Một ngày đầu năm 2013, khi chúng tôi đặt vấn đề bàn về quy hoạch và phát triển cơ khí ngành, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Chiến Thắng cho rằng “không hợp đâu, mùa xuân đưa chuyện cơ khí khô khan lắm”. Nhưng rồi thuyết phục với lý do”dự định gì, ước vọng gì mà nhắc đến, cầu chúc vào mùa xuân dễ gặp may mắn”, ông Phó Tổng đang đau đáu với những trăn trở làm sao để “vực” khối Cơ khí lên, làm sao để cơ khí TKV thực sự là một thương hiệu mạnh… đã chấp nhận” m
Ông Nguyễn Chiến Thắng (N.C.T): Cảm ơn lời chúc của Tạp chí. Hiện nay, Cơ khí Vinacomin có 15 đơn vị lớn nhỏ chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí và một Viện nghiên cứu triển khai, tư vấn về cơ khí. Trong đó 13 đơn vị đã được cổ phần hoá, 3 đơn vị còn lại đã chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các đơn vị nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. Doanh thu của khối Cơ khí TKV hiện tại đã đạt gấp khoảng 15 lần so với năm 2001 (thời điểm Tổng Công ty Cơ khí sáp nhập vào ngành Than), chiếm 3,63 doanh thu của Tập đoàn, đảm bảo gần 100% khối lượng sửa chữa lớn thiết bị và xấp xỉ 50% khối lượng phụ tùng, thiết bị bổ sung cho Tập đoàn; năng suất lao động bình quân của một lao động đạt 730 triệu đồng/năm. Từ những con số trên cho thấy, những năm gần đây, Cơ khí ngành đã có những bước phát triển tốt, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định.
P.V: Có một điều không thể phủ nhận là từ khi Tổng Công ty Cơ khí mỏ sáp nhập vào ngôi nhà chung Than – Khoáng sản đến nay đã tạo được nhiều dấu ấn quan trọng. Nhiều đơn vị với các sản phẩm cơ khí mạnh đã khẳng định được thương hiệu của mình như máy xúc đá phòng nổ XĐ – 0,32, tàu điện ắc quy phòng nổ TDD8 – 900AT của Cơ điện Uông Bí, các loại máy biến áp của Thiết bị điện và mới đây nhất là sản phẩm máy xúc lật hông VMC E500 – 1 của Chế tạo máy. Ông có thể cho biết thêm?
Ông N.C.T: Đúng vậy. Như đã nói ở trên, chỉ tính trong 10 năm trở lại đây, Cơ khí Vinacomin đã có những bước phát triển quan trọng. Lãnh đạo Tập đoàn luôn quan tâm và chỉ đạo để các đơn vị tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế nhằm chuyển dần từ cơ khí sửa chữa sang cơ khí chế tạo.
Trên thực tế, nhiều sản phẩm là các thiết bị đồng bộ đã được các đơn vị Cơ khí Vinacomin tự nghiên cứu, chế tạo hoặc phối hợp với các đơn vị bạn để hợp tác chế tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của Ngành. Các thiết bị đồng bộ đó có thể còn chưa ngang bằng với các thiết bị nhập khẩu từ các nước phát triển song nhìn chung đều đáp ứng được yêu cầu cần thiết, nhất là những yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề an toàn trong sử dụng. Với những kết quả bước đầu đó, Tập đoàn đang định hướng các đơn vị Cơ khí tiếp tục nghiên cứu để chế tạo các thiết bị đồng bộ thay thế hàng nhập khẩu theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
P.V: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thẳng thắn nhìn nhận, Cơ khí của ta vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế, sức cạnh tranh kém và đã không ít lần… thua trên chính sân nhà. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
Ông N.C.T: Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó và để đánh giá chính xác, điều quan trọng chúng ta cần có cách nhìn khách quan và toàn diện. Những ai tâm huyết với sự phát triển cơ khí lâu nay đều dễ dàng nhận thấy một thực tế là đa số các thiết bị công nghệ của Cơ khí hiện nay đều già cỗi, lạc hậu; số lượng lao động trong khối cơ khí quá đông so với nhu cầu thực tiễn; Cơ khí của chúng ta đang dần chuyển sang cơ khí chế tạo, tuy nhiên việc đầu tư chuyên sâu hoặc tập trung vào sản xuất một vài dòng sản phẩm có nhiều lợi thế là điều doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng chưa thể đáp ứng bởi bài toán cân đối, bố trí lao động. Đôi lúc trong những trường hợp cụ thể, Cơ khí TKV chưa cạnh tranh được với cơ khí tư nhân. Đó là việc có thật. Tuy nhiên, xét trong góc nhìn toàn diện, các công việc khó khăn, có độ phức tạp cao thì chỉ cơ khí Ngành mới đảm đương được thôi.
Thêm một điểm nữa, những năm gần đây do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, SXKD của Tập đoàn cũng ảnh hưởng sâu sắc. Nguồn vốn đầu tư phát triển cho các dự án đều được xem xét, cân nhắc kỹ càng. Một số dự án đầu tư các hệ thống vận tải than, đất đá bãi thải cũng được triển khai theo hướng “xã hội hoá”, điển hình như các tuyến băng cấp than cho Nhiệt điện Đông Triều, tuyến băng tải vận chuyển đất đá bãi thải mỏ Cao Sơn… Với những hệ thống băng tải đó, Cơ khí TKV sẽ không tham gia và do đó nếu dựa vào đây để đánh giá “Cơ khí của ta thua trên sân nhà” thì e chưa chính xác và khách quan.
P.V: Đối mặt với những trở ngại, thách thức lớn như vậy, đó là còn chưa kể đến sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm cơ khí trong nước và nước ngoài, Tập đoàn đã và đang có chiến lược gì mới để “vực” khối cơ khí, để đón cơ hội mới khi hàng loạt các dự án đầu tư cho Than – Khoáng sản, điện lực… vẫn tiếp tục triển khai để đáp ứng nhiệm vụ những năm tới?
Ông N.C.T: Quả thực, hiện nay Cơ khí của ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức quá lớn. Bởi vậy, Tập đoàn đang quyết liệt chỉ đạo Viện Cơ khí năng lượng và mỏ phối hợp với các đơn vị từng bước chuẩn hoá thiết kế các sản phẩm trọn bộ. Qua đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành để vừa đảm bảo tính công nghiệp trong sản phẩm do Cơ khí TKV chế tạo, vừa tạo hàng rào kỹ thuật để các sản phẩm nhập khẩu có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp không thâm nhập vào trong các đơn vị sử dụng thông qua lợi thế giá rẻ. Bên cạnh đó, hàng năm, Tập đoàn đều chỉ đạo các đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, đăng ký danh mục các sản phẩm đã chế tạo thay thế hàng nhập khẩu, đăng ký với Bộ Công Thương để các Bộ, ngành liên quan có cơ chế, chính sách về thuế cho phù hợp…
P.V: Còn thách thức ngay trong chính nội tại Cơ khí ngành, biểu hiện ở mức độ hợp tác, phân công chuyên môn hoá giữa các đơn vị thì sao, thưa ông?
Ông N.C.T: Do đặc điểm hình thành Cơ khí TKV như đã nói ở trên, sự không đồng đều về trình độ công nghệ là tất yếu. Do đó, việc hợp tác giữa các đơn vị cơ khí cũng phải được tiến hành một cách phù hợp mới có hiệu quả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Tập đoàn đang định hướng cho các đơn vị hợp tác với nhau thông qua kế hoạch phối hợp kinh doanh hàng năm. Đồng thời, Tập đoàn cũng có các văn bản hướng dẫn để phân định các mặt hàng cơ khí trọng điểm, qua đó, các đơn vị vừa chủ động chuẩn bị đầu tư các trang thiết bị công nghệ, vừa tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí nguồn nhân lực do hiệu suất sử dụng thấp.
P.V: Trong tương lai gần nhất, ước vọng của Lãnh đạo Tập đoàn về cơ khí của ta là gì thưa Phó TGĐ?
Ông N.C.T: Mới đây, Tập đoàn đã hoàn thành “Quy hoạch phát triển ngành Cơ khí Than – Khoáng sản giai đoạn đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030”. Theo đó, định hướng phát triển cơ khí là cần tăng cường năng lực tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đủ khả năng cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong ngành.
Trước mắt sẽ tiếp tục tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn chất lượng, duy trì tốc độ tăng trưởng của các đơn vị cơ khí hiện nay. Ưu tiên chế tạo các sản phẩm, thiết bị cơ khí tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong ngành. Trong chiến lược dài hơi phát triển ngành cơ khí, Tập đoàn sẽ xem xét để tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới lại mô hình tổ chức nhằm tạo ra sức mạnh tổng thể của Cơ khí ngành với những sản phẩm chiến lược mang thương hiệu của Tập đoàn. Trong lộ trình tái cơ cấu, mức độ hợp tác và phân công chuyên môn hoá trong các đơn vị cơ khí cũng sẽ được quan tâm đặc biệt biệt để tạo điều kiện tốt nhất cho cơ khí ngành phát triển. Và còn nhiều ý tưởng, dự định nữa…
P.V: Xin cảm ơn Phó TGĐ về cuộc gặp gỡ đầu xuân, chúc ông luôn mạnh khỏe cùng Lãnh đạo Tập đoàn thực hiện được những dự dịnh đưa Cơ khí TKV lên “xứng tầm vóc” phục vụ đắc lực hơn sự nghiệp CNH – HĐH Ngành Than – Khoáng sản Việt Nam.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/chien-luoc-moi-don-co-hoi-moi-4049.htm” button=”Theo vinacomin”]