Chức vụ của họ không lớn. Nhưng họ là những người đầu tiên thực hiện chủ trương “đi tắt đón đầu” của Than Vàng Danh với tầm nhìn xa; góp phần đưa Than Vàng Danh là đơn vị luôn có đủ “đất cày”. Đó là ông Đỗ Tiến Phùng, 15 năm làm Quản đốc phân xưởng Đào lò và ông Nguyễn Văn Vỡng, Trưởng phòng Quản lý Dự án mỏ.
15 năm làm Quản đốc Phân xưởng Đào lò
Lên khai trường Vàng Danh, người đầu tiên tôi muốn tìm gặp là ông Đỗ Tiến Phùng. Đây là một trong ít Quản đốc phân xưởng Đào lò lâu năm nhất trong Tập đoàn mà tôi đã gặp. Đến nay, ông Phùng đã làm trong lò 36 năm, trong đó 15 năm làm quản đốc. Điều đặc biệt nữa đối với ông Phùng là, những nơi khó khăn nhất, gian khổ nhất, Công ty đều giao cho Phân xưởng Đ1 – đơn vị do ông làm quản đốc. Chẳng hạn, khi mở vỉa bằng giếng nghiêng trong Dự án Giếng nghiêng Vàng Danh (gọi tắt), Công ty giao cho đơn vị ông thi công. Công việc đào giếng nghiêng mới mẻ, điều kiện thi công phức tạp: độ dốc từ 14 – đến 23 độ, tiết diện 14,9 m2 trở lên, lò đi trong đá cứng có chỗ tới F7 – F8, có khi lò gặp phải bùn nước gây áp lực lớn lên khung chống… Khó khăn, vất vả là vậy nhưng Phân xưởng Đ1 đã hoàn thành cặp giếng và toàn bộ hệ thống sân ga, hầm trạm trước thời gian, đảm bảo an toàn, chất lượng. Có tháng Đ1 đào được 105 mét lò giếng. Dự án ra than vào cuối năm 2006, sớm hơn một năm so với dự kiến ban đầu.
Lên khai trường Vàng Danh, người đầu tiên tôi muốn tìm gặp là ông Đỗ Tiến Phùng. Đây là một trong ít Quản đốc phân xưởng Đào lò lâu năm nhất trong Tập đoàn mà tôi đã gặp. Đến nay, ông Phùng đã làm trong lò 36 năm, trong đó 15 năm làm quản đốc. Điều đặc biệt nữa đối với ông Phùng là, những nơi khó khăn nhất, gian khổ nhất, Công ty đều giao cho Phân xưởng Đ1 – đơn vị do ông làm quản đốc. Chẳng hạn, khi mở vỉa bằng giếng nghiêng trong Dự án Giếng nghiêng Vàng Danh (gọi tắt), Công ty giao cho đơn vị ông thi công. Công việc đào giếng nghiêng mới mẻ, điều kiện thi công phức tạp: độ dốc từ 14 – đến 23 độ, tiết diện 14,9 m2 trở lên, lò đi trong đá cứng có chỗ tới F7 – F8, có khi lò gặp phải bùn nước gây áp lực lớn lên khung chống… Khó khăn, vất vả là vậy nhưng Phân xưởng Đ1 đã hoàn thành cặp giếng và toàn bộ hệ thống sân ga, hầm trạm trước thời gian, đảm bảo an toàn, chất lượng. Có tháng Đ1 đào được 105 mét lò giếng. Dự án ra than vào cuối năm 2006, sớm hơn một năm so với dự kiến ban đầu.
Thợ lò PX Đ1 trước công trình do họ thi công
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đào lò giếng nghiêng Vàng Danh, ngày 12/11/2005, Phân xưởng Đ1 lại chuyển sang đào cặp giếng nghiêng Cánh gà +130 ÷ -50, thuộc Dự án đầu tư khai thác phần lò giếng khu Cánh Gà, Mỏ than Vàng Danh. Tại đây, Phân xưởng đã đào giếng chính xuống sâu 847 mét, giếng phụ 540 mét, tiết diện từ 15,3 m2 đến 24,5 m2 được hoàn thành trước thời gian cùng với hàng nghìn mét lò xuyên vỉa, lò dọc vỉa, các hầm trạm, lò vận tải, các ngã ba được nhanh chóng hoàn thành đã góp phần ra than vào cuối tháng 4 năm 2010.
Sau khi lò chợ Dự án giếng nghiêng Cánh Gà ra than, ông Phùng lại kéo quân sang giếng Vàng Danh, tập trung đào sâu giếng chính, giếng phụ từ mức 0 đến -175 và đào lò nối thông 2 giếng ở mức -90, thuộc Dự án xuống sâu phần lò giếng để khai thác tới mức -175 mét. Dự án có công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/năm; tổng mức đầu tư 1084 tỷ đồng, khởi công ngày 9/6/2009, đến nay Phân xưởng đã đào xong cặp giếng và nhiều hầm trạm trong hệ thống sân ga.
… Ông vừa từ dưới lò lên. Gặp tôi, ông vẫn kiệm lời. Tôi vồn vã bắt tay ông. Tôi đã được gặp và bắt tay những người làm trong lò lâu năm như ông Phùng, ông Bình (Hầm lò 1), ông Phượng (Hầm lò 2) và đã viết bài về họ. Các ông đều có đặc điểm giống nhau là ít nói; bàn tay họ thô ráp, ấm và siết chặt. Không biết đó có phải là đặc thù của người làm lò lâu năm hay không? Trái lại, tôi đã rùng mình khi túm những bàn tay hờ hững, nhũn nhẽo và lạnh toát. Tôi hỏi ông Phùng về tình hình sản xuất của Phân xưởng Đ1. Ông buông lửng chủ ngữ, nghỉ rồi! Tôi hỏi ông, ai nghỉ? nghỉ gì? Ông giải thích, ông đã nghỉ làm Quản đốc rồi. Nói đoạn, ông chỉ tay sang người bên cạnh, giới thiệu, đây là anh Nguyễn Văn Hải, vừa thay ông làm Quảng đốc Đ1; còn ông lên giúp việc cho Giám đốc, vẫn thường xuyên đi lò. Ví như hôm nay, ông đi lò trong vai trợ lý giám đốc, kiểm tra tình hình sản xuất.
Chợt nhớ, cách đây vài năm, tôi ngồi cùng xe với ông Nguyễn Văn Long và ông Phạm Văn Mật ra công trường dự lễ đón tấn than đầu tiên của Dự án Cánh Gà (gọi tắt). Ông Long nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn; ông Mật là Phó TGĐ Tập đoàn. Hai ông từng làm Giám đốc ở Than Vàng Danh. Trên xe, họ nói nhiều về ông Phùng rằng, ông Phùng có đủ phẩm chất và thành tích để các cấp đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông Mật thừa nhận như vậy và từ khi về làm Giám đốc Than Vàng Danh, ông đã chỉ đạo củng cố hồ sơ xét thưởng cho ông Phùng. Đến nay, ông Phùng và Phân xưởng Đ1 đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Nắm dự án mỏ “trong lòng bàn tay”
Chiều muộn, ông Vỡng vẫn chờ chúng tôi ở phòng làm việc. Căn phòng hẹp, trên nóc tủ chất đầy tài liệu. Nhưng lạ thay, làm việc với tôi, ông không hề chuẩn bị thứ tài liệu nào. Tôi đề nghị ông cho biết tiến độ đào lò XDCB ở Vàng Danh. Ông nói ngay tắp lự rằng, năm ngoái, Tập đoàn giao cho Vàng Danh đào 7539 mét lò XDCB, Công ty vượt kế hoạch 109 mét, được Tập đoàn thưởng 90 triệu đồng. Năm nay Kế hoạch giao 6710 mét. Điều kiện sản xuất đang gặp nhiều khó khăn do lò xuống sâu, đất đá mềm yếu, áp lực lớn, nhiều nước… Nhưng ba tháng đầu năm, Vàng Danh vẫn hoàn thành kế hoạch đào lò. Ông bảo, từ khi ông làm Trưởng phòng QLDA mỏ (2008) đến nay, năm nào Vàng Danh cũng hoàn thành kế hoạch đào lò.
Hỏi ông về các dự án mỏ do Công ty quản lý, chẳng cần tài liệu, ông vẫn nói cặn kẽ quy mô của hai dự án mỏ rất lớn mà Công ty đang triển khai. Ông nhắc tôi ghi thật đầy đủ tên của hai dự án, đó là “Dự án Đầu tư khai thác phần lò giếng +0 đến mức -175 khu Vàng Danh – Mỏ than Vàng Danh” (đây là dự án Phân xưởng Đ 1 đang đào, đã nêu trên) và “Dự án Đầu tư khai thác phần lò giếng, khu Cánh Gà, Mỏ than Vàng Danh, Công ty than Vàng Danh” (dự án mà quân ông Phùng đào xong cặp giếng và một số hạng mục khác, bàn giao lại cho đơn vị bạn tiếp tục thi công như đã nêu trên). Tôi bảo ông, tên 2 dự án này dài quá, sao không “biên tập” lại; bỏ cụm từ “Mỏ than Vàng Danh” đi cho đỡ lằng nhằng? Ông “chiết tự” rằng, Mỏ than Vàng Danh là phần khoáng sàn than trong lòng đất, còn Công ty than Vàng Danh là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý và khai thác, là chủ thể. Giả dụ, mai này Công ty than Vàng Danh có đổi tên thành Tổ hợp, hay Liên hiệp hay gì gì thì cụm từ “mỏ than Vàng Danh” vẫn không thay đổi, vẫn luôn đúng.
Tôi hỏi ông Vỡng, thử hình dung về quy mô của Than Vàng Danh những năm tới? Vẫn không cần sổ sách, ông khái quát, do xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển từ lâu, nên Than Vàng Danh luôn chủ động được diện sản xuất. Nếu nguồn tài nguyên phần trên cạn kiệt, có ngay lò chợ của dự án xuống sâu gối đầu. Năm nay, Công ty sẽ khai thác 3,25 triệu tấn than, sang năm 3,5 triệu và năm 2015, phấn đấu 3,75 triệu tấn. Chiến lược của Vàng Danh bài bản lắm, nhưng năm nay tôi nghỉ hưu rồi. Nói rồi ông cười hơ hơ…
Chợt nhớ, cách đây vài năm, tôi ngồi cùng xe với ông Nguyễn Văn Long và ông Phạm Văn Mật ra công trường dự lễ đón tấn than đầu tiên của Dự án Cánh Gà (gọi tắt). Ông Long nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn; ông Mật là Phó TGĐ Tập đoàn. Hai ông từng làm Giám đốc ở Than Vàng Danh. Trên xe, họ nói nhiều về ông Phùng rằng, ông Phùng có đủ phẩm chất và thành tích để các cấp đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông Mật thừa nhận như vậy và từ khi về làm Giám đốc Than Vàng Danh, ông đã chỉ đạo củng cố hồ sơ xét thưởng cho ông Phùng. Đến nay, ông Phùng và Phân xưởng Đ1 đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Nắm dự án mỏ “trong lòng bàn tay”
Chiều muộn, ông Vỡng vẫn chờ chúng tôi ở phòng làm việc. Căn phòng hẹp, trên nóc tủ chất đầy tài liệu. Nhưng lạ thay, làm việc với tôi, ông không hề chuẩn bị thứ tài liệu nào. Tôi đề nghị ông cho biết tiến độ đào lò XDCB ở Vàng Danh. Ông nói ngay tắp lự rằng, năm ngoái, Tập đoàn giao cho Vàng Danh đào 7539 mét lò XDCB, Công ty vượt kế hoạch 109 mét, được Tập đoàn thưởng 90 triệu đồng. Năm nay Kế hoạch giao 6710 mét. Điều kiện sản xuất đang gặp nhiều khó khăn do lò xuống sâu, đất đá mềm yếu, áp lực lớn, nhiều nước… Nhưng ba tháng đầu năm, Vàng Danh vẫn hoàn thành kế hoạch đào lò. Ông bảo, từ khi ông làm Trưởng phòng QLDA mỏ (2008) đến nay, năm nào Vàng Danh cũng hoàn thành kế hoạch đào lò.
Hỏi ông về các dự án mỏ do Công ty quản lý, chẳng cần tài liệu, ông vẫn nói cặn kẽ quy mô của hai dự án mỏ rất lớn mà Công ty đang triển khai. Ông nhắc tôi ghi thật đầy đủ tên của hai dự án, đó là “Dự án Đầu tư khai thác phần lò giếng +0 đến mức -175 khu Vàng Danh – Mỏ than Vàng Danh” (đây là dự án Phân xưởng Đ 1 đang đào, đã nêu trên) và “Dự án Đầu tư khai thác phần lò giếng, khu Cánh Gà, Mỏ than Vàng Danh, Công ty than Vàng Danh” (dự án mà quân ông Phùng đào xong cặp giếng và một số hạng mục khác, bàn giao lại cho đơn vị bạn tiếp tục thi công như đã nêu trên). Tôi bảo ông, tên 2 dự án này dài quá, sao không “biên tập” lại; bỏ cụm từ “Mỏ than Vàng Danh” đi cho đỡ lằng nhằng? Ông “chiết tự” rằng, Mỏ than Vàng Danh là phần khoáng sàn than trong lòng đất, còn Công ty than Vàng Danh là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý và khai thác, là chủ thể. Giả dụ, mai này Công ty than Vàng Danh có đổi tên thành Tổ hợp, hay Liên hiệp hay gì gì thì cụm từ “mỏ than Vàng Danh” vẫn không thay đổi, vẫn luôn đúng.
Tôi hỏi ông Vỡng, thử hình dung về quy mô của Than Vàng Danh những năm tới? Vẫn không cần sổ sách, ông khái quát, do xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển từ lâu, nên Than Vàng Danh luôn chủ động được diện sản xuất. Nếu nguồn tài nguyên phần trên cạn kiệt, có ngay lò chợ của dự án xuống sâu gối đầu. Năm nay, Công ty sẽ khai thác 3,25 triệu tấn than, sang năm 3,5 triệu và năm 2015, phấn đấu 3,75 triệu tấn. Chiến lược của Vàng Danh bài bản lắm, nhưng năm nay tôi nghỉ hưu rồi. Nói rồi ông cười hơ hơ…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/gap-hai-nhan-vat-quan-trong-o-than-vang-danh-4871.htm” button=”Theo vinacomin”]