Có lẽ không nhiều người trong Vinacomin biết Tổng Công ty Khoáng sản cũng có thợ lò. Mặc dù lực lượng không đông đảo, hùng hậu như ở Than nhưng đội ngũ thợ lò Khoáng sản dải dọc ở nhiều tỉnh trong cả nước, từ mỏ Suối Bắc (Nghệ An), mỏ Làng Hích (Thái Nguyên) đến mỏ kẽm chì chợ Điền (Bắc Kạn). Mới đây, trong cuộc gặp mặt 200 gia đình thợ lò tiêu biểu của Vinacomin, Tạp chí TKV đã may mắn được gặp và trò chuyện với gia đình của những thợ lò ấy. Câu chuyện mà “hậu phương” của họ kể thật bình dị cứ
Là vợ của thợ lò, chị Oanh có thật nhiều trăn trở, vui có, buồn có. Niềm hạnh phúc là mỗi khi thấy nụ cười tươi của chồng sau một ca làm việc trở về nhà và thương cảm, xót xa khi thấy chồng làm việc vất vả với điều kiện nặng nhọc trong hầm sâu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Nhưng hơn hết bằng tình yêu công việc, sự sẻ chia, anh chị đã vượt lên trên khó khăn, quyết tâm gắn bó với đơn vị. Trong cuộc sống gia đình cũng có lúc này, lúc kia nhưng hai người đã cùng nỗ lực, cố gắng động viên nhau, khó khăn thì tìm cách tháo gỡ. Sau những giờ làm việc căng thẳng, anh Quyển, chị Oanh rất tích cực tham gia các hoạt động thể thao của đơn vị – với anh chị, có lẽ đây cũng là một bí quyết để giữ gìn hạnh phúc. Theo lãnh đạo Công ty Kim loại màu Thái Nguyên, nhiều năm qua đơn vị mong muốn và đã xúc tiến xin tỉnh Bắc Kạn một khu đất ở thị trấn Bằng Lũng để xây dựng khu tập thể cho gia đình công nhân mỏ nhằm giảm bớt những khó khăn về sinh hoạt và đặc biệt là điều kiện học tập của con em họ.
Cũng giống như vợ chồng chị Oanh là gia đình anh Nguyễn Chí Đức và chị Đoàn Thị Bích Hồng. Cùng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Sơn Dương, Tuyên Quang nhưng phải đến khi anh Đức học xong, làm thợ lò ở mỏ Làng Hích (Công ty Kim loại màu Thái Nguyên) được 7 năm, anh chị mới quen nhau và sau đó bén duyên thành vợ chồng. Anh làm việc ở mỏ, chị lại ở nhà nội trợ, chăm mẹ chồng ở Sơn Dương. Xa chồng, một mình chị phải gồng gánh, chăm con nhỏ, vì điều kiện xa xôi nên mỗi tháng anh chỉ về được một đến hai lần. Khó nhọc là vậy nhưng chị rất thông cảm với anh. Đọc báo, nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng, chị biết nghề thợ lò vốn rất vất vả, khó khăn lại nguy hiểm, cộng thêm những lần trực tiếp xuống thăm điều kiện làm việc của anh ở đơn vị lại càng thương anh hơn. Quanh năm thiếu thốn sự sẻ chia của người thân yêu nhất, nếu có cũng chỉ qua tin nhắn và những cuộc điện thoại ngắn ngủi. Mặc dù vậy, vợ chồng chị vẫn luôn thương yêu, cùng động viên nhau vượt khó bởi với anh Đức, chị Hồng chỉ cần có niềm tin sẽ là gốc rễ vững chắc để xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững.
Ngược về miền quê Nghệ An xa xôi, chúng tôi còn được lắng nghe câu chuyện của vợ chổng anh Lương Đức Lập và chị Phạm Thị Tú Oanh (Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh). Sau khi học xong, anh Lập quê ở Nam Định đã sớm vào lập nghiệp ở Xí nghiệp thiếc Suối Bắc. Tại đây, anh đã bén duyên trăm năm với chị Oanh. Hai vợ chồng cùng làm ở Xí nghiệp, chị làm cấp dưỡng, anh làm thợ lò. Mặc dù lương thấp nhưng anh chị tối lửa tắt đèn có nhau, gia đình luôn tràn ngập tiếng cười. Suối Bắc cũng là một mỏ nằm ở vùng sâu, cách xa thành phố nên điều kiện đi lại rất khó khăn. Chị Oanh tâm sự, ở mỏ trời nắng thì còn dễ đi chứ trời mưa bão, mất điện thì gần như bị cô lập. Vì hoàn cảnh khó khăn nên khi con được hơn 1 tuổi, anh chị phải gửi về ông bà nội ở Nam Định, hai ba tháng mới về thăm con được một lần. Cũng có điều kiện tiếp xúc với những thợ lò ở vùng mỏ, theo chị Oanh, thợ lò Ngành Than và Khoáng sản cũng có nhiều điểm tương đồng. Có chăng chỉ khác là các mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ, chủ yếu khai thác thủ công, điều kiện làm việc, ăn ở khó khăn hơn. Thấu hiểu vất vả, nhọc nhằn của chồng nên chị càng có ý thức chăm sóc, chia sẻ với chồng từ những việc nhỏ nhất.
Đây chỉ là ba trong số rất nhiều gia đình thợ lò Khoáng sản tiêu biểu. Qua những câu chuyện rất đỗi đời thường, bình dị của các anh, các chị mới càng thấy trân trọng những tình cảm yêu thương của những người thợ lò và hậu phương của họ. Sống trong điều kiện khó khăn, phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng gia đình họ vẫn luôn đầm ấm, hạnh phúc.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/chia-se-de-hanh-phuc-tron-doi-3165.htm” button=”Theo vinacomin”]