Lâu nay, nhiều người nhầm tưởng, giếng đứng Mông Dương do Liên Xô giúp ta xây dựng từ A – Z (thiết kế, đầu tư thiết bị, thi công…). Thực tế không hoàn toàn đúng như vậy! Toàn bộ các hạng mục công trình dưới hầm lò và trên mặt đất, kể cả tháp giếng – một trong những hạng mục khó khăn phức tạp nhất – đều do công nhân Xí nghiệp Xây lắp mỏ Mông Dương nay là Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1- thi công; chuyên gia Liên Xô trong vai trò hướng dẫn, giám sát kỹ thuật. Gần 40 năm sau, cũng chính đơn vị này đà
Khi Đoàn về nước nhận nhiệm vụ khôi phục mỏ Mông Dương và xây dựng mỏ mới, Mông Dương là khu rừng hoang vu. Giếng chính Mông Dương, do người Pháp đào và khai thác, bỏ hoang lâu ngày, lúc này ngập nước, cây cối um tùm. Việc khôi phục giếng cực kỳ phức tạp. Đoàn đi thực tập sinh sang Liên Xô chỉ thực tập xây dựng mỏ bằng giếng đứng, không thực tập cải tạo giếng cũ như thế này. Việc đào giếng phụ cũng là công việc mới mẻ và phức tạp. Ông Nguyễn Đức Phan, nguyên Phó Giám đốc Công trường Xây dựng mỏ Mông Dương thời ấy, kể: giếng chính được cải tạo theo các công đoạn bơm nước, cắt, phá bỏ toàn bộ hệ thống thiết bị của giếng cũ, chỉ sử dụng vỏ giếng; lắp đặt lại hệ thống thiết bị mới. Các công đoạn đều rất nguy hiểm, bởi giếng bỏ hoang lâu ngày, nguy cơ khí độc, nổ khí, bục nước v.v. có thể xảy ra. Việc bơm nước, phải sử dụng máy bơm công suất lớn nhưng không thể đặt máy bơm trên miệng giếng để bơm như giếng nước ăn, mà phải bơm nước thông qua lỗ khoan đường kính lớn, song song với giếng chính. Bây giờ, việc khoan những lỗ khoan đường kính lớn không mấy khó khăn, nhưng ngày đó, để khoan lỗ khoan sâu tới âm 97,5 mét, là một thành công lớn. Công đoạn cắt bỏ, phá dỡ thiết bị cũ, lắp đặt thiết bị mới trong lòng giếng, lắp đặt tháp giếng cũng rất phức tạp.
Năm 1979, người viết bài này về Xí nghiệp Xây lắp mỏ Mông Dương, đào lò ở Cánh Tây, âm 97,5 mét. Khi đó, những đường lò quan trọng, phức tạp nhất trong hệ thống mở vỉa như khôi phục giếng chính, đào giếng phụ, hệ thống sân ga, hầm trạm v.v. đã được những thế hệ trước thi công xong. Ở âm 97,5 mét trong lòng đất, các hầm trạm, sân ga bến giếng, lò xuyên vỉa hai đường xe rộng thênh thang, thành lò quét vôi trắng tinh, điện sáng trưng, tàu chạy rầm rập như thành phố ngầm nguy nga trong lòng đất vậy. Thế mới biết, cách đây gần 40 năm, thợ lò Xây lắp mỏ Mông Dương đã rất giỏi.
Điều thú vị là, gần 40 năm sau, con em họ lại đào giếng đứng Núi Béo công suất lớn hơn, sâu hơn. Đó là Quản đốc Vũ Hồng Khánh, con trai ông Vũ Hồng Nghinh (nguyên Giám đốc Xí nghiệp); Giám đốc Công ty Ngô Đức Quảng, con trai ông Ngô Hồng Khanh (nguyên Bí thư Đảng ủy Xí nghiệp); ông Lại Thế Bình, ông Dương Hùng Mạnh v.v. suốt mấy chục năm gắn bó với Công ty và con của họ nối nghiệp bố.
Cho hay rằng, công nghệ đào giếng đứng; lắp đặt tháp giếng v.v. dù khó khăn phức tạp đến mấy, với trình độ và năng lực hiện có, công nhân cán bộ các đơn vị xây dựng mỏ đều làm tốt như cha anh họ đã từng làm!
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/mo-via-bang-gieng-dung-du-kho-khan-phuc-tap-9246.htm” button=”Theo vinacomin”]