Dự án xây dựng hệ thống vận tải ngoài Than Nam Mẫu bị chậm khiến nhiều người nghi ngờ về năng lực nhà thầu. Phóng viên Tạp chí đã đi dọc tuyến băng tải đã và đang thi công. Dưới đây là những ghi nhận.
Dự án xây dựng hệ thống vận tải ngoài Than Nam Mẫu có tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, do Công ty Than Nam Mẫu làm chủ đầu tư gồm nhiều hạng mục. Phần gia công kết cấu giá đỡ và lắp đặt băng, trị giá hơn 80 tỷ đồng do Công ty CP Cơ khí Thương mại & Xây dựng Hải Phòng thi công. Theo Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, Dự án phải kết thúc trong tháng 8/2011, nhưng dự kiến đến hết Quý 1 năm nay mới hoàn thành. Vì sao có sự chậm trễ này?
Ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Than Nam Mẫu cho biết, nội dung Dự án là xây dựng hệ thống băng tải, dài 6, 4 km, với 8 tuyến băng nối tiếp nhau; công suất 1.120 tấn/ giờ. Than của Than Nam Mẫu khai thác được, qua nhà sàng, rót xuống hệ thống băng tải, ra trạm chuyển tải Khe Thần, qua đường sắt, sau đó ra cảng Điền Công. Khi hoàn thành, hệ thống băng tải này thay thế cho hình thức vận chuyển than bằng ô tô, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn và mang lại nhiều lợi ích khác.
Sau khi ký Hợp đồng với Nhà thầu, Chủ đầu tư đã cử đoàn cán bộ sang Hải Phòng thẩm định năng lực của Nhà thầu. Kết quả thẩm định cho biết, đây là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong gia công kết cấu thép, chế tạo cơ khí và các lĩnh vực khác. Khi trúng thầu, mặc dù giá thép đặc chủng (thép dùng gia công giá băng) đột ngột tăng gần gấp đôi, nhưng Nhà thầu đã mua hàng trăm tấn thép đặc chủng và tổ chức gia công chế tạo kết cấu giá đỡ, vận chuyển sang công trình. Tại công trình, Nhà thầu huy động hàng trăm công nhân, rải khắp tuyến băng, làm lều lán ăn ở tại công trình. Kết quả này khẳng định, Nhà thầu hoàn toàn có đủ năng lực tài chính, thiết bị, trình độ kỹ thuật và lực lượng để thi công công trình.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nhiều khó khăn phát sinh khiến Nhà thầu bị động. Thứ nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Để có mặt bằng thi công tuyến băng, Chủ đầu tư phải đền bù tài sản cho hơn 50 hộ dân và Lâm trường Uông Bí với số tiền 2,5 tỷ. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của nhân dân trong vùng dự án và sự nỗ lực của chủ đầu tư, công tác đền bù giải phóng mặt bằng bước đầu thuận lợi. Nhưng sau đó, công tác này gặp ách tắc, không thể tiếp tục giải phóng mặt bằng như thiết kế ban đầu, buộc phải thay đổi thiết kế. Sự thay đổi thiết kế khiến nhà thầu phải dừng thi công để chờ đợi thiết kế mới. Mặt khác, nhiều giá đỡ đã gia công xong, phải cắt, hàn lại để phù hợp với thiết kế mới cũng phát sinh thêm chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ.
Khó khăn nữa là điều kiện thi công công trình quá khó khăn, phức tạp. Theo chân ông Vũ Việt Hải, Phó Giám đốc Công ty Than Nam Mẫu, chúng tôi đã đi dọc tuyến băng, thấy rằng, tuyến băng đi qua nhiều con suối, qua nhiều núi cao, có chỗ dốc tới 40 độ, có chỗ giá đỡ băng cao tới khoảng 20 mét. Nhìn những đoạn băng đã hoàn thành chon von bên núi, không có đường lên, không có điện, không hiểu đơn vị thi công huy động sức người ở đâu mà đưa hàng trăm tấn xi măng, sắt thép lên thi công? Ông Hải giải thích, những vị trí như thế, Nhà thầu huy động sức dân hỗ trợ khênh vác xi măng sắt thép; những vị trí thuận lợi hơn, Nhà thầu dùng máy phát điện, tời để kéo. Được biết, để hoàn thành 6,2 km băng, nhà thầu phải huy động trên 2500 tấn thép, hàng trăm tấn xi măng v.v. Việc vận chuyển cả khối lượng kết cấu kim loại lớn, quãng đường xa như vậy khó tránh khỏi ách tắc. Đường băng hầu hết qua núi, độ dốc lớn nên nhiều hố móng đào xong, gặp mưa, bùn đất lấp xuống, phải đào lại, mất nhiều công sức. Mặt khác, đường tập kết vật liệu, thiết bị vào công trình không có, Chủ đầu tư phải mượn hoặc thương lượng với dân cũng ảnh hưởng đến tiến độ.
Dọc tuyến băng, vào các lán, chúng tôi được biết, công nhân ở đây làm đến 28 Tết mới nghỉ, mồng 6 Tết đã ra quân. Trong quá trình thi công, Chủ đầu tư luôn phối hợp chặt chẽ với Nhà thầu; tăng cường công tác giám sát, đôn đốc Nhà thầu, cứ 10 ngày, đại diện Chủ đầu tư và Nhà thầu vào công trình, rà soát tiến độ, cùng tháo gỡ những khó khăn ách tắc.
Thực tế trên cho thấy rằng, Dự án trên dù chậm, nhưng Chủ đầu tư và Nhà thầu đều đã rất cố gắng để trong thời gian sớm nhất có thể, đưa công trình vào phục vụ sản xuất.
Ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Than Nam Mẫu cho biết, nội dung Dự án là xây dựng hệ thống băng tải, dài 6, 4 km, với 8 tuyến băng nối tiếp nhau; công suất 1.120 tấn/ giờ. Than của Than Nam Mẫu khai thác được, qua nhà sàng, rót xuống hệ thống băng tải, ra trạm chuyển tải Khe Thần, qua đường sắt, sau đó ra cảng Điền Công. Khi hoàn thành, hệ thống băng tải này thay thế cho hình thức vận chuyển than bằng ô tô, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn và mang lại nhiều lợi ích khác.
Sau khi ký Hợp đồng với Nhà thầu, Chủ đầu tư đã cử đoàn cán bộ sang Hải Phòng thẩm định năng lực của Nhà thầu. Kết quả thẩm định cho biết, đây là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong gia công kết cấu thép, chế tạo cơ khí và các lĩnh vực khác. Khi trúng thầu, mặc dù giá thép đặc chủng (thép dùng gia công giá băng) đột ngột tăng gần gấp đôi, nhưng Nhà thầu đã mua hàng trăm tấn thép đặc chủng và tổ chức gia công chế tạo kết cấu giá đỡ, vận chuyển sang công trình. Tại công trình, Nhà thầu huy động hàng trăm công nhân, rải khắp tuyến băng, làm lều lán ăn ở tại công trình. Kết quả này khẳng định, Nhà thầu hoàn toàn có đủ năng lực tài chính, thiết bị, trình độ kỹ thuật và lực lượng để thi công công trình.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nhiều khó khăn phát sinh khiến Nhà thầu bị động. Thứ nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Để có mặt bằng thi công tuyến băng, Chủ đầu tư phải đền bù tài sản cho hơn 50 hộ dân và Lâm trường Uông Bí với số tiền 2,5 tỷ. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của nhân dân trong vùng dự án và sự nỗ lực của chủ đầu tư, công tác đền bù giải phóng mặt bằng bước đầu thuận lợi. Nhưng sau đó, công tác này gặp ách tắc, không thể tiếp tục giải phóng mặt bằng như thiết kế ban đầu, buộc phải thay đổi thiết kế. Sự thay đổi thiết kế khiến nhà thầu phải dừng thi công để chờ đợi thiết kế mới. Mặt khác, nhiều giá đỡ đã gia công xong, phải cắt, hàn lại để phù hợp với thiết kế mới cũng phát sinh thêm chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ.
Khó khăn nữa là điều kiện thi công công trình quá khó khăn, phức tạp. Theo chân ông Vũ Việt Hải, Phó Giám đốc Công ty Than Nam Mẫu, chúng tôi đã đi dọc tuyến băng, thấy rằng, tuyến băng đi qua nhiều con suối, qua nhiều núi cao, có chỗ dốc tới 40 độ, có chỗ giá đỡ băng cao tới khoảng 20 mét. Nhìn những đoạn băng đã hoàn thành chon von bên núi, không có đường lên, không có điện, không hiểu đơn vị thi công huy động sức người ở đâu mà đưa hàng trăm tấn xi măng, sắt thép lên thi công? Ông Hải giải thích, những vị trí như thế, Nhà thầu huy động sức dân hỗ trợ khênh vác xi măng sắt thép; những vị trí thuận lợi hơn, Nhà thầu dùng máy phát điện, tời để kéo. Được biết, để hoàn thành 6,2 km băng, nhà thầu phải huy động trên 2500 tấn thép, hàng trăm tấn xi măng v.v. Việc vận chuyển cả khối lượng kết cấu kim loại lớn, quãng đường xa như vậy khó tránh khỏi ách tắc. Đường băng hầu hết qua núi, độ dốc lớn nên nhiều hố móng đào xong, gặp mưa, bùn đất lấp xuống, phải đào lại, mất nhiều công sức. Mặt khác, đường tập kết vật liệu, thiết bị vào công trình không có, Chủ đầu tư phải mượn hoặc thương lượng với dân cũng ảnh hưởng đến tiến độ.
Dọc tuyến băng, vào các lán, chúng tôi được biết, công nhân ở đây làm đến 28 Tết mới nghỉ, mồng 6 Tết đã ra quân. Trong quá trình thi công, Chủ đầu tư luôn phối hợp chặt chẽ với Nhà thầu; tăng cường công tác giám sát, đôn đốc Nhà thầu, cứ 10 ngày, đại diện Chủ đầu tư và Nhà thầu vào công trình, rà soát tiến độ, cùng tháo gỡ những khó khăn ách tắc.
Thực tế trên cho thấy rằng, Dự án trên dù chậm, nhưng Chủ đầu tư và Nhà thầu đều đã rất cố gắng để trong thời gian sớm nhất có thể, đưa công trình vào phục vụ sản xuất.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/du-an-xay-dung-he-thong-bang-tai-ngoai-than-nam-mau-vi-sao-tien-do-cham-1093.htm” button=”Theo vinacomin”]