Tôi có may mắn là thường xuyên được ngồi “chè lá” với anh Nguyễn Văn Dự, Anh hùng Lao động Thời kỳ đổi mới của ngành Than. Và lần nào cũng vậy, cứ hễ ngồi là anh lại tâm sự về người lao động, đặc biệt là những người thợ lò…
Hôm nay là một ngày như vậy. Cầm chén nước chè xanh trên đôi bàn tay chằng chịt vệt than đen – dấu tích của trên 30 năm liên tục làm thợ lò; anh Dự kể cho tôi nghe kỷ niệm về những năm tháng làm thợ chống cuốc của mình. “Trưởng thành từ người thợ nên tôi nhiều kỷ niệm về than lắm. Đã có lần than vùi lưng người, tưởng sinh nghề tử nghiệp. Anh em cào ra. Về nhà người đau ê ẩm. Nhưng mai lại vác búa vào lò. Nghỉ một ngày ở nhà đã thấy buồn”.
Quả thực, trước đây, mỗi khi đến tác nghiệp ở Than Hà Lầm, tôi vẫn được nghe những người thợ mỏ Hà Lầm nói chuyện về anh. Thời đó, làm thợ chống cuốc, chưa bao giờ một tháng anh Dự đi làm dưới 26 công. Có tháng còn vượt cả 30 hay 31 công vì có ngày đã ngốn thêm một ca đúp để xử lý sự cố. Công việc thợ lò thời đó chủ yếu làm thủ công, không có được nhiều máy móc hiện đại như bây giờ. Trong một ca lao động, anh Dự phải di chuyển hàng chục lần trong lò chợ dài hàng trăm mét, độ dốc lên đến 35 độ. Mồ hôi lúc nào cũng ướt đầm. Những lúc khó khăn, mọi người cùng động viên nhau, thay nhau vào những vị trí khó khăn, trong đó anh Dự luôn là người đi đầu.
Anh Dự tâm sự, khó khăn nhất trong nghề thợ lò vẫn là phá hoả. Phá hoả thể hiện đẳng cấp của mỗi người thợ vì phá hoả không chỉ đơn thuần là đánh sập đất đá phía đằng sau khu vực đã khai thác, mà còn cần lấy than tận thu của lớp vách. Điều này liên quan đến hệ số khai thác có bị lãng phí tài nguyên hay không. Và ca của anh luôn thu hồi được nhiều than nhất. “Trong quá trình phá hoả, tôi thường chưa cho đánh sập ngay đất đá mà chủ động tìm cách thu hồi than nóc triệt để. Có những ca chỉ có thu hồi than mà bộ phận vận tải kéo không hết than. Lương cao anh em phấn khởi lắm. Vì chưa phải khấu vì nào mà đã đủ sản lượng được giao” – Nguyễn Văn Dự hào hứng kể như vừa mới đi lò hôm qua.
Mỏ than Hà Lầm là đơn vị có truyền thống lâu đời với nhiều thế hệ thợ mỏ làm việc ở đây. Mỏ ngày càng xuống sâu và không thể tránh được những sự cố phải dừng sản xuất nhiều ngày. Trong đó phải kể đến vụ ngập mỏ vào năm 1996. Khi đó hàng trăm tấn thiết bị bị ngập chìm trong nước. Anh cùng với anh em đồng nghiệp xuống mỏ làm việc như thợ lặn để đưa thiết bị lên. Tan ca, bùn đất đầy mình. Đồng thời, các anh tổ chức lắp đặt bơm nước để bơm tháo khô nước mỏ tiếp tục đưa mỏ trở lại sản xuất. Sau hàng tháng ròng xử lý sự cố, đến khi khôi phục mỏ, các đường lò bị sập đổ gần như phải dựng lại hoàn toàn. “Đó là những kỷ niệm khó có thể quên được trong quãng thời gian làm thợ mỏ của mình” – anh Dự nói.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, năm 2000, anh Nguyễn Văn Dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới khi đang làm thợ lò thuộc Công ty Than Hà Lầm. Trước đó, năm 1997, anh Nguyễn Văn Dự đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng III. Và mặc dù làm công nhân, nhưng anh đã được bầu là Đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001, danh hiệu Vinh quang Việt Nam năm 2005.
Sau quãng thời gian làm nghề thợ lò trên 30 năm, anh Nguyễn Văn Dự được công nhân cán bộ Tập đoàn tín nhiệm bầu sang làm công tác công đoàn chuyên trách. Hiện anh là Phó Trưởng Ban Tổ chức Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Xuất thân từ người lao động, anh Nguyễn Văn Dự càng hiểu hơn ai hết cuộc sống lao động trong hầm mỏ. Anh luôn quan tâm đến từng điều kiện lao động, các chế độ chính sách, quyền lợi của người thợ lò. Để phù hợp hơn trong cương vị công tác mới của mình, anh Nguyễn Văn Dự đã thu xếp công việc và thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ một thợ lò, đến nay anh đã có bằng kỹ sư khai thác mỏ; cử nhân luật; bằng cao cấp lý luận chính trị… Một lần nữa, anh Nguyễn Văn Dự lại làm sáng thêm ý chí và nghị lực của người thợ mỏ, của giai cấp công nhân mỏ trong thời kỳ đổi mới.
Quả thực, trước đây, mỗi khi đến tác nghiệp ở Than Hà Lầm, tôi vẫn được nghe những người thợ mỏ Hà Lầm nói chuyện về anh. Thời đó, làm thợ chống cuốc, chưa bao giờ một tháng anh Dự đi làm dưới 26 công. Có tháng còn vượt cả 30 hay 31 công vì có ngày đã ngốn thêm một ca đúp để xử lý sự cố. Công việc thợ lò thời đó chủ yếu làm thủ công, không có được nhiều máy móc hiện đại như bây giờ. Trong một ca lao động, anh Dự phải di chuyển hàng chục lần trong lò chợ dài hàng trăm mét, độ dốc lên đến 35 độ. Mồ hôi lúc nào cũng ướt đầm. Những lúc khó khăn, mọi người cùng động viên nhau, thay nhau vào những vị trí khó khăn, trong đó anh Dự luôn là người đi đầu.
Anh Dự tâm sự, khó khăn nhất trong nghề thợ lò vẫn là phá hoả. Phá hoả thể hiện đẳng cấp của mỗi người thợ vì phá hoả không chỉ đơn thuần là đánh sập đất đá phía đằng sau khu vực đã khai thác, mà còn cần lấy than tận thu của lớp vách. Điều này liên quan đến hệ số khai thác có bị lãng phí tài nguyên hay không. Và ca của anh luôn thu hồi được nhiều than nhất. “Trong quá trình phá hoả, tôi thường chưa cho đánh sập ngay đất đá mà chủ động tìm cách thu hồi than nóc triệt để. Có những ca chỉ có thu hồi than mà bộ phận vận tải kéo không hết than. Lương cao anh em phấn khởi lắm. Vì chưa phải khấu vì nào mà đã đủ sản lượng được giao” – Nguyễn Văn Dự hào hứng kể như vừa mới đi lò hôm qua.
Mỏ than Hà Lầm là đơn vị có truyền thống lâu đời với nhiều thế hệ thợ mỏ làm việc ở đây. Mỏ ngày càng xuống sâu và không thể tránh được những sự cố phải dừng sản xuất nhiều ngày. Trong đó phải kể đến vụ ngập mỏ vào năm 1996. Khi đó hàng trăm tấn thiết bị bị ngập chìm trong nước. Anh cùng với anh em đồng nghiệp xuống mỏ làm việc như thợ lặn để đưa thiết bị lên. Tan ca, bùn đất đầy mình. Đồng thời, các anh tổ chức lắp đặt bơm nước để bơm tháo khô nước mỏ tiếp tục đưa mỏ trở lại sản xuất. Sau hàng tháng ròng xử lý sự cố, đến khi khôi phục mỏ, các đường lò bị sập đổ gần như phải dựng lại hoàn toàn. “Đó là những kỷ niệm khó có thể quên được trong quãng thời gian làm thợ mỏ của mình” – anh Dự nói.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, năm 2000, anh Nguyễn Văn Dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới khi đang làm thợ lò thuộc Công ty Than Hà Lầm. Trước đó, năm 1997, anh Nguyễn Văn Dự đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng III. Và mặc dù làm công nhân, nhưng anh đã được bầu là Đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001, danh hiệu Vinh quang Việt Nam năm 2005.
Sau quãng thời gian làm nghề thợ lò trên 30 năm, anh Nguyễn Văn Dự được công nhân cán bộ Tập đoàn tín nhiệm bầu sang làm công tác công đoàn chuyên trách. Hiện anh là Phó Trưởng Ban Tổ chức Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Xuất thân từ người lao động, anh Nguyễn Văn Dự càng hiểu hơn ai hết cuộc sống lao động trong hầm mỏ. Anh luôn quan tâm đến từng điều kiện lao động, các chế độ chính sách, quyền lợi của người thợ lò. Để phù hợp hơn trong cương vị công tác mới của mình, anh Nguyễn Văn Dự đã thu xếp công việc và thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ một thợ lò, đến nay anh đã có bằng kỹ sư khai thác mỏ; cử nhân luật; bằng cao cấp lý luận chính trị… Một lần nữa, anh Nguyễn Văn Dự lại làm sáng thêm ý chí và nghị lực của người thợ mỏ, của giai cấp công nhân mỏ trong thời kỳ đổi mới.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/anh-hung-lao-dong-ke-chuyen-nhung-nam-thang-lam-tho-chong-cuoc-10416.htm” button=”Theo vinacomin”]