Cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 đã mãi mãi đi vào lịch sử của lớp lớp thợ mỏ Việt Nam như một biểu tượng thành công về tập hợp lực lượng, về tính kỷ luật, về tinh thần tương thân, tương ái, về tính tiên phong và ý chí sắt đá trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi quyền dân chủ. Khẩu hiệu – hành động của cuộc bãi công lịch sử đó đã được kết tinh thành truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của thợ mỏ. Tinh thần ấy, giá trị ấy có sức lan tỏa mạnh mẽ cả về không gian và thời gian, từ vùng
Nghề khai thác than hầm lò gian khó, nặng nhọc nhất trong các nghề nặng nhọc. Để tới được các vỉa than chôn vùi hàng trăm mét trong lòng đất, những người thợ mỏ đã phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn vất vả như đào các giếng đứng, hoặc giếng nghiêng, sau đó đào hệ thống sân ga, các hầm trạm như trạm điện, trạm chứa nước và đào các đường lò xuyên vỉa đá để gặp vỉa than (gọi là các đường lò xây dựng cơ bản); sau đó đào các đường lò trong than (gọi là lò chuẩn bị sản xuất) để hình thành lò chợ (nơi khai thác than). Tuy nhiên, với xã hội, không phải ai cũng thấu hiểu công việc và sứ mệnh cao cả của thợ lò để chia sẻ. Có người còn cho rằng, ngành Than – Khoáng sản sướng, chỉ việc xúc đất lên là có ăn! Thậm chí có người còn nhìn thợ lò phiến diện. Chế độ, chính sách của Nhà nước đối với thợ lò hiện nay cũng chưa thỏa đáng. Để đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân, Chính phủ đã giao cho TKV, ngoài việc khai thác than trong nước, còn có nhiệm vụ làm đầu mối chính nhập khẩu than – điều này cũng không phải dễ dàng thực hiện được. Vì vậy, từ lâu, Tập đoàn đã đẩy mạnh đầu tư XDCB để chủ động nguồn năng lượng than. Tuy nhiên, để đẩy nhanh sản lượng, ngoài tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến… còn một yếu tố vô cùng quan trọng đó là xây dựng lực lượng đội ngũ thợ lò tinh nhuệ, yêu nghề, yên tâm gắn bó lâu dài với nghề. Muốn vậy, không còn cách nào khác là các ngành, các cấp cần quan tâm hơn đến thợ lò; thợ lò cần có những chế độ ưu đãi đặc biệt; được xã hội tôn vinh. Đây là nội dung được phóng viên Tạp chí thể hiện trong bài viết Thợ lò cần được xã hội tôn vinh ở mục Vấn đề kỳ này.
Trong mục Tiêu điểm, tác giả H.Minh có bài viết nổi bật Tháng bản lề quan trọng. Theo đó, chỉ còn khoảng 50 ngày nữa là kết thúc năm kế hoạch 2014. Đến thời điểm này, khối lượng công việc của toàn Tập đoàn còn lại vẫn rất lớn, nhất là khối sản xuất than với sản lượng than sản xuất là 3,8 triệu tấn, than tiêu thụ khoảng 3,5 đến 3,6 triệu tấn. Chính vì vậy, theo Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải, Tập đoàn sẽ quyết liệt trong chỉ đạo và điều hành, đặc biệt là trong tháng 11 – tháng bản lề có tính chất quyết định đối với việc hoàn thành kế hoạch năm nay. Và quan điểm chung của Tổng Giám đốc là, Tập đoàn và các đơn vị sẽ “cùng nhau về đích”.
Các bài viết Hiệu quả từ thực hiện tái cơ cấu; Đi lên Cọc Sáu; Uông Bí qua bước gian nan; Địa chất Việt Bắc dồn sức về đích; Nhiệt điện Đông Triều tự tin phát điện cạnh tranh… phản ánh cụ thể và rõ nét tình hình sản xuất của các đơn vị khi bước vào quý IV – quý thi đua về đích đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch năm 2014.
Một trong những điểm nhấn của Tạp chí số 21+22 là chùm các bài viết Than Mạo Khê: Tự hào hành trình 60 năm; Ở một đơn vị anh hùng; Chân thành và khiêm tốn; Cùng thợ lò an cư, lập nghiệp nằm trong chuyên trang chào mừng 60 năm thành lập Công ty than Mạo Khê 15/11 (1954 – 2014). Mỏ than Mạo Khê được phát hiện và khai thác cách đây hơn 174 năm, sớm nhất so với các mỏ than ở Việt Nam. Trước muôn vàn khó khăn của ngày đầu khôi phục, Mỏ là đơn vị duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất than cung cấp cho Nhà máy điện Yên Phụ thắp sáng Thủ đô thời kỳ đầu tiếp quản. Cũng chính nơi đây, nhiều cán bộ cách mạng về hoạt động đã trưởng thành và trở thành những cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Trải qua 60 năm khôi phục và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thế hệ thợ mỏ Mạo Khê (nay là Công ty than Mạo Khê) đã lập những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu: được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân; được tặng Cờ luân lưu của Bác Hồ vào các năm: 1967, 1971; 2 Huân chương Lao động Hạng Nhất; 2 Huân chương Lao động Hạng Nhì; 5 Huân chương Lao động Hạng Ba; 2 Huân chương Chiến công Hạng Nhì. Phân xưởng Đào lò Đá 5 và 3 công nhân hầm lò của Công ty là: Nguyễn Văn Vỡi, Lều Vũ Điều, Nguyễn Văn Tía được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; nhiều năm Đảng bộ Công ty được cấp trên ghi nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Ngoài ra, trên Tạp chí số 21+22/2014 còn có nhiều bài viết, chuyên mục hay, phong phú, hấp dẫn. Mời các bạn đón đọc.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/don-doc-tap-chi-tkv-so-2122-ra-thang-112014-9352.htm” button=”Theo vinacomin”]