Hiện nay, Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc – Vinacomin có trên 5000 công nhân lao động, làm việc tại 17 đơn vị thành viên và công ty con, hoạt động sản xuât kinh doanh đa ngành nghề với mức doanh thu mỗi năm trên 3000 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng hàng năm. Đời sống của công nhân cán bộ Tổng công ty ngày càng được nâng cao, nhất là tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân các dân tộc địa phương, trải dài khắp vùng chiến khu Việt Bắc. Ngoài sản phẩm chính là than của các mỏ th
Một trong những sản phẩm được Tổng Công ty đưa ra thị trường những năm gần đây là Xi măng. Các nhà máy xi măng của Tổng công ty đã làm lên thương hiệu Xi măng Vinacomin. Bắt đầu từ Xi măng La Hiên, sau đó là Xi măng Quán Triều (Thái Nguyên), rồi đến Xi măng Tân Quang với tổng công suất của các nhà máy này đạt ba triệu tấn một năm. Mỗi nhà máy có công suất trên dưới một triệu tấn/năm. Mặc dù thị trường xi măng gần đây còn nhiều khó khăn do tác động chung của nền kinh tế. Nhưng Xi măng Vinacomin với những thuận lợi không những đứng vững trên thị trường mà còn tiếp tục được nâng công suất để đạt công suất thiết kế. Thuận lợi đó là gì? Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đăng Quy, Bí thư đảng bộ, Giám đốc Công ty Xi măng Quán Triều cho biết, cái thuận của Xi măng Vinacomin là không sử dụng nhiều vốn vay thương mại. Trong khi các nhà máy khác phải gồng mình để trả nợ đầu tư do nguồn vốn vay, chủ yếu là vay ngoại tệ, thì Xi măng Vinacomin chủ yếu dùng vốn tự có, khoản vay không đáng kể và chỉ vay bằng VND. Do đó, Xi măng Vinacomin không bị áp lực trả nợ, cũng không lo đến vấn đề trượt giá ngoại tệ. Hơn nữa, suất đầu tư cho mỗi dây chuyền của Xi măng Vinacomin thấp hơn so với mặt bằng đầu tư chung. Với mỗi dây chuyền có công suất 1 triệu tấn/năm thì Xi măng Quán Triều có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, Xi măng Tân Quang 1.500 tỷ đồng. Trong khi đó, suất đầu tư bình quân cho các loại dây chuyền tương tự của những nhà máy ngoài Vinacomin vào khoảng từ 1.700 – 2.500 tỷ đồng.
Nhà máy Xi măng Quán Triều còn có thuận lợi sử dụng nguồn nguyên liệu đá vôi tận thu trong quá trình khai thác than tại vỉa 16 của mỏ than Khánh Hòa (Thái Nguyên), nên chi phí khai thác, vận chuyển nguyên liệu được tiết kiệm ở mức tối đa. Theo tính toán, giá thành cho mỗi tấn đá nguyên liệu đầu vào chỉ bằng 1/4 giá mua thông thường. Chưa kể đến việc Công ty than Khánh Hòa giảm khá nhiều áp lực về bãi đổ thải trong quá trình khai thác than. Như vậy, lợi ích kép từ nguồn đá vôi tận thu đã giúp Nhà máy giảm giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, nguồn than của Xi măng Vinacomin luôn ổn định. Than của Khánh Hòa, Núi Hồng cung cấp cho các nhà máy này có cự ly không xa.
Trong tháng 3/2012, Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều sản xuất và tiêu thụ 60 ngàn tấn xi măng và clinke, đến hết quý I đã đạt 135 ngàn tấn. Mặc dù thị trường đang có nhiều khó khăn, nhưng sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh phía bắc như: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc biệt là Hà Nội với sản lượng tiêu thụ khá cao. Ông Quy cho biết, nhiều toà nhà lớn ở Hà Nội đang xây dựng sử dụng Xi măng Quán Triều. Công ty cũng đang tích cực mở rộng thị trường để tiến tới đạt công suất vào đầu năm 2013. Năm nay, Công ty dự kiến sản xuất và tiêu thụ 700 ngàn tấn, đạt doanh thu 564 tỷ đồng, tương đương 90% công suất thiết kế. Còn Xi măng Tân Quang, hiện nay mỗi ngày Công ty sản xuất và tiêu thụ trên 3000 tấn xi măng và clinker. Hết quý 1 ước đạt 160 ngàn tấn. Mặc dù mới đi vào hoạt động, còn khấu hao lớn nhưng năm 2011, Công ty đã sản xuất trên 400 ngàn tấn xi măng và clinker, đạt doanh thu 287 tỷ đồng; toàn bộ vốn vay đã được giải ngân hết. Năm nay, Công ty đưa nhà máy đi vào hoạt động ổn định, phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 800 ngàn tấn xi măng và clinker; doanh thu 680 tỷ đồng; thu nhập của gần 400 CNCB đạt 5,7 triệu đồng/người/tháng; đảm bảo cân bằng tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó thực sự là những dấu hiện đáng mừng cho thương hiệu Xi măng Vinacomin của Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc.
Khai thác triệt để lợi thế vùng miền
Đối với sản phẩm dịch vụ du lịch, khách sạn cũng được Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc và các công ty con khai thác triệt để những lợi thế của từng vùng đất. Ngay tại trung tâm thủ đô Hà Nội, Công ty có Khách sạn Heritage Hà Nội. Còn tại Thành phố Thái Nguyên, cách Hà Nội chưa đầy một trăm ki lô mét, Khách sạn Thái Nguyên nằm ở vị trí thuận lợi nhất, nguy nga nhất thành phố. Nhiều hội nghị, hội thảo lớn được tổ chức tại đây. Cũng tại Thái Nguyên, đi ngược từ trung tâm thành phố lên Núi Cốc, Nhà nghỉ dưỡng Núi Cốc của Công ty than Núi Hồng, đơn vị trực thuộc Tổng công ty hàng năm đón hàng ngàn lượt công nhân cán bộ của ngành Than lên nghỉ, điều dưỡng. “Công ty cho chúng tôi chọn địa điểm nghỉ dưỡng, và chúng tôi chọn Núi Cốc. Năm ngoái thì đi Sầm Sơn, vui lắm. Khí hậu ở đây cũng tốt…” Anh Nguyễn Duy Chiến, thợ lò Công ty than Khe Chàm từ Quảng Ninh lên vui vẻ nói. Về dịch vụ nghỉ dưỡng sức khỏe, ngoài Núi Cốc, Tổng Công ty còn có Trung tâm điều dưỡng tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Đây cũng là lợi thế được khai thác tại vùng biển này với số lượng công nhân, cán bộ trong toàn Tập đoàn Vinacomin đến nghỉ khá đông, mang về nguồn doanh thu đáng kể. Ngoài ra, Tổng Công ty còn có khách sạn tại Mê Linh, Vĩnh Phúc và nhiều trung tâm dịch vụ khác của các Công ty con đang trên đà phát triển.
Tư duy của lãnh đạo đơn vị trong nhiều thập kỷ qua đã là những kim chỉ nam cho mỗi công nhân cán bộ Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc. Đó là kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than. Do vậy, không chỉ ở cấp Tổng công ty, mà các công ty con cũng đang có hướng đi vững chắc. Ngoài khai thác than là sản phẩm chính, Công ty than Núi Hồng còn tổ chức sản xuất gạch, đá vôi, vỏ bao xi măng… Nguồn đất sản xuất gạch được lấy ngay từ đất đá thải trên khai trường sản xuất. Công việc này cũng giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động chủ yếu là người địa phương. “Trước đây, chúng em ở nhà chỉ cấy lúa, vất vả lắm, nay làm ở đây, mỗi tháng cũng được gần bốn triệu đồng…” Chị Nguyễn Thị Lan cho biết.
Về sản phẩm cơ khí, thiết bị, Tổng công ty có Công ty Cơ khí mỏ Việt Bắc đứng chân tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Các sản phẩm của Công ty đi khắp các vùng miền Tây Bắc và Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Công ty là doanh nghiệp đã chế tạo xe goòng trọng tải từ 1 đến 3 tấn, răng gầu máy xúc EKG, phụ tùng ôtô, máy mỏ, giường ben, toa xe, vỏ cầu, rotuyn, phụ kiện đường dây và trạm, phụ kiện đường sắt…. Công ty sửa chữa và phục hồi các loại xe như, máy xúc, máy ủi, ô tô, máy cẩu, máy gạt. Ngoài ra, những sản phẩm khác, các công ty kinh doanh vật tư thiết bị trực thuộc Tổng Công ty vừa sản xuất, vừa nhập khẩu cung cấp cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị v.v.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/diem-nhan-da-nganh-cua-cong-nghiep-mo-viet-bac-1377.htm” button=”Theo vinacomin”]