Qua khảo sát cho thấy, đến nay, 20 đơn vị thuộc ngành Than ở tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư được 76 khu nhà ở công nhân tương ứng với khoảng 4.600 căn hộ, tổng diện tích sàn khoảng 260.000m2, đáp ứng chỗ ở cho gần 20.000 người. Những khu nhà tập thể mới được xây này đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu về nhà ở tập thể cho hộ độc thân, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần và “giữ chân” thợ lò. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, một số khu tập thể cho hộ độc thân vẫn chưa lấp đầy các k
Hiện nay, đa phần các đơn vị trong khối sản xuất than hầm lò đã xây dựng các khu tập thể khang trang, hiện đại. Nhiều khu tập thể cao tầng được trang bị tương đối đầy đủ thiết bị nội thất khép kín phục vụ cuộc sống tập thể. Nhiều đơn vị lắp đặt cả truyền hình cáp, internet, trang bị tủ quần áo, bàn ghế, thiết bị vệ sinh, bếp ăn, phòng sinh hoạt chung, thư viện với hàng trăm đầu sách, báo v.v. Một số đơn vị bố trí cả bếp ăn phục vụ 3 ca, căng tin dịch vụ, thậm chí cả siêu thị đồ dùng sinh hoạt cá nhân, dịch vụ giải trí. Đặc biệt, hầu như khu tập thể nào cũng được bố trí phòng khách, còn được gọi là “phòng hạnh phúc” để khi công nhân tập thể có vợ con, người thân ra thăm có nơi ăn nghỉ. Về việc thu phí tại hầu hết các khu tập thể đều thu mức thấp, chỉ bù lại một phần để duy tu toà nhà. Có đơn vị còn không thu phí nhà ở như khu tập thể Công ty than Uông Bí.
Tuy nhiên, thợ lò vẫn không đến ở mà tự đi thuê trọ bên ngoài. Để khắc phục tình trạng đó, tác giả đề xuất Tập đoàn và các đơn vị cần khắc phục một số tồn tại, đầu tư xây dựng và tổ chức các khu chung cư phù hợp. Thực tế qua khảo sát cho thấy, công nhân đa phần không muốn ở đông người mà chỉ muốn ở hai hoặc ba người một căn hộ… Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất là tâm lý của người lao động, đặc biệt là lao động trẻ cho thấy, đa phần không muốn ràng buộc theo quy định tại các khu tập thể. Trái lại, họ thích được tự do hơn. Chẳng hạn như không được tụ tập rượu chè thâu đêm, không được thoải mái trong các mối quan hệ. Nhưng thực tế, công tác quản lý các khu tập thể vẫn dập khuôn theo cơ chế cũ, ràng buộc và bao cấp. Do vậy, công tác quản lý các khu tập thể cũng cần có sự uyển chuyển, trong đó về cơ chế nên bố trí các mức thu phù hợp mang tính xã hội hóa và gắn được trách nhiệm của người ở với tòa nhà. Chẳng hạn như, nếu muốn ở ít người cho thoải mái thì phải chịu mức chi phí thuê nhà cao hơn. Việc bố trí các khu bếp cho người lao động tự nấu ăn theo nhu cầu cũng là một yêu cầu cần thiết phải đảm bảo. Không quy định ràng buộc về thời gian trong sinh hoạt. Đồng thời tăng cường các dịch vụ phục vụ thương mại tại chỗ như căng tin, cửa hàng tạp hóa, các dịch vụ vui chơi giải trí v.v. Mục tiêu phải làm cho người lao động, nhất là thợ lò trẻ cảm thấy thoải mái ở trong ngôi nhà mình đã thuê lại của Công ty. Trái lại, các yêu cầu về trật tự xã hội được đảm bảo theo luật pháp thông qua việc tăng cường kiểm tra và phối hợp với các ban ngành chức năng của địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người lao động có lối sống lành mạnh… Tóm lại, công tác đầu tư xây dựng và khai thác dịch vụ tại các tòa nhà phải được thực hiện trên nguyên tắc thương mại, đảm bảo được 3 yếu tố là tạo sự thoải mái cho người ở, gắn ý thức trách nhiệm của chủ nhân thuê nhà và khai thác được các dịch vụ cũng như thu hồi vốn đầu tư v.v.
Giải pháp tạo nhà ở cho các hộ gia đình
Đây là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài. Về nguyên tắc, việc tạo cho người lao động có một chỗ ở ổn định lâu dài cần dựa trên cơ sở phối hợp giữa doanh nghiệp, chính quyền địa phương với người lao động. Chính quyền địa phương có cơ chế về quỹ đất, giá thuê đất hoặc bán đất phù hợp. Doanh nghiệp tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc sản xuất, xây dựng các nguyên vật liệu cần thiết giúp người lao động xây dựng nhà ở. Người lao động có nghĩa vụ đóng góp các khoản vay, mua hàng hóa trả góp dùng cho việc xây dựng nhà ở. Sự phối hợp này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động ổn định cuộc sống lâu dài để gắn bó với doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo mối ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với doanh nghiệp thông qua sự trao đổi qua lại về nhà ở. Doanh nghiệp cũng thu hồi lại được vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hay các khoản mua đất, thuê đất của Nhà nước… Thực tế hiện nay, trên địa bàn Quảng Ninh, Tập đoàn Indeco đã và đang triển khai xây dựng nhà ở theo hình thức này. Tuy nhiên, Tập đoàn Indeco không chỉ dừng lại ở việc xây dựng nhà ở cho công nhân mà mở rộng đến mọi thành phần trong xã hội. Đây cũng là yếu tố tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở xây dựng nhà ở thương mại trả dần. Yếu tố này là điều kiện thuận lợi lớn cho người lao động có cơ hội tạo dựng nhà ở lâu dài cho mình. Và chỉ có như vậy, người lao động mới thực sự “đưa cả hai chân” vào yên tâm làm việc tại các đơn vị, nhất là các doanh nghiệp khai thác than của Tập đoàn TKV hiện nay.
Đối với TKV, tác giả đề xuất, về kinh phí xây dựng nhà ở, lãnh đạo Tập đoàn cần có chủ trương hỗ trợ hoặc bảo lãnh cho các gia đình trẻ các khoản vay với lãi suất thấp. Hoặc Tập đoàn chỉ đạo một số đơn vị sản xuất một số sản phẩm vật liệu xây dựng và bán trả góp giúp công nhân. Được biết, hiện nay, một số đơn vị đã sản xuất vật liệu xây dựng với khối lượng lớn như gạch, ngói (Công ty Sản xuất và thương mại Uông Bí), xi măng (Tổng Công ty CN mỏ Việt Bắc)…. Các đơn vị này đang liên kết với các đơn vị trong Tập đoàn cũng như được sự bảo lănh của Tập đoàn để bán vật liệu xây dựng trả góp cho các gia đình công nhân xây dựng nhà ở. Mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả sẽ được tính toán kéo dài phù hợp để đa phần các hộ gia đình đều có thể tham gia chương trình này. Theo tính toán, với mức thu nhập bình quân của một hộ gia đình công nhân khoảng 10 triệu đồng trở lên là có thể sở hữu một quỹ đất và xây dựng một căn hộ phù hợp.
Thực tế, từ nhiều năm trước, ý tưởng về lập nên những khu làng mỏ đã được thực hiện. Trong đó, thành công nhất là khu làng mỏ Cao Sơn và làng mỏ Mông Dương. Khu làng mỏ Cao Sơn giờ đã trở thành một khu đô thị khá đẹp và đông đúc. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng lên những căn nhà hiện đại, trù phú. Khu làng mỏ Mông Dương được san gạt từ một quả đồi phía bên kia bờ sông Mông Dương từ quốc lộ 18 nhìn sang. Các hộ gia đình đã về đây xây dựng nhà cửa, trồng cây xanh… Mấy năm gần đây, khu vực này được Công ty CP Than Mông Dương phối hợp cùng phường Mông Dương, Cẩm Phả xây dựng thêm đường sá, vỉa hè, điện đường và dần hiện đại, văn minh hơn.
Do vậy, tác giả đề xuất cần tiến hành đồng thời cả việc chăm lo nhà ở tập thể cho công nhân độc thân và áp dụng nhiều giải pháp giúp các hộ gia đình có nhà ở ổn định nhằm thu hút họ gắn bó lâu dài hơn với mỏ, với doanh nghiệp…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/de-xuat-giai-phap-cham-lo-nha-o-cho-cong-nhan-phu-hop-voi-thuc-te-nganh-than-khoang-9742.htm” button=”Theo vinacomin”]