm đủ từ 20 công trở lên có thể về quê thăm gia đình tất cả những ngày còn lại trong tháng. Cơ chế này đã đánh đúng tâm lý và được thợ lò hưởng ứng tích cực. Nhiều người đi làm đều hơn để dồn thời gian về thăm gia đình…
Trong những năm qua, Tập đoàn đã không ngần ngại xây dựng quy chế với chi phí lớn cho công tác tuyển sinh, bao cấp cho thợ lò từ khi mới tuyển dụng. Thợ lò, từ khi đi học nghề đã được bao cấp hoàn toàn từ kinh phí học tập cho đến nơi ăn, chốn ở. Thậm chí cả tiền tàu xe về Tết, nghỉ hè cũng được chu cấp. Ra trường, người thợ được chăm lo đầy đủ như: Bố trí xe đưa đón; tổ chức ăn tự chọn, ăn định lượng đủ năng lượng; tắm nước nóng, xông hơi sau khi tan ca; xây dựng các khu tập thể chung cư cao tầng hiện đại; tổ chức cho đi thăm quan nghỉ mát trong và ngoài nước; điều kiện làm việc không ngừng được cải thiện, hiện đại hóa đảm bảo an toàn và năng suất cao hơn; tiền lương, tiền thưởng, thu nhập mỗi năm tăng 5-7% v.v. Tất cả các chi phí đó nhằm thu hút và giữ chân thợ lò. Vậy tại sao không tâm lý hơn với thợ lò?!
Qua tìm hiểu, Nhân Văn thấy rằng, đây là một thực tế tại nhiều đơn vị sản xuất than hầm lò và không phải bây giờ mới có. Nhiều người cho rằng, với đặc thù công việc nặng nhọc trong hầm mỏ nên đôi khi xảy ra cãi vã nặng lời chỉ trích nhau trong công việc cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, nó đã thực sự có tác động đến tâm lý lao động của không ít thợ lò trẻ, nhất là hiện nay, thanh niên trẻ đang có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Nếu để xảy ra những áp lực tâm lý, tinh thần, họ có thể thay đổi nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thợ lò bỏ việc. Và cần sớm được khắc phục.
Trên thực tế, để khắc phục tình trạng trên, Công ty than Quang Hanh đã từng phải mở lớp đào tạo tâm lý lao động cho đội ngũ cán bộ cấp công trường, phân xưởng. Lớp học đề cập nhiều đến cách nói năng, ứng xử, chỉ đạo phù hợp để người lao động không bị áp lực về tâm lý. Theo lãnh đạo Công ty, lớp học đã có tác dụng rõ rệt. Do vậy, thiết nghĩ, các đơn vị cũng cần tham khảo việc làm của Quang Hanh để tăng cường tâm lý lãnh chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ công trường, phân xưởng. Ngoài ra, các đơn vị cũng cần tìm hiểu, quan tâm nhiều hơn nữa đến tâm tư nguyện vọng, tình cảm của người lao động để khích lệ lòng yêu nghề, từ đó họ gắn bó lâu dài hơn, tạo sự ổn định nguồn nhân lực nhất là thợ lò…
Chẳng hạn như, gần đây, nắm bắt được tâm lý chung của nhiều gia đình thợ lò trẻ có vợ ở quê, hay đi lại nhiều, Ban Tổ chức Nhân sự Tập đoàn đang chỉ đạo Công ty than Khe Chàm, Quang Hanh thí điểm cho thợ lò khi làm đủ từ 20 công trở lên có thể về quê thăm gia đình tất cả những ngày còn lại trong tháng. Cơ chế này đã đánh đúng tâm lý và được thợ lò hưởng ứng tích cực. Nhiều người đi làm đều hơn để dồn thời gian về thăm gia đình…
Trong những năm qua, Tập đoàn đã không ngần ngại xây dựng quy chế với chi phí lớn cho công tác tuyển sinh, bao cấp cho thợ lò từ khi mới tuyển dụng. Thợ lò, từ khi đi học nghề đã được bao cấp hoàn toàn từ kinh phí học tập cho đến nơi ăn, chốn ở. Thậm chí cả tiền tàu xe về Tết, nghỉ hè cũng được chu cấp. Ra trường, người thợ được chăm lo đầy đủ như: Bố trí xe đưa đón; tổ chức ăn tự chọn, ăn định lượng đủ năng lượng; tắm nước nóng, xông hơi sau khi tan ca; xây dựng các khu tập thể chung cư cao tầng hiện đại; tổ chức cho đi thăm quan nghỉ mát trong và ngoài nước; điều kiện làm việc không ngừng được cải thiện, hiện đại hóa đảm bảo an toàn và năng suất cao hơn; tiền lương, tiền thưởng, thu nhập mỗi năm tăng 5-7% v.v. Tất cả các chi phí đó nhằm thu hút và giữ chân thợ lò. Vậy tại sao không tâm lý hơn với thợ lò?!
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/hay-tam-ly-hon-voi-tho-mo-201512111413064296.htm” button=”Theo vinacomin”]