Công tác đào lò xây dựng cơ bản (XDCB), đặc biệt là đào các đường lò trong hệ thống mở vỉa các dự án trọng điểm đang là nhiệm vụ cấp bách, được Tập đoàn và các đơn vị quan tâm chỉ đạo. Nhờ đó, số lượng mét lò đào tăng so với các năm trước. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển các mỏ than hầm lò theo quy hoạch thì tiến độ đào lò chưa đạt yêu cầu đề ra; hầu hết tiến độ các dự án đều chậm.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tiến độ đào lò chậm đó là việc áp dụng cơ giới hóa trong thi công lò đá chưa cao, nếu không muốn nói là “giẫm chân tại chỗ”. Hơn 40 năm trước, khi đào những đường lò đá tiết diện lớn trong hệ thống mở vỉa giếng đứng Mông Dương mức âm 97,5 mét, thợ đào lò ở đây đã sử dụng xe khoan; sử dụng máy xúc đá; đối với đường lò đi trong than, đã áp dụng máy đào lò combai. Năng suất kỷ lục đào lò bằng máy combai trong than ở Vỉa 10 Mông Dương gắn với tên tuổi của Anh hùng Lao động Hà Văn Hồng v.v. Bây giờ, thiết bị đào lò vẫn vậy.
Tại các cuộc họp bàn về đẩy nhanh tiến độ đào lò, nhiều ý kiến đã hiến kế, muốn đẩy nhanh tiến độ đào lò XDCB, bên cạnh tăng cường công tác quản lý; tổ chức chu kỳ đào lò hợp lý; áp dụng công nghệ khoan nổ mìn tiên tiến v.v cần phải đẩy mạnh cơ giới hóa đào lò. Thực tế, những năm qua, các đơn vị cũng đã áp dụng cơ giới trong đào lò thuộc các khâu vận tải, bốc xúc, đi lại .v.v mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khâu then chốt, đó là máy đào lò đá thì đang lúng túng, chưa nơi nào áp dụng. Vì sao vậy?
Một máy đào lò đá hiện nay khoảng 130 tỷ đồng, không phải là quá lớn so với đầu tư máy khấu cơ giới hóa đồng bộ (Công ty than Dương Huy chuẩn bị đầu tư dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ khoảng 200 tỷ đồng). Trình độ công nhân, cán bộ kỹ thuật hiện nay hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ. Tuy nhiên, mối băn khoăn lo ngại của các đơn vị đào lò hiện nay là: Đầu tư mua máy về, thi công xong một công trình, liệu các A (chủ đầu tư công trình) có tiếp tục thuê đào lò nữa hay không? Ngộ nhỡ, đến lúc bên A không có nhu cầu thuê đào lò, chẳng lẽ máy “đắp chiếu”?. Mặt khác, các phụ tùng của thiết bị hiện trong nước chưa sản xuất được; khi hỏng hóc cần thay thế phải nhập ở nước ngoài, vừa đắt vừa mất thời gian chờ đợi, ách tắc sản xuất; nếu mua phụ tùng dự phòng chất vào kho thì lãng phí; trong khi đơn giá mét lò được tính cho đào lò bằng máy, nếu gặp ách tắc, năng suất không cao, hiệu quả đầu tư sẽ thấp.
Được biết, Tập đoàn đã có chỉ đạo các đơn vị, tăng cường cơ giới hóa trong đào lò một cách hợp lý và sử dụng hiệu quả các thiết bị, máy móc đã đầu tư. Thực hiện sự chỉ đạo của Tập đoàn có đơn bị đã lập dự án đầu tư máy đào lò. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả đầu tư máy đào lò đá, cần giải quyết những băn khoăn nêu trên. Và rất cần sự vào cuộc, tham mưu của Ban phụ trách lĩnh vực này của Tập đoàn.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tiến độ đào lò chậm đó là việc áp dụng cơ giới hóa trong thi công lò đá chưa cao, nếu không muốn nói là “giẫm chân tại chỗ”. Hơn 40 năm trước, khi đào những đường lò đá tiết diện lớn trong hệ thống mở vỉa giếng đứng Mông Dương mức âm 97,5 mét, thợ đào lò ở đây đã sử dụng xe khoan; sử dụng máy xúc đá; đối với đường lò đi trong than, đã áp dụng máy đào lò combai. Năng suất kỷ lục đào lò bằng máy combai trong than ở Vỉa 10 Mông Dương gắn với tên tuổi của Anh hùng Lao động Hà Văn Hồng v.v. Bây giờ, thiết bị đào lò vẫn vậy.
Tại các cuộc họp bàn về đẩy nhanh tiến độ đào lò, nhiều ý kiến đã hiến kế, muốn đẩy nhanh tiến độ đào lò XDCB, bên cạnh tăng cường công tác quản lý; tổ chức chu kỳ đào lò hợp lý; áp dụng công nghệ khoan nổ mìn tiên tiến v.v cần phải đẩy mạnh cơ giới hóa đào lò. Thực tế, những năm qua, các đơn vị cũng đã áp dụng cơ giới trong đào lò thuộc các khâu vận tải, bốc xúc, đi lại .v.v mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khâu then chốt, đó là máy đào lò đá thì đang lúng túng, chưa nơi nào áp dụng. Vì sao vậy?
Một máy đào lò đá hiện nay khoảng 130 tỷ đồng, không phải là quá lớn so với đầu tư máy khấu cơ giới hóa đồng bộ (Công ty than Dương Huy chuẩn bị đầu tư dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ khoảng 200 tỷ đồng). Trình độ công nhân, cán bộ kỹ thuật hiện nay hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ. Tuy nhiên, mối băn khoăn lo ngại của các đơn vị đào lò hiện nay là: Đầu tư mua máy về, thi công xong một công trình, liệu các A (chủ đầu tư công trình) có tiếp tục thuê đào lò nữa hay không? Ngộ nhỡ, đến lúc bên A không có nhu cầu thuê đào lò, chẳng lẽ máy “đắp chiếu”?. Mặt khác, các phụ tùng của thiết bị hiện trong nước chưa sản xuất được; khi hỏng hóc cần thay thế phải nhập ở nước ngoài, vừa đắt vừa mất thời gian chờ đợi, ách tắc sản xuất; nếu mua phụ tùng dự phòng chất vào kho thì lãng phí; trong khi đơn giá mét lò được tính cho đào lò bằng máy, nếu gặp ách tắc, năng suất không cao, hiệu quả đầu tư sẽ thấp.
Được biết, Tập đoàn đã có chỉ đạo các đơn vị, tăng cường cơ giới hóa trong đào lò một cách hợp lý và sử dụng hiệu quả các thiết bị, máy móc đã đầu tư. Thực hiện sự chỉ đạo của Tập đoàn có đơn bị đã lập dự án đầu tư máy đào lò. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả đầu tư máy đào lò đá, cần giải quyết những băn khoăn nêu trên. Và rất cần sự vào cuộc, tham mưu của Ban phụ trách lĩnh vực này của Tập đoàn.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/ban-khoan-khi-dau-tu-may-dao-lo-da-9631.htm” button=”Theo vinacomin”]