Con em thợ mỏ đã vào hè. Và không ít gia đình rơi vào tình trạng “bí bách” trong vấn đề trông nom con cái trong dịp hè này. Vậy, con em thợ mỏ vào hè chơi ở đâu?
Xách trên tay một túi rau, củ và thức ăn cho bữa chiều, chị Nguyễn Thị Tâm, thợ vận hành cơ điện, Công ty than Mông Dương không còn phải tất tưởi đi đón con ở trường học về như mọi ngày. Nhưng thay vào đó, chị đang vội vã trở về nhà vì mấy hôm nay chỉ có hai đứa con của anh chị tự trông nhau. Các cháu đã nghỉ hè. Buổi sáng chị chuẩn bị nấu cơm, thức ăn sẵn cho hai cháu, một học lớp bốn và một học lớp hai, tự ăn uống và sinh hoạt tại nhà. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Dũng, cũng làm thợ lò cùng Công ty đi ca một, lại thường về muộn nên mọi việc chị tự lo tất cả. “Được cái các cháu đã lớn, chứ như vài năm trước còn phải mượn người mới đi làm được” – Chị Tâm nói và vội vã xin phép đi.
Khi chị Tâm về nhà cũng đã gần 5 giờ chiều. Bể bơi của Công ty ngay khu Câu lạc bộ Công ty cũng vừa mở cửa. Chị cho hai cháu ra tắm và thả sức vùng vẫy sau một ngày ở nhà. Chị Tâm cho biết thêm, dịp hè này, nhà trường cũng như Đoàn thanh niên Công ty tổ chức một vài lớp học năng khiếu, nhưng thời gian chủ yếu là nửa buổi của một hay hai ngày trong tuần. Thời gian dự kiến đến khoảng cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 thì nhà trường mới tập trung để ôn kiến thức. Do vậy, các cháu vẫn ở nhà là chủ yếu.
Khác với chị Tâm, chị Phạm Thị Hạnh, cấp dưỡng Công ty than Thống Nhất có một cháu còn nhỏ. Cháu mới học lớp một, chưa thể tự chủ công việc trong nhà. Nghỉ hè, chị phải nhờ bà ngoại ra trông cháu giúp để anh chị đi làm. Khi nào bà ngoại về sẽ cho cháu về quê chơi cùng. Chồng chị làm thợ cơ điện cùng Công ty. Còn vợ chồng anh Hùng tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm thì không còn phải lo trông con vì các cháu đã lớn. Nhưng thay vào đó, năm nay, anh chị đang rối bời vì cháu chuẩn bị thi vào đại học. “Thi tốt nghiệp xong, cháu dự định sẽ lên Hà Nội ôn thi, chưa biết kết quả thế nào vì lực học của cháu cũng ở mức trung bình khá. Cháu đăng ký thi vào trường Đại học mỏ Địa chất, để nối nghiệp cha…” – anh Hùng cho biết…
Đó là tâm trạng của những ông bố, bà mẹ nói chung và đối với những gia đình thợ mỏ nói riêng mỗi dịp hè đến. Mỗi gia đình có một nỗi lo. Tuy nhiên, qua quan sát của chúng tôi thì hiện nay, mặc dù các nhà văn hóa thanh thiếu nhi của địa phương và các đơn vị đã chủ động tạo ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho các em, nhiều Công ty đã xây dựng những câu lạc bộ lớn với nhiều thiết bị, phòng tập… Nhưng, số các em ở độ tuổi thanh thiếu nhi tham gia không nhiều. Hầu như các Công ty chỉ tổ chức một buổi tuyên dương, tặng quà… cho các cháu đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến rồi cháu nào về nhà đấy. Cũng có một vài đơn vị tổ chức các lớp học năng khiếu, nhưng thời gian quá ít.
Thiết nghĩ, trẻ em hôm nay là nguồn nhân lực mai sau. Và sát thực nhất là trong dịp hè, các em được nghỉ, các cơ quan đoàn thể như tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên… các đơn vị cũng cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo ra một mùa hè bổ ích cho các em. Điều đó, vừa giúp cho các em có khoảng thời gian rèn luyện ngoại khóa trong dịp hè, vừa giúp các gia đình thợ mỏ yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khi chị Tâm về nhà cũng đã gần 5 giờ chiều. Bể bơi của Công ty ngay khu Câu lạc bộ Công ty cũng vừa mở cửa. Chị cho hai cháu ra tắm và thả sức vùng vẫy sau một ngày ở nhà. Chị Tâm cho biết thêm, dịp hè này, nhà trường cũng như Đoàn thanh niên Công ty tổ chức một vài lớp học năng khiếu, nhưng thời gian chủ yếu là nửa buổi của một hay hai ngày trong tuần. Thời gian dự kiến đến khoảng cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 thì nhà trường mới tập trung để ôn kiến thức. Do vậy, các cháu vẫn ở nhà là chủ yếu.
Khác với chị Tâm, chị Phạm Thị Hạnh, cấp dưỡng Công ty than Thống Nhất có một cháu còn nhỏ. Cháu mới học lớp một, chưa thể tự chủ công việc trong nhà. Nghỉ hè, chị phải nhờ bà ngoại ra trông cháu giúp để anh chị đi làm. Khi nào bà ngoại về sẽ cho cháu về quê chơi cùng. Chồng chị làm thợ cơ điện cùng Công ty. Còn vợ chồng anh Hùng tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm thì không còn phải lo trông con vì các cháu đã lớn. Nhưng thay vào đó, năm nay, anh chị đang rối bời vì cháu chuẩn bị thi vào đại học. “Thi tốt nghiệp xong, cháu dự định sẽ lên Hà Nội ôn thi, chưa biết kết quả thế nào vì lực học của cháu cũng ở mức trung bình khá. Cháu đăng ký thi vào trường Đại học mỏ Địa chất, để nối nghiệp cha…” – anh Hùng cho biết…
Đó là tâm trạng của những ông bố, bà mẹ nói chung và đối với những gia đình thợ mỏ nói riêng mỗi dịp hè đến. Mỗi gia đình có một nỗi lo. Tuy nhiên, qua quan sát của chúng tôi thì hiện nay, mặc dù các nhà văn hóa thanh thiếu nhi của địa phương và các đơn vị đã chủ động tạo ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho các em, nhiều Công ty đã xây dựng những câu lạc bộ lớn với nhiều thiết bị, phòng tập… Nhưng, số các em ở độ tuổi thanh thiếu nhi tham gia không nhiều. Hầu như các Công ty chỉ tổ chức một buổi tuyên dương, tặng quà… cho các cháu đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến rồi cháu nào về nhà đấy. Cũng có một vài đơn vị tổ chức các lớp học năng khiếu, nhưng thời gian quá ít.
Thiết nghĩ, trẻ em hôm nay là nguồn nhân lực mai sau. Và sát thực nhất là trong dịp hè, các em được nghỉ, các cơ quan đoàn thể như tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên… các đơn vị cũng cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo ra một mùa hè bổ ích cho các em. Điều đó, vừa giúp cho các em có khoảng thời gian rèn luyện ngoại khóa trong dịp hè, vừa giúp các gia đình thợ mỏ yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/con-em-tho-mo-vao-he-choi-o-dau-8466.htm” button=”Theo vinacomin”]