Xuân đến gần hơn khi con gái ướm trên mình xấp vải đòi mẹ may áo dài mới. Tết đậm nét cố truyền hơn khi thiếu nữ dịu dàng áo dài đi lễ chùa cầu phước lộc an khang…
Áo dài đại diện cho nước Việt ta đã tồn tại từ bao đời, qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng cho đến tận ngày nay nó vẫn còn vẹn nguyên nét thuần khiết và đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Quốc phục được tôn vinh với tất cả niềm kiêu hãnh từng đi vào bao áng văn chương, ẩn hiện qua nhiều câu hát và sống dậy ở đời thực vẫn chưa bị bào mòn theo thời gian. Những thế hệ con rồng cháu tiên mãi mãi tự hào với vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài dân tộc.
Nói đến áo dài người ta hay liên tưởng đến nét đẹp cổ kính, xa xưa còn đọng lại. Hình ảnh áo dài cũng gắn liền với quạt giấy, đài hoa sen hay chiếc nón lá. Con gái Việt mặc áo dài với vẻ đẹp trắng trong và thuần khiết.
Áo dài Việt đẹp ở chính sự giản đơn và tinh tế. áo dài Việt kín đáo mà đầy gợi cảm. Những đường cong quyến rũ đủ sức níu kéo mọi ánh nhìn. Khoác lên người chiếc áo dài là bạn khoác lên cả sự tinh hoa của nền văn hóa đã được gìn giữ, truyền thụ lại. Nói bao nhiêu cũng không thấy đủ, đong bao nhiêu cũng không thấy vừa bởi sức mạnh trên từng tà áo là điều đã được kiểm chứng theo suốt chiều dài lịch sử. Chiếc áo dài thời xa xưa còn khá giản đơn trong thiết kế nhưng vẫn tôn vinh nét duyên dáng của người mặc. Không bó sát vào những đường cong cơ thể, áo dài cổ xưa được may hơi rộng, phủ bên trong một lớp áo yếm lót. áo dài thời nay, vẫn trên nền kiểu dáng ấy, tuy nhiên trông chỉn chu đến từng đường may, kỹ lưỡng đến từng tiểu tiết trang trí nhỏ làm sao để người mặc thấy hài lòng, ưng ý nhất. Cổ áo cách điệu theo nhiều dáng như cổ cao 3 phân, cổ tim, cổ thuyền tròn, cổ yếm… Vạt và đuôi áo may ngắn hoặc dài, hàng khuy lượn trước ngực cũng “lúc ẩn lúc hiện” tùy theo sở thích cũng như ý tưởng sáng tạo của các nhà thiết kế. Chất liệu để làm áo dài ngày càng trở nên phong phú, từ các loại gấm, nhung, tơ lụa đến sa tanh, voan…
Và cũng chẳng biết từ bao giờ diện áo dài chơi Xuân đã là cái nếp ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam. Nhớ Tết xưa, các mẹ, các chị mặc áo dài đi chùa, đi hái lộc, đi chúc Tết ông bà nội ngoại, bố mẹ hay chỉ đơn giản là dạo bước trên phố du xuân, chụp ảnh. Trẻ con Việt cũng háo hức với áo dài như bao thứ đồ đắt tiền khác. Giữa bộn bề lo toan và gồng gánh cuộc sống hôm nay, áo dài vẫn là lễ phục quan trọng trong các đám cưới, các dịp hội hè đặc biệt hơn cả là mỗi khi Tết đến xuân về. Dù xuân Hà Nội vẫn có những đợt gió rét khắc nghiệt… nhưng chỉ cần thoáng thấy bóng các thiếu nữ Hà Thành diện những bộ áo dài duyên dáng thả bước trên những con phố cổ Hà Nội đẹp đến nao lòng ấy sẽ thấy lòng mình ấm áp lạ thường, sẽ thấy tâm hồn mình hòa vào không khí của một năm mới đang đến với sự vui tươi và niềm hứng khởi tràn đầy. Chẳng thế mà, thiếu nữ Hà Thành trong trang phục áo dài đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận với thơ văn, âm nhạc, hội họa và tạo dấu ấn với những tác phẩm nghệ thuật như hình ảnh thiếu nữ Hà Thành dịu dàng, kiêu sa trong tranh của danh họa Tô Ngọc Vân với mái tóc dày vấn chặt, áo dài trắng thướt tha.
Tết đến, xuân về, từ những cụ già đến các cô gái và cả những em nhỏ, ai ai cũng hân hoan diện những chiếc áo dài du xuân, khiến cho phố xuân xinh tươi hơn, rạo rực hơn. Sự chuyển giao giữa các thế hệ, sự cộng hưởng ở nét đẹp ngàn đời làm cho tà áo dài Việt sống mãi với thời gian.
Nói đến áo dài người ta hay liên tưởng đến nét đẹp cổ kính, xa xưa còn đọng lại. Hình ảnh áo dài cũng gắn liền với quạt giấy, đài hoa sen hay chiếc nón lá. Con gái Việt mặc áo dài với vẻ đẹp trắng trong và thuần khiết.
Áo dài Việt đẹp ở chính sự giản đơn và tinh tế. áo dài Việt kín đáo mà đầy gợi cảm. Những đường cong quyến rũ đủ sức níu kéo mọi ánh nhìn. Khoác lên người chiếc áo dài là bạn khoác lên cả sự tinh hoa của nền văn hóa đã được gìn giữ, truyền thụ lại. Nói bao nhiêu cũng không thấy đủ, đong bao nhiêu cũng không thấy vừa bởi sức mạnh trên từng tà áo là điều đã được kiểm chứng theo suốt chiều dài lịch sử. Chiếc áo dài thời xa xưa còn khá giản đơn trong thiết kế nhưng vẫn tôn vinh nét duyên dáng của người mặc. Không bó sát vào những đường cong cơ thể, áo dài cổ xưa được may hơi rộng, phủ bên trong một lớp áo yếm lót. áo dài thời nay, vẫn trên nền kiểu dáng ấy, tuy nhiên trông chỉn chu đến từng đường may, kỹ lưỡng đến từng tiểu tiết trang trí nhỏ làm sao để người mặc thấy hài lòng, ưng ý nhất. Cổ áo cách điệu theo nhiều dáng như cổ cao 3 phân, cổ tim, cổ thuyền tròn, cổ yếm… Vạt và đuôi áo may ngắn hoặc dài, hàng khuy lượn trước ngực cũng “lúc ẩn lúc hiện” tùy theo sở thích cũng như ý tưởng sáng tạo của các nhà thiết kế. Chất liệu để làm áo dài ngày càng trở nên phong phú, từ các loại gấm, nhung, tơ lụa đến sa tanh, voan…
Và cũng chẳng biết từ bao giờ diện áo dài chơi Xuân đã là cái nếp ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam. Nhớ Tết xưa, các mẹ, các chị mặc áo dài đi chùa, đi hái lộc, đi chúc Tết ông bà nội ngoại, bố mẹ hay chỉ đơn giản là dạo bước trên phố du xuân, chụp ảnh. Trẻ con Việt cũng háo hức với áo dài như bao thứ đồ đắt tiền khác. Giữa bộn bề lo toan và gồng gánh cuộc sống hôm nay, áo dài vẫn là lễ phục quan trọng trong các đám cưới, các dịp hội hè đặc biệt hơn cả là mỗi khi Tết đến xuân về. Dù xuân Hà Nội vẫn có những đợt gió rét khắc nghiệt… nhưng chỉ cần thoáng thấy bóng các thiếu nữ Hà Thành diện những bộ áo dài duyên dáng thả bước trên những con phố cổ Hà Nội đẹp đến nao lòng ấy sẽ thấy lòng mình ấm áp lạ thường, sẽ thấy tâm hồn mình hòa vào không khí của một năm mới đang đến với sự vui tươi và niềm hứng khởi tràn đầy. Chẳng thế mà, thiếu nữ Hà Thành trong trang phục áo dài đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận với thơ văn, âm nhạc, hội họa và tạo dấu ấn với những tác phẩm nghệ thuật như hình ảnh thiếu nữ Hà Thành dịu dàng, kiêu sa trong tranh của danh họa Tô Ngọc Vân với mái tóc dày vấn chặt, áo dài trắng thướt tha.
Tết đến, xuân về, từ những cụ già đến các cô gái và cả những em nhỏ, ai ai cũng hân hoan diện những chiếc áo dài du xuân, khiến cho phố xuân xinh tươi hơn, rạo rực hơn. Sự chuyển giao giữa các thế hệ, sự cộng hưởng ở nét đẹp ngàn đời làm cho tà áo dài Việt sống mãi với thời gian.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/diu-dang-ao-dai-ngay-tet-895.htm” button=”Theo vinacomin”]