Hai tiếng thợ mỏ đã quá quen thuộc với người dân Quảng Ninh cũng như cả nước. Nói đến thợ mỏ, người ta nghĩ ngay đến những người làm than tại vùng Đông Bắc, vì đây thực sự là vựa than của cả nước, mỗi năm sản xuất ra trên 40 triệu tấn. Kể cả những viên than tổ ong của khắp mọi nhà đều do những người thợ mỏ làm ra cả.
Thợ mỏ xưa chịu cảnh khốn khổ dưới thời thuộc Pháp cũng như những năm đất nước ta mới được độc lập. Thời Pháp, thợ mỏ thực sự là làm phu vì không được làm chủ các mỏ than. Họ lao động để kiếm bát cơm manh áo cho bản thân và vợ con, gia đình. Để đổi được điều giản dị đó, thợ mỏ phải chịu kiếp nô lệ, đòn roi và lao động rẻ mạt. Nhiều người mất mạng vì bị vắt kiệt sức mình. Sau khi khu mỏ được giải phóng, thợ mỏ làm chủ các nhà máy, hầm mỏ, nhưng bị thực dân Pháp phá sạch. Họ lại từng bước khôi phục, xây dựng trong điều kiện công nghệ lạc hậu vì đất nước còn nghèo, lại chưa được tiếp cận với nền công nghiệp mỏ hiện đại của thế giới. Ngay cả trong thời kỳ bao cấp cũng vậy, do bị cấm vận với bên ngoài, thợ mỏ cũng mò mẫm, tự tay lên rừng chặt gỗ chống lò và khai thác. Khi đó, sản lượng khai thác than hết sức nhỏ bé, không đáng kể do thợ mỏ chủ yếu làm việc thủ công, “xúc bằng tay, quay bằng sườn”. Cuộc sống của thợ mỏ cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn vất vả, thiếu thốn đủ bề.
Thực chất của quá trình đi lên hiện đại hoá của những người thợ mỏ chỉ mới được bắt đầu sau những năm đất nước đổi mới và phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi Nhà nước cơ cấu lại ngành mỏ, thành lập Tổng công ty Than Việt Nam từ năm 1995, sau đó được nâng lên thành lập Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam. Trước khi thành lập Tổng công ty, toàn ngành Than chỉ có sản lượng 6-7 triệu tấn than nhưng tốc độ phát triển “kinh khủng” sau đó lên trên mười triệu, hai mươi triệu, ba mươi triệu, và hiện nay, năng lực có thể khai thác đến 45-50 triệu tấn. Một con số khá ấn tượng. Và để làm được điều đó, không thể phủ nhận quá trình hiện đại hoá của ngành Than một cách mạnh mẽ, bài bản trong những năm gần đây.
Ngay sau khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam, lãnh đạo Tổng công ty đã xác định phải hiện đại hoá trong đào lò và khai thác để nâng cao sản lượng, không thể cứ mãi làm thủ công. Với tiêu chí đó, lãnh đạo Tổng công ty đã sang học tập các nước bạn để đưa công nghệ mới vào khai thác. Năm 1998, lần đầu tiên, tại Công ty than Khe Chàm, thợ mỏ đưa cột chống thuỷ lực đơn vào chống lò trong khai thác lò chợ thay cho vì chống bằng gỗ trước đây. Việc chống gỗ vừa có chi phí lớn, lại không đảm bảo an toàn. Chỉ sau đó một, hai năm, toàn bộ các đơn vị trong ngành Than đã thuỷ lực hoá 100%. Những rừng gỗ đã không còn là vật liệu cho việc chống lò nữa mà trở nên xanh tươi hơn. Kế theo thành công đó, thợ mỏ áp dụng tiếp các công nghệ giàn chống và giàn chống tự hành trong lò chợ. Tuỳ theo từng vị trí có điều kiện địa chất khác nhau, thợ mỏ áp dụng nhiều loại giàn chống khác nhau như ZH, ZHT, 2ANSA… năng suất lò chợ vì thế mà được nâng cao gấp nhiều lần công nghệ chống lò cũ.
Không dừng lại ở đó, từ năm 2002, Công ty than Khe Chàm đã sử dụng máy khấu com-bai kết hợp giá thủy lực di động và năm 2005 đưa vào thử nghiệm lò chợ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng máy khấu com-bai kết hợp giàn chống tự hành. Năm 2006, Công ty than Dương Huy cũng áp dụng máy khấu kết hợp giàn chống. Năm 2007, Công ty than Vàng Danh áp dụng thử nghiệm công nghệ khai thác bằng máy com-bai khấu và giàn chống tự hành Vinaalta. Năm 2010, công nghệ này được áp dụng tại Than Nam Mẫu. Mặc dù sản lượng khai thác bằng máy còn chưa cao so với tổng sản lượng vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do địa chất phức tạp khó áp dụng nhưng đây thực sự là những bước tiến vượt bậc của thợ mỏ. Họ đã từng bước chuyển từ người thợ cầm búa, cầm choòng sang một mốc mới: Thợ lò bấm nút. Vâng, thợ lò giờ đây vào lò, cuốc, choòng đã được thay bằng những chiếc cà lê nhỏ bé, nhưng năng suất cao hơn, điều kiện lao động tốt hơn. Và trong tương lai, thợ lò sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Thực chất của quá trình đi lên hiện đại hoá của những người thợ mỏ chỉ mới được bắt đầu sau những năm đất nước đổi mới và phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi Nhà nước cơ cấu lại ngành mỏ, thành lập Tổng công ty Than Việt Nam từ năm 1995, sau đó được nâng lên thành lập Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam. Trước khi thành lập Tổng công ty, toàn ngành Than chỉ có sản lượng 6-7 triệu tấn than nhưng tốc độ phát triển “kinh khủng” sau đó lên trên mười triệu, hai mươi triệu, ba mươi triệu, và hiện nay, năng lực có thể khai thác đến 45-50 triệu tấn. Một con số khá ấn tượng. Và để làm được điều đó, không thể phủ nhận quá trình hiện đại hoá của ngành Than một cách mạnh mẽ, bài bản trong những năm gần đây.
Ngay sau khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam, lãnh đạo Tổng công ty đã xác định phải hiện đại hoá trong đào lò và khai thác để nâng cao sản lượng, không thể cứ mãi làm thủ công. Với tiêu chí đó, lãnh đạo Tổng công ty đã sang học tập các nước bạn để đưa công nghệ mới vào khai thác. Năm 1998, lần đầu tiên, tại Công ty than Khe Chàm, thợ mỏ đưa cột chống thuỷ lực đơn vào chống lò trong khai thác lò chợ thay cho vì chống bằng gỗ trước đây. Việc chống gỗ vừa có chi phí lớn, lại không đảm bảo an toàn. Chỉ sau đó một, hai năm, toàn bộ các đơn vị trong ngành Than đã thuỷ lực hoá 100%. Những rừng gỗ đã không còn là vật liệu cho việc chống lò nữa mà trở nên xanh tươi hơn. Kế theo thành công đó, thợ mỏ áp dụng tiếp các công nghệ giàn chống và giàn chống tự hành trong lò chợ. Tuỳ theo từng vị trí có điều kiện địa chất khác nhau, thợ mỏ áp dụng nhiều loại giàn chống khác nhau như ZH, ZHT, 2ANSA… năng suất lò chợ vì thế mà được nâng cao gấp nhiều lần công nghệ chống lò cũ.
Không dừng lại ở đó, từ năm 2002, Công ty than Khe Chàm đã sử dụng máy khấu com-bai kết hợp giá thủy lực di động và năm 2005 đưa vào thử nghiệm lò chợ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng máy khấu com-bai kết hợp giàn chống tự hành. Năm 2006, Công ty than Dương Huy cũng áp dụng máy khấu kết hợp giàn chống. Năm 2007, Công ty than Vàng Danh áp dụng thử nghiệm công nghệ khai thác bằng máy com-bai khấu và giàn chống tự hành Vinaalta. Năm 2010, công nghệ này được áp dụng tại Than Nam Mẫu. Mặc dù sản lượng khai thác bằng máy còn chưa cao so với tổng sản lượng vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do địa chất phức tạp khó áp dụng nhưng đây thực sự là những bước tiến vượt bậc của thợ mỏ. Họ đã từng bước chuyển từ người thợ cầm búa, cầm choòng sang một mốc mới: Thợ lò bấm nút. Vâng, thợ lò giờ đây vào lò, cuốc, choòng đã được thay bằng những chiếc cà lê nhỏ bé, nhưng năng suất cao hơn, điều kiện lao động tốt hơn. Và trong tương lai, thợ lò sẽ còn tiến xa hơn nữa.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/buoc-tien-vuot-bac-cua-tho-mo-6589.htm” button=”Theo vinacomin”]