Vừa qua, dư luận xã hội nóng lên với nhiều ý kiến trái chiều xung quanh góp ý của một đại biểu Quốc hội trên báo chí về việc là Bộ trưởng thì nên hoạch định chính sách vĩ mô ở văn phòng hay là trực tiếp đến thực tế cơ sở, giải quyết đúng và trúng sự vụ “nóng” một cách nhanh chóng, kịp thời.
Có thể bắt nguồn từ câu chuyện, gần đây một vị Bộ trưởng nổi lên như một hiện tượng về sự xông xáo, nhiệt tình, sâu sát với công việc và đặc biệt là luôn đến tận hiện trường để trực tiếp xử lý các vụ việc. Đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng. Thế nhưng, đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm trong một cuộc trả lời báo chí, vị chính khách lão luyện 73 tuổi đời này có lời khuyên: Bộ trưởng Đinh La Thăng phải ngồi “ở nhà” nhiều hơn, chứ không nên chạy “ra đường” giải quyết mấy vụ việc cụ thể vụn vặt ấy. Tác phong của Bộ trưởng như vậy là rất tốt, nhưng vị trí Bộ trưởng không phải ở chỗ ấy, mà có thể thông qua bộ máy, thông qua cấp phó hay đốc thúc cấp dưới làm”. Dẫu vậy, ông Kiêm cũng thừa nhận, Bộ trưởng Thăng là con người của hành động, là con người đi xốc vác công việc. Lúc này chúng ta đang rất cần một tư lệnh ngành tác chiến và được việc như vậy.
Lời khuyên của ông Cao Sỹ Kiêm không phải không có lý bởi với vị trí “tư lệnh ngành”, Bộ trưởng phải là người hoạch định các chính sách, đề ra sách lược để phát triển chứ không phải là người việc gì cũng xắn tay áo “nhảy” vào làm.
Tuy nhiên, việc làm của Bộ trưởng Thăng được nhiều đồng cấp ủng hộ. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chia sẻ: “Từ những chuyến đi thực tế, tôi nắm được không khí đời sống và có cảm xúc hơn để từ đó xây dựng chính sách, trên cơ sở tình hình thực tiễn của đất nước, điều kiện về nguồn lực, con người”. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường còn tâm sự: “Thực ra, tôi rất khâm phục những người đi xuống thực địa nhiều mà vẫn làm việc tốt. Còn cá nhân tôi, có thể vì điều hành công việc chưa tốt lắm nên ít “ra trận” mà phải tập trung nhiều vào vấn đề vĩ mô, lĩnh vực quản lý”…
Dư luận xã hội, đương nhiên là hoan hô Bộ trưởng Đinh La Thăng; bởi đã chán ngấy những quy định “trên mây”, vốn là sản phẩm của những nhà quản lý “ngồi trong phòng lạnh”. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, trước khi thực hiện những điều lớn lao, hãy thực hiện những điều nhỏ bé một cách đúng đắn, khẩn trương.
Câu chuyện trên làm Nhân văn liên tưởng đến một vấn đề trong TKV vẫn được Chủ tịch HĐTV Lê Minh Chuẩn và Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải nhiều lần đề cập đến trong các cuộc họp chỉ đạo hoạt động SXKD của Tập đoàn. Đó là tình trạng, cán bộ kỹ thuật ở nhiều đơn vị, thậm chí ở cả một số ban của Tập đoàn chưa thực sự sâu sát sản xuất; do đó không nắm bắt được những khó khăn của đơn vị. Càng không có được ý kiến tham mưu cho chuyên môn chỉ đạo kịp thời khi có sự cố phát sinh từ thực tế sản xuất, khi mà rất cần bộ phận kỹ thuật “ra tay”.
Thế mới có chuyện, khi đoàn cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra ở Công ty X, được đơn vị chào đón “nồng nhiệt”: Các anh lại đến đấy ạ! Bởi họ đã quá quen với những cuộc kiểm tra chỉ mang tính hình thức đó. Bao nhiêu vướng mắc cần tháo gỡ, báo cáo hết lần này đến lần khác, vẫn chưa có được gợi ý nào từ “cấp trên”.
Nhân văn còn “nghe” được thông tin rằng, ở một số đơn vị, người đứng đầu, không biết có phải vì rất tin tưởng đội ngũ cấp dưới giúp việc cho mình hay không mà có khi cả tháng mới thấy đi kiểm tra sản xuất một đôi lần. Mà thời gian kiểm tra cũng nhanh lắm. Chẳng biết đã kịp tới nơi khó khăn nhất của đơn vị mình quản lý hay chưa? Thôi thì anh em báo cáo thế nào, biết thế!
Kết quả là, có những quy định, chiến lược phát triển đề ra mà không xuất phát từ thực tế. Hay khi có sự vụ xảy ra, mất bao thời gian nghe báo cáo mà vẫn chưa “định vị” được nơi nào; nói gì đến cách giải quyết “đúng và trúng”?!?
Trở lại cầu chuyện trên, Nhân văn thấy tâm đắc với quan điểm của Bộ trưởng Thăng, rằng: “Đã là Bộ trưởng thì phải làm cả 2 việc. Gần dân cũng là hoạch định chính sách và làm chính sách cũng là để gần dân” và “hãy để việc đó cho người dân nhìn nhận đánh giá…”. Là lãnh đạo, hay cán bộ, ngoài công tác quản lý theo chức danh, rất cần sâu sát thực tế để có giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp. Nhân văn nghĩ vậy, còn độc giả của Tạp chí TKV nghĩ sao?
Cuối năm có lẽ đây cũng là vấn đề đáng bàn để chúng ta cùng bước vào năm mới với khí thế mới, ước vọng mới và cả những điều cần đổi mới trong tư duy, trong hành động vì một mục tiêu chung hiệu quả và bền vững.
Lời khuyên của ông Cao Sỹ Kiêm không phải không có lý bởi với vị trí “tư lệnh ngành”, Bộ trưởng phải là người hoạch định các chính sách, đề ra sách lược để phát triển chứ không phải là người việc gì cũng xắn tay áo “nhảy” vào làm.
Tuy nhiên, việc làm của Bộ trưởng Thăng được nhiều đồng cấp ủng hộ. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chia sẻ: “Từ những chuyến đi thực tế, tôi nắm được không khí đời sống và có cảm xúc hơn để từ đó xây dựng chính sách, trên cơ sở tình hình thực tiễn của đất nước, điều kiện về nguồn lực, con người”. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường còn tâm sự: “Thực ra, tôi rất khâm phục những người đi xuống thực địa nhiều mà vẫn làm việc tốt. Còn cá nhân tôi, có thể vì điều hành công việc chưa tốt lắm nên ít “ra trận” mà phải tập trung nhiều vào vấn đề vĩ mô, lĩnh vực quản lý”…
Dư luận xã hội, đương nhiên là hoan hô Bộ trưởng Đinh La Thăng; bởi đã chán ngấy những quy định “trên mây”, vốn là sản phẩm của những nhà quản lý “ngồi trong phòng lạnh”. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, trước khi thực hiện những điều lớn lao, hãy thực hiện những điều nhỏ bé một cách đúng đắn, khẩn trương.
Câu chuyện trên làm Nhân văn liên tưởng đến một vấn đề trong TKV vẫn được Chủ tịch HĐTV Lê Minh Chuẩn và Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải nhiều lần đề cập đến trong các cuộc họp chỉ đạo hoạt động SXKD của Tập đoàn. Đó là tình trạng, cán bộ kỹ thuật ở nhiều đơn vị, thậm chí ở cả một số ban của Tập đoàn chưa thực sự sâu sát sản xuất; do đó không nắm bắt được những khó khăn của đơn vị. Càng không có được ý kiến tham mưu cho chuyên môn chỉ đạo kịp thời khi có sự cố phát sinh từ thực tế sản xuất, khi mà rất cần bộ phận kỹ thuật “ra tay”.
Thế mới có chuyện, khi đoàn cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra ở Công ty X, được đơn vị chào đón “nồng nhiệt”: Các anh lại đến đấy ạ! Bởi họ đã quá quen với những cuộc kiểm tra chỉ mang tính hình thức đó. Bao nhiêu vướng mắc cần tháo gỡ, báo cáo hết lần này đến lần khác, vẫn chưa có được gợi ý nào từ “cấp trên”.
Nhân văn còn “nghe” được thông tin rằng, ở một số đơn vị, người đứng đầu, không biết có phải vì rất tin tưởng đội ngũ cấp dưới giúp việc cho mình hay không mà có khi cả tháng mới thấy đi kiểm tra sản xuất một đôi lần. Mà thời gian kiểm tra cũng nhanh lắm. Chẳng biết đã kịp tới nơi khó khăn nhất của đơn vị mình quản lý hay chưa? Thôi thì anh em báo cáo thế nào, biết thế!
Kết quả là, có những quy định, chiến lược phát triển đề ra mà không xuất phát từ thực tế. Hay khi có sự vụ xảy ra, mất bao thời gian nghe báo cáo mà vẫn chưa “định vị” được nơi nào; nói gì đến cách giải quyết “đúng và trúng”?!?
Trở lại cầu chuyện trên, Nhân văn thấy tâm đắc với quan điểm của Bộ trưởng Thăng, rằng: “Đã là Bộ trưởng thì phải làm cả 2 việc. Gần dân cũng là hoạch định chính sách và làm chính sách cũng là để gần dân” và “hãy để việc đó cho người dân nhìn nhận đánh giá…”. Là lãnh đạo, hay cán bộ, ngoài công tác quản lý theo chức danh, rất cần sâu sát thực tế để có giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp. Nhân văn nghĩ vậy, còn độc giả của Tạp chí TKV nghĩ sao?
Cuối năm có lẽ đây cũng là vấn đề đáng bàn để chúng ta cùng bước vào năm mới với khí thế mới, ước vọng mới và cả những điều cần đổi mới trong tư duy, trong hành động vì một mục tiêu chung hiệu quả và bền vững.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/gan-dan-cung-la-hoach-dinh-chinh-sach-va-lam-chinh-sach-cung-la-de-gan-dan-9588.htm” button=”Theo vinacomin”]