Xuất phát điểm để Ngành Than làm điện là nhằm tiêu thụ nguồn than chất lượng xấu ngay tại chỗ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song, điều không thể phủ nhận là những lợi ích xã hội mà các dự án nhiệt điện mang lại đối với người dân địa phương nơi có các Nhà máy nhiệt điện của TKV đứng chân.
Đổi thay một vùng đất
Nằm trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là Mỏ than Na Dương – thuộc Tổng công ty CN mỏ Việt Bắc – Vinacomin. Đặc tính than ở Mỏ Na Dương là than nâu, hàm lượng lưu huỳnh trong than rất cao, khi cháy thành ngọn lửa dài, phù hợp với công nghệ của các nhà máy xi măng lò quay lúc đó. Do vậy, ngay từ khi thành lập mỏ năm 1959, Mỏ đảm đương nhiệm vụ quan trọng là cung cấp than cho các Nhà máy Xi măng Hải Phòng và Xi măng Bỉm Sơn. Lúc cao điểm, Mỏ than Na Dương có hơn 2 nghìn công nhân, sản lượng năm cao nhất đạt 144 nghìn tấn, đời sống của công nhân vào loại khá giả nhất tỉnh Lạng Sơn.
Tuy nhiên, sau này, khi các nhà máy xi măng đổi mới công nghệ, than Na Dương không còn phù hợp nữa, buộc Mỏ Na Dương phải giảm dần sản lượng mỗi năm vài chục nghìn tấn. Nguy cơ đóng cửa mỏ cận kề. Vậy là, cả nghìn công nhân Mỏ than Na Dương bỗng nhiên không có việc làm. Trong đó, hàng trăm gia đình gồm mấy thế hệ gắn bó với mảnh đất Na Dương bỗng liêu xiêu. Một bầu không khí u ám, hoang mang bao trùm cả vùng đất Lộc Bình lúc bấy giờ.
Trước tình hình đó, ngày 3/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương. Ngày 02/04/2002, Nhà máy chính thức được khởi công xây dựng với nhà thầu chính là Tập đoàn Marubeni – Nhật Bản. Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến: lò hơi tầng sôi tuần hoàn của Hãng Foster Wheeler, tua bin máy phát của Hãng Fuji Electric, thiết bị điện của Hãng Astom – ABB… Sau quá trình xây dựng, lắp đặt và chạy thử, ngày 24/10/2004, Nhà máy đã hòa lưới điện Quốc gia. Ngày 24/10/2003 Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương ra Quyết định số 172/QĐ-BCN thành lập Công ty Nhiệt điện Na Dương với ngành nghề kinh doanh chính là quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Có thể nói, đây là sự kiện lịch sử, giúp mỏ than Na Dương hồi sinh nhờ việc cung cấp than cho Nhà máy nhiệt điện. Ngược dòng thời gian nhớ lại thời kỳ đó, ông Ðào Hữu Tu, nguyên Bí thư Ðảng ủy Xí nghiệp than Na Dương lúc ấy xúc động chia sẻ, hai tổ máy đi vào hoạt động chạy 100% công suất thì trong một ngày Mỏ phải cung cấp 200 tấn than và 80 tấn vôi; phế thải của Nhà máy sẽ được tận dụng để sản xuất vật liệu xây dựng… Quan trọng hơn, bài toán việc làm, thu nhập cho hàng nghìn công nhân lao động đã có lời giải. Vậy là, cả Mỏ than Na Dương lúc đó hăng hái trang sắm thêm thiết bị và bắt tay ngay vào sản xuất. Chỉ trong quý I năm 2004 đó, Mỏ đã khai thác hơn 350 nghìn tấn than thương phẩm, tăng gấp 10 lần so với những năm trước, đạt 100% kế hoạch năm bảo đảm cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương hoạt động trong một năm.
Khi dòng điện Na Dương hoà lưới điện quốc gia cũng là lúc cả vùng cao Lộc Bình – Lạng Sơn bừng sáng. Về hiệu quả kinh tế, nguồn điện từ Nhà máy đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng sinh hoạt và sản xuất khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng và vùng lân cận phía Bắc. Đồng thời góp phần bù đắp sự thiếu hụt điện năng quốc gia giai đoạn 1999 – 2010; tận dụng tài nguyên than, cơ sở vật chất mà Nhà nước đã đầu tư vào mỏ than Na Dương. Và nhất là góp phần tạo dựng một khu công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao ở vùng sâu, vùng xa do sử dụng than tại chỗ để phát điện cấp cho khu vực… Song đặc biệt hơn cả là ý nghĩa xã hội mang tính nhân văn sâu sắc mà tổ hợp Than – điện Na Dương tạo ra. Một đồng nghiệp của tôi ở Tạp chí Than – Khoáng sản từng nhiều lần đến vùng đất này đã không khỏi ngạc nhiên thốt lên rằng: “Không còn nhận ra cái thị trấn Na Dương nghèo xơ xác, vài mươi nóc nhà màu xám lô nhô, đôi hàng quán bày bán vài thứ đồ lặt vặt; làm đêm, đói, muốn tìm quán ăn, tịnh không có. Mới chỉ có mấy năm sau khi tổ hợp Than – điện Na Dương vận hành liên hoàn. Na Dương bây giờ thay đổi nhiều quá. Phố sá sầm uất, nhà cửa san sát, hàng quán la liệt; đêm, muốn đi ăn, tha hồ chọn, cháo, bún, phở, thậm chí những món khoái khẩu như thịt chó, tiết canh lòng lợn… “Quán ở chỗ có đèn sáng kia kìa!”…
Hiệu quả lan toả
Cùng thời điểm mà công nhân Mỏ Na Dương gặp điêu đứng, đời sống công nhân Mỏ than Khánh Hòa, Núi Hồng – Thái Nguyên, cũng sa sút nghiêm trọng. Bởi, chất lượng than ở đây thấp, chỉ cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn (cũ) và các lò gạch, lò vôi trong vùng. Khi Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn ngừng hoạt động, sản lượng than Khánh Hòa và cả Mỏ than Núi Hồng sụt giảm, đều có nguy cơ “đóng cửa”!
Khi Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập, Tổng Công ty đã chủ trương kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than, trong đó xây dựng các nhà máy nhiệt điện để tạo đầu ra cho than xấu nằm sâu trong nội địa như Khánh Hòa, Núi Hồng (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam); đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia và nhiều mục đích khác. TCT đã mua lại “xác” Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn cũ để xây dựng mới Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn. Cũng giống như Nhiệt điện Na Dương, Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn và các nhà máy nhiệt điện đốt than xấu khác sau này của Tập đoàn TKV đều sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn tiên tiến. Do đó, kể từ khi vận hành cho đến nay luôn đảm bảo ổn định, đạt hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Quan trọng hơn, việc Nhiệt điện Cao Ngạn đi vào hoạt động đồng nghĩa với mỏ than Khánh Hoà, Núi Hồng được sản xuất trở lại. Hàng ngàn công nhân lại được đi làm và có thu nhập ổn định. Công tác an sinh, xã hội ở địa phương được đảm bảo.
Một ví dụ tương tự cho thấy lợi ích xã hội, hay nói cách khác là trách nhiệm với cộng đồng của TKV khi “Than” làm “điện” là Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động. Đến ghi lại những hình ảnh trong quá trình xây dựng Nhà máy, nhiều phóng viên Tạp chí đã phải đi xe mỏ mới vào được công trường bởi đường đi hết sức vất vả, toàn đèo cao, vực hút. Phải đến khi Nhà máy hiện hữu và đi vào hoạt động hiệu quả, vùng rừng núi thâm sơn cùng cốc này mới bừng sáng. Người dân thôn Đồng Rỳ, xã Thanh Luận (Sơn Động) chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số, đón thứ ánh sáng “đặc biệt” này với niềm vui khôn tả: có điện, có đường, có trường học, có trung tâm y tế khang trang, hiện đại…
Còn nhớ, bên lề một hội nghị thu xếp vốn cho Dự án Thuỷ điện Đồng Nai 5, trao đổi với phóng viên Tạp chí về trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp song song với hiệu quả kinh tế, Tổng giám đốc TCT Điện lực TKV Ngô Trí Thịnh cho biết “xuất phát điểm để Ngành Than làm điện là nhằm tiêu thụ nguồn than chất lượng xấu ngay tại chỗ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song, điều không thể phủ nhận là những lợi ích xã hội mà các dự án nhiệt điện mang lại đối với người dân địa phương nơi có các Nhà máy nhiệt điện của TKV đứng chân”. Thực tế hoạt động hiệu quả của các Nhà máy Nhiệt điện đốt than của TKV thời gian qua chính là minh chứng sống động, rõ nét nhất thể hiện sự hài hoà giữa hiệu quả kinh tế với lợi ích xã hội của TCT Điện lực nói riêng, của TKV nói chung.
Thương hiệu được khẳng định
Sau thành công của nhà máy nhiệt điện Na Dương và Cao Ngạn, TKV xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện đốt than xấu theo công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn như Nhiệt điện Sơn Động (Bắc Giang), Cẩm Phả, Đông Triều (Quảng Ninh) v.v. Hiện, tất cả các nhà máy nhiệt điện của TKV đều hoạt động hiệu quả với tổng công suất 1.550MW, chiếm 5% tổng công suất toàn quốc. Có thể nói, khối công nghiệp điện của Tập đoàn đã trở thành một ngành kinh doanh lớn góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của Tập đoàn. Như Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã nhiều lần khen ngợi TKV rất “mát tay”, “đều tay” trong lĩnh vực đầu tư phát triển các nhà máy điện. Trong đó, điển hình gần đây nhất là Nhà máy Nhiệt điện Đông Triều.
Ngoài việc đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả các nhà máy điện đã và đang vận hành phát điện, Tập đoàn còn đang đầu tư xây dựng các dự án: Nhiệt điện Nông Sơn (30MW), Thủy điện Đồng Nai 5 (150MW), triển khai đầu tư phát triển các dự án điện: Na Dương 2 (100MW), Cẩm Phả 3 (440MW), Quỳnh Lập 1 (1200MW), Hải Phòng 3 (2400MW). Dự tính đến năm 2025, với 12 dự án, sản lượng điện của TKV sẽ đạt trên 10% tổng công suất toàn quốc.
Nằm trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là Mỏ than Na Dương – thuộc Tổng công ty CN mỏ Việt Bắc – Vinacomin. Đặc tính than ở Mỏ Na Dương là than nâu, hàm lượng lưu huỳnh trong than rất cao, khi cháy thành ngọn lửa dài, phù hợp với công nghệ của các nhà máy xi măng lò quay lúc đó. Do vậy, ngay từ khi thành lập mỏ năm 1959, Mỏ đảm đương nhiệm vụ quan trọng là cung cấp than cho các Nhà máy Xi măng Hải Phòng và Xi măng Bỉm Sơn. Lúc cao điểm, Mỏ than Na Dương có hơn 2 nghìn công nhân, sản lượng năm cao nhất đạt 144 nghìn tấn, đời sống của công nhân vào loại khá giả nhất tỉnh Lạng Sơn.
Tuy nhiên, sau này, khi các nhà máy xi măng đổi mới công nghệ, than Na Dương không còn phù hợp nữa, buộc Mỏ Na Dương phải giảm dần sản lượng mỗi năm vài chục nghìn tấn. Nguy cơ đóng cửa mỏ cận kề. Vậy là, cả nghìn công nhân Mỏ than Na Dương bỗng nhiên không có việc làm. Trong đó, hàng trăm gia đình gồm mấy thế hệ gắn bó với mảnh đất Na Dương bỗng liêu xiêu. Một bầu không khí u ám, hoang mang bao trùm cả vùng đất Lộc Bình lúc bấy giờ.
Trước tình hình đó, ngày 3/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương. Ngày 02/04/2002, Nhà máy chính thức được khởi công xây dựng với nhà thầu chính là Tập đoàn Marubeni – Nhật Bản. Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến: lò hơi tầng sôi tuần hoàn của Hãng Foster Wheeler, tua bin máy phát của Hãng Fuji Electric, thiết bị điện của Hãng Astom – ABB… Sau quá trình xây dựng, lắp đặt và chạy thử, ngày 24/10/2004, Nhà máy đã hòa lưới điện Quốc gia. Ngày 24/10/2003 Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương ra Quyết định số 172/QĐ-BCN thành lập Công ty Nhiệt điện Na Dương với ngành nghề kinh doanh chính là quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Có thể nói, đây là sự kiện lịch sử, giúp mỏ than Na Dương hồi sinh nhờ việc cung cấp than cho Nhà máy nhiệt điện. Ngược dòng thời gian nhớ lại thời kỳ đó, ông Ðào Hữu Tu, nguyên Bí thư Ðảng ủy Xí nghiệp than Na Dương lúc ấy xúc động chia sẻ, hai tổ máy đi vào hoạt động chạy 100% công suất thì trong một ngày Mỏ phải cung cấp 200 tấn than và 80 tấn vôi; phế thải của Nhà máy sẽ được tận dụng để sản xuất vật liệu xây dựng… Quan trọng hơn, bài toán việc làm, thu nhập cho hàng nghìn công nhân lao động đã có lời giải. Vậy là, cả Mỏ than Na Dương lúc đó hăng hái trang sắm thêm thiết bị và bắt tay ngay vào sản xuất. Chỉ trong quý I năm 2004 đó, Mỏ đã khai thác hơn 350 nghìn tấn than thương phẩm, tăng gấp 10 lần so với những năm trước, đạt 100% kế hoạch năm bảo đảm cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương hoạt động trong một năm.
Khi dòng điện Na Dương hoà lưới điện quốc gia cũng là lúc cả vùng cao Lộc Bình – Lạng Sơn bừng sáng. Về hiệu quả kinh tế, nguồn điện từ Nhà máy đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng sinh hoạt và sản xuất khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng và vùng lân cận phía Bắc. Đồng thời góp phần bù đắp sự thiếu hụt điện năng quốc gia giai đoạn 1999 – 2010; tận dụng tài nguyên than, cơ sở vật chất mà Nhà nước đã đầu tư vào mỏ than Na Dương. Và nhất là góp phần tạo dựng một khu công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao ở vùng sâu, vùng xa do sử dụng than tại chỗ để phát điện cấp cho khu vực… Song đặc biệt hơn cả là ý nghĩa xã hội mang tính nhân văn sâu sắc mà tổ hợp Than – điện Na Dương tạo ra. Một đồng nghiệp của tôi ở Tạp chí Than – Khoáng sản từng nhiều lần đến vùng đất này đã không khỏi ngạc nhiên thốt lên rằng: “Không còn nhận ra cái thị trấn Na Dương nghèo xơ xác, vài mươi nóc nhà màu xám lô nhô, đôi hàng quán bày bán vài thứ đồ lặt vặt; làm đêm, đói, muốn tìm quán ăn, tịnh không có. Mới chỉ có mấy năm sau khi tổ hợp Than – điện Na Dương vận hành liên hoàn. Na Dương bây giờ thay đổi nhiều quá. Phố sá sầm uất, nhà cửa san sát, hàng quán la liệt; đêm, muốn đi ăn, tha hồ chọn, cháo, bún, phở, thậm chí những món khoái khẩu như thịt chó, tiết canh lòng lợn… “Quán ở chỗ có đèn sáng kia kìa!”…
Hiệu quả lan toả
Cùng thời điểm mà công nhân Mỏ Na Dương gặp điêu đứng, đời sống công nhân Mỏ than Khánh Hòa, Núi Hồng – Thái Nguyên, cũng sa sút nghiêm trọng. Bởi, chất lượng than ở đây thấp, chỉ cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn (cũ) và các lò gạch, lò vôi trong vùng. Khi Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn ngừng hoạt động, sản lượng than Khánh Hòa và cả Mỏ than Núi Hồng sụt giảm, đều có nguy cơ “đóng cửa”!
Khi Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập, Tổng Công ty đã chủ trương kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than, trong đó xây dựng các nhà máy nhiệt điện để tạo đầu ra cho than xấu nằm sâu trong nội địa như Khánh Hòa, Núi Hồng (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam); đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia và nhiều mục đích khác. TCT đã mua lại “xác” Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn cũ để xây dựng mới Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn. Cũng giống như Nhiệt điện Na Dương, Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn và các nhà máy nhiệt điện đốt than xấu khác sau này của Tập đoàn TKV đều sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn tiên tiến. Do đó, kể từ khi vận hành cho đến nay luôn đảm bảo ổn định, đạt hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Quan trọng hơn, việc Nhiệt điện Cao Ngạn đi vào hoạt động đồng nghĩa với mỏ than Khánh Hoà, Núi Hồng được sản xuất trở lại. Hàng ngàn công nhân lại được đi làm và có thu nhập ổn định. Công tác an sinh, xã hội ở địa phương được đảm bảo.
Một ví dụ tương tự cho thấy lợi ích xã hội, hay nói cách khác là trách nhiệm với cộng đồng của TKV khi “Than” làm “điện” là Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động. Đến ghi lại những hình ảnh trong quá trình xây dựng Nhà máy, nhiều phóng viên Tạp chí đã phải đi xe mỏ mới vào được công trường bởi đường đi hết sức vất vả, toàn đèo cao, vực hút. Phải đến khi Nhà máy hiện hữu và đi vào hoạt động hiệu quả, vùng rừng núi thâm sơn cùng cốc này mới bừng sáng. Người dân thôn Đồng Rỳ, xã Thanh Luận (Sơn Động) chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số, đón thứ ánh sáng “đặc biệt” này với niềm vui khôn tả: có điện, có đường, có trường học, có trung tâm y tế khang trang, hiện đại…
Còn nhớ, bên lề một hội nghị thu xếp vốn cho Dự án Thuỷ điện Đồng Nai 5, trao đổi với phóng viên Tạp chí về trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp song song với hiệu quả kinh tế, Tổng giám đốc TCT Điện lực TKV Ngô Trí Thịnh cho biết “xuất phát điểm để Ngành Than làm điện là nhằm tiêu thụ nguồn than chất lượng xấu ngay tại chỗ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song, điều không thể phủ nhận là những lợi ích xã hội mà các dự án nhiệt điện mang lại đối với người dân địa phương nơi có các Nhà máy nhiệt điện của TKV đứng chân”. Thực tế hoạt động hiệu quả của các Nhà máy Nhiệt điện đốt than của TKV thời gian qua chính là minh chứng sống động, rõ nét nhất thể hiện sự hài hoà giữa hiệu quả kinh tế với lợi ích xã hội của TCT Điện lực nói riêng, của TKV nói chung.
Thương hiệu được khẳng định
Sau thành công của nhà máy nhiệt điện Na Dương và Cao Ngạn, TKV xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện đốt than xấu theo công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn như Nhiệt điện Sơn Động (Bắc Giang), Cẩm Phả, Đông Triều (Quảng Ninh) v.v. Hiện, tất cả các nhà máy nhiệt điện của TKV đều hoạt động hiệu quả với tổng công suất 1.550MW, chiếm 5% tổng công suất toàn quốc. Có thể nói, khối công nghiệp điện của Tập đoàn đã trở thành một ngành kinh doanh lớn góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của Tập đoàn. Như Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã nhiều lần khen ngợi TKV rất “mát tay”, “đều tay” trong lĩnh vực đầu tư phát triển các nhà máy điện. Trong đó, điển hình gần đây nhất là Nhà máy Nhiệt điện Đông Triều.
Ngoài việc đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả các nhà máy điện đã và đang vận hành phát điện, Tập đoàn còn đang đầu tư xây dựng các dự án: Nhiệt điện Nông Sơn (30MW), Thủy điện Đồng Nai 5 (150MW), triển khai đầu tư phát triển các dự án điện: Na Dương 2 (100MW), Cẩm Phả 3 (440MW), Quỳnh Lập 1 (1200MW), Hải Phòng 3 (2400MW). Dự tính đến năm 2025, với 12 dự án, sản lượng điện của TKV sẽ đạt trên 10% tổng công suất toàn quốc.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/song-hanh-hieu-qua-kinh-te-voi-loi-ich-xa-hoi-9170.htm” button=”Theo vinacomin”]