Xa xưa, Cẩm Phả là một xã trong tổng Hà Môn thuộc châu Tiên Yên. Đó là một nơi rộng rãi (Phổ, Phả) và đẹp như gấm vóc (Cẩm) mà thành tên. Năm 1831, vua Minh Mệnh tách Cẩm Phả làm một tổng thuộc huyện Hoành Bồ. Tổng Cẩm Phả lúc đó gồm 5 phố: Hạ Lâm (sau phiên âm theo tiếng Pạc Và là Hà Lầm), Núi Trọc, Ngã Hai, Mông Dương, Vạn Hoa và 3 xã: Cẩm Phả, Đại Lộc, Quang Hanh. Sử sách còn ghi lại: Dưới đời Lê, ông Phạm Đốc Thỉ người làng Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, châu An Bang (nay là Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ni
Năm 1936, Pháp lập châu Hà Tu (do chữ Hạ Thổ phát âm từ tiếng Pạc Và) gồm cả tổng Cẩm Phả và Hà Tu, tách khỏi Hoành Bồ trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Năm 1940, Pháp bỏ châu Hà Tu, lập châu Cẩm Phả bao gồm phía đông Hoành Bồ, phần lớn huyện Ba Chẽ và đảo Cái Bầu (Kế Bào, Vân Đồn). Việc khai thác than phát triển mang rất nhiều lợi nhuận nên đến đầu những năm 50 thế kỷ 20, Pháp đặt 2 thị xã: Cẩm Phả – Cửa Ông. Cuối năm 1956, hai thị xã sáp nhập làm một, mang tên Cẩm Phả. Cẩm Phả từng là thị xã có chiều dài dài nhất đất nước hơn 40 km với khá nhiều thị trấn: Cọc Sáu, Cửa Ông, Mông Dương.
Hiện tại, Cẩm Phả rộng 48.623 ha. Phía đông giáp huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, huyện Tiên Yên. Dân số trên 195 ngàn người.
Ngày 21 tháng 2 năm 2012 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định NQ 04/ NQ – CP chính thức về pháp lý công nhận Cẩm Phả trở thành Thành phố. Thành phố Cẩm Phả bao gồm toàn bộ đất đai tự nhiên của thị xã trước đây và là đơn vị hành chính đông dân thứ hai của tỉnh Quảng Ninh sau thành phố Hạ Long.
Cẩm Phả là 1 trong 4 đô thị, là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp lớn và là thành phố thư tư trực thuộc Quảng Ninh.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/cam-pha-ngay-dem-3700.htm” button=”Theo vinacomin”]