Mỗi khi Tết đến, tôi lại bâng khuâng nhớ những cái Tết thời bao cấp ở mỏ. Nếu ở thành thị, thôn quê, Tết càng vui tươi, đầm ấm thì ngược lại, Tết ở mỏ thời bao cấp càng quạnh hiu, buồn tẻ.
Những ngày áp Tết, không khí ở mỏ nhộn nhịp hơn ngày thường. Đó là ngày công nhân rậm rịch chuẩn bị về quê. Khu tập thể, các phòng làm việc thường diễn ra cảnh chia hàng Tết rôm rả. Đường, mì chính được dốc đều trên các tờ báo trải ra bàn. Người cầm cân, người cầm thìa thêm, bớt; người nhấp nước bọt vào đầu ngón tay chấm mút hạt đường, hạt mì chính vương vãi. Bên những chiếc phản ghép bằng gỗ cốp pha, thịt chất từng ụ, người thái, người chặt, người xướng, người ghi, nhặng xị.
Tôi nhớ, phòng tôi có anh X. vợ con ở Thái Bình. Khi lĩnh hàng Tết về, anh lọ mọ suốt. Đối với thịt lợn, anh tỉ mẩn lọc ra từng phần. Phần mỡ anh rán lên, lọc nước mỡ đóng vào chai, phần nạc anh làm ruốc, còn những thứ hẩu lốn như thịt thủ, thịt bụng, ba chỉ, bạc nhạc, anh gói giò thập cẩm. Trong chiếc ba lô của anh lèn chặt những chai, những lọ, những gói, những đùm. Đêm, anh trở mình liên tục, thi thoảng dậy hút thuốc lào vặt rồi cẩn trọng lôi trong ba lô ra đủ các thứ. Ngoài những đùm, những chai lọ được chế biến từ thịt lợn, còn lọ mì chính, túi đường, chai mắm, lọ thuốc xuyên tâm liên, mấy đôi dép… Anh cầm những thứ đó lên nheo mắt ngắm nghía, gương mặt hân hoan lạ lùng, thi thoảng đưa lên mũi hít, rồi lại cẩn trọng nhét vào ba lô như là kiểm kê lại xem có sót thứ gì không. Biết tôi đang thức, anh lúng túng, gượng cười như bị tôi bắt gặp quả tang đang làm việc mờ ám.
Xoay sở, cuống cuồng vì miếng ăn cho ngày Tết là vậy nhưng ba ngày Tết, mời nhau ăn còn khó. Khu tập thể, hầu hết anh em về quê, cửa phòng niêm phong, chỉ một số gia đình mở cửa. Vào thăm nhà họ, nhà thì vắng bố, nhà thì vắng mẹ – ấy là họ cắt cử nhau về thăm quê. Đến bữa, thức ăn nguội tanh, mấy đứa trẻ vừa nhai vừa ngáp.
Kể lại những chuyện trên tôi không có ý “ôn nghèo kể khổ”, mà qua đó thấy thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước và sự phát triển mạnh mẽ của ngành Than.
Hôm trước, nhóm phóng viên chúng tôi đi tìm hiểu việc chuẩn bị Tết của một số đơn vị. Bây giờ, ở những vùng mỏ xa như Vàng Danh, Mông Dương, Khe Chàm… nay đều là những phố thợ sầm uất, hàng quán bày bán ê hề nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng. Ông Đặng Văn Kham, Chủ tịch Công đoàn Công ty than Vàng Danh hồ hởi: những năm gần đây, các phân xưởng trong Công ty đều tổ chức đón giao thừa tập thể. Vào thời khắc thiêng liêng đó, thợ mỏ sống ở phố đưa vợ con lên văn phòng phân xưởng đón giao thừa vui tươi, đầm ấm như đại gia đình vậy. Trở lại đơn vị cũ, tôi gặp anh X người trong chuyện trên. Anh đã nghỉ hưu nhưng nom vạm vỡ, đường bệ hơn trước. Hỏi, đã chuẩn bị Tết đến đâu? Anh cười phớ lớ mà rằng, chúng nó lo hết, vợ chồng tôi bây giờ chẳng phải lo gì. Và bây giờ, chỉ cần ra ngay đầu phố, cần mua thứ gì cũng có, đâu phải xắng xở cuống cuồng như trước.
“Chúng nó” mà anh nhắc tới là các con anh. Những đứa trẻ bé bỏng ngày nào sống ở quê, nay là những thợ mỏ, đứa làm Dương Huy, đứa làm Mông Dương, Tết này mỗi đứa lĩnh cả chục triệu bạc, ấy là tiền lương, tiền thưởng. Những đứa trẻ mà anh phải lo lắng từng lọ mỡ, chai mắm tới viên thuốc đau bụng ngày nào, nay đã có việc làm ổn định, thu nhập cao, có vợ con, nhà cửa đàng hoàng. ở các xóm thợ, rất nhiều gia đình như anh X. Họ đưa vợ con ra mỏ, sống quần tụm bên nhau. Những khu tập thể nhà cấp bốn xập xệ ngày nào nay thành làng, thành phố; những đứa trẻ lớn lên thành người thợ…
Thành tựu công cuộc đổi mới đất nước thì mọi người dân đều biết ơn công lao to lớn của Đảng. Nhưng với những gia đình thợ mỏ như anh X còn ghi nhận thêm vai trò các thế hệ lãnh đạo ngành Than, đã chủ trương đưa vợ con thợ mỏ ra mỏ, bố trí việc làm, chỗ ở cho vợ con họ để họ chăm chút lẫn nhau, nuôi dạy con cái và yên tâm gắn bó với mỏ.
Tôi chợt bâng khâng nhớ và tiếc cho những đồng nghiệp ngày ấy đã rời mỏ. Không biết bây giờ cuộc sống của gia đình họ ra sao? Có được hưởng không khí đầm ấm mỗi độ xuân về như thợ mỏ Quảng Ninh?…
Tôi nhớ, phòng tôi có anh X. vợ con ở Thái Bình. Khi lĩnh hàng Tết về, anh lọ mọ suốt. Đối với thịt lợn, anh tỉ mẩn lọc ra từng phần. Phần mỡ anh rán lên, lọc nước mỡ đóng vào chai, phần nạc anh làm ruốc, còn những thứ hẩu lốn như thịt thủ, thịt bụng, ba chỉ, bạc nhạc, anh gói giò thập cẩm. Trong chiếc ba lô của anh lèn chặt những chai, những lọ, những gói, những đùm. Đêm, anh trở mình liên tục, thi thoảng dậy hút thuốc lào vặt rồi cẩn trọng lôi trong ba lô ra đủ các thứ. Ngoài những đùm, những chai lọ được chế biến từ thịt lợn, còn lọ mì chính, túi đường, chai mắm, lọ thuốc xuyên tâm liên, mấy đôi dép… Anh cầm những thứ đó lên nheo mắt ngắm nghía, gương mặt hân hoan lạ lùng, thi thoảng đưa lên mũi hít, rồi lại cẩn trọng nhét vào ba lô như là kiểm kê lại xem có sót thứ gì không. Biết tôi đang thức, anh lúng túng, gượng cười như bị tôi bắt gặp quả tang đang làm việc mờ ám.
Xoay sở, cuống cuồng vì miếng ăn cho ngày Tết là vậy nhưng ba ngày Tết, mời nhau ăn còn khó. Khu tập thể, hầu hết anh em về quê, cửa phòng niêm phong, chỉ một số gia đình mở cửa. Vào thăm nhà họ, nhà thì vắng bố, nhà thì vắng mẹ – ấy là họ cắt cử nhau về thăm quê. Đến bữa, thức ăn nguội tanh, mấy đứa trẻ vừa nhai vừa ngáp.
Kể lại những chuyện trên tôi không có ý “ôn nghèo kể khổ”, mà qua đó thấy thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước và sự phát triển mạnh mẽ của ngành Than.
Hôm trước, nhóm phóng viên chúng tôi đi tìm hiểu việc chuẩn bị Tết của một số đơn vị. Bây giờ, ở những vùng mỏ xa như Vàng Danh, Mông Dương, Khe Chàm… nay đều là những phố thợ sầm uất, hàng quán bày bán ê hề nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng. Ông Đặng Văn Kham, Chủ tịch Công đoàn Công ty than Vàng Danh hồ hởi: những năm gần đây, các phân xưởng trong Công ty đều tổ chức đón giao thừa tập thể. Vào thời khắc thiêng liêng đó, thợ mỏ sống ở phố đưa vợ con lên văn phòng phân xưởng đón giao thừa vui tươi, đầm ấm như đại gia đình vậy. Trở lại đơn vị cũ, tôi gặp anh X người trong chuyện trên. Anh đã nghỉ hưu nhưng nom vạm vỡ, đường bệ hơn trước. Hỏi, đã chuẩn bị Tết đến đâu? Anh cười phớ lớ mà rằng, chúng nó lo hết, vợ chồng tôi bây giờ chẳng phải lo gì. Và bây giờ, chỉ cần ra ngay đầu phố, cần mua thứ gì cũng có, đâu phải xắng xở cuống cuồng như trước.
“Chúng nó” mà anh nhắc tới là các con anh. Những đứa trẻ bé bỏng ngày nào sống ở quê, nay là những thợ mỏ, đứa làm Dương Huy, đứa làm Mông Dương, Tết này mỗi đứa lĩnh cả chục triệu bạc, ấy là tiền lương, tiền thưởng. Những đứa trẻ mà anh phải lo lắng từng lọ mỡ, chai mắm tới viên thuốc đau bụng ngày nào, nay đã có việc làm ổn định, thu nhập cao, có vợ con, nhà cửa đàng hoàng. ở các xóm thợ, rất nhiều gia đình như anh X. Họ đưa vợ con ra mỏ, sống quần tụm bên nhau. Những khu tập thể nhà cấp bốn xập xệ ngày nào nay thành làng, thành phố; những đứa trẻ lớn lên thành người thợ…
Thành tựu công cuộc đổi mới đất nước thì mọi người dân đều biết ơn công lao to lớn của Đảng. Nhưng với những gia đình thợ mỏ như anh X còn ghi nhận thêm vai trò các thế hệ lãnh đạo ngành Than, đã chủ trương đưa vợ con thợ mỏ ra mỏ, bố trí việc làm, chỗ ở cho vợ con họ để họ chăm chút lẫn nhau, nuôi dạy con cái và yên tâm gắn bó với mỏ.
Tôi chợt bâng khâng nhớ và tiếc cho những đồng nghiệp ngày ấy đã rời mỏ. Không biết bây giờ cuộc sống của gia đình họ ra sao? Có được hưởng không khí đầm ấm mỗi độ xuân về như thợ mỏ Quảng Ninh?…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/bang-khuang-nho-tet-tho-mo-865.htm” button=”Theo vinacomin”]