Đó là tên gọi thân mật mà công nhân cán bộ Công ty Kho vận Đá Bạc – TKV thường gọi anh Nguyễn Văn Hiệu, thợ sửa chữa đầu máy điện kỳ cựu bậc 7/7 của Công ty. Cái tên đó xuất phát bởi bao nhiêu năm nay, cứ hễ các đầu máy toa xe bị hỏng là lại phải gọi “bác sỹ” Hiệu mới có thể sớm “bình phục” đi vào hoạt động trở lại.
Nguyễn Văn Hiệu làm việc tại phân xưởng Đầu máy toa xe Cầu đường sắt, thuộc Công ty Kho vận Đá Bạc. Sinh năm 1961, mới 20 tuổi, chàng trai quê hương Hải Dương đã bắt tay vào đời thợ sau khi anh kết thúc khoá học nghề tại trường công nhân kỹ thuật Sao Đỏ. Năm 1981, anh về sửa chữa các loại đầu máy toa xe tại mỏ than Vàng Danh. Sau này, khi thành lập Công ty Kho vận Đá Bạc, phần ga, đường sắt của Vàng Danh chuyển sang Công ty Kho vận Đá Bạc, “Bác sỹ” Hiệu được điều chuyển tiếp tục theo các toa xe thân yêu của mình.
Với vóc dáng người nhỏ nhắn, quàng trên mình vòng nguyệt quế được lãnh đạo Công ty trao tặng, Nguyễn Văn Hiệu tỏ ra khá ngại ngùng trước ống kính phóng viên. Có lẽ anh chỉ quen với các công việc hơn là phải nói ra những thành tích của mình: Chiến sỹ Thi đua cấp Bộ Công thương năm 2010; Bằng khen của Bộ Công thương 2012; Chiến sỹ Thi đua cấp Tập đoàn và cấp cơ sở cũng như danh hiệu lao động giỏi nhiều năm. Nguyễn Văn Hiệu có nhiều thành tích trong sản xuất, được các tổ chức đoàn thể các cấp tặng Giấy khen. Và điều đặc biệt hơn cả là anh luôn được các thế hệ công nhân, cán bộ tin tưởng vào tay nghề và trách nhiệm trong công việc của mình.
Trao đổi với lãnh đạo Công ty, chúng tôi được biết, anh là người công nhân làm việc với tinh thần sáng tạo và kỷ luật nghiêm túc. Những ngày các đầu máy toa xe, các thiết bị xe máy bị hỏng, sản xuất bị đình trệ, Nguyễn Văn Hiệu cùng anh em trong đơn vị sửa chữa làm việc liên tục nhiều ca liền, thay nhau dầu mỡ để sớm đưa các đầu máy vào sản xuất. Năm nào Nguyễn Văn Hiệu cũng có từ một đến hai sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong công tác sửa chữa thiết bị cũng như trong vận hành để đảm bảo giữ gìn đầu máy được an toàn, vận hành hiệu quả. Chẳng hạn như: Sáng kiến chế tạo hạt chống mòn cò mổ xu páp của động cơ CAT 3406. Do bi chống mòn phải mua từ hãng CAT của Mỹ rất đắt và điều khó khăn là thời gian chờ hãng cung cấp vật tư này mất quá nhiều thời gian. Trong khi sản xuất nóng bỏng từng giờ, từng phút. Không chịu ngồi chờ, Nguyễn Văn Hiều cùng các cộng sự đã tự chế tạo loại hạt chống mòn này bằng đĩa lò xo xu páp đầu máy D12-400 của Liên Xô cũ thu hồi lại. Khi mới đưa ra ý tưởng, nhiều người không tin công việc chế tạo có thể đạt được mục đích vì cũng phải thử đi thử lại nhiều lần. Nhưng Nguyễn Văn Hiệu đã làm được điều kỳ diệu đó và cho áp dụng thành công. Từ đó, các máy CAT đã được cải tiến sửa chữa đảm bảo thời gian kịp thời cho sản xuất. Không những thế, mỗi hạt chống mòn này cũng tiết kiệm cho Công ty 10 triệu đồng, một số tiền không hề nhỏ khi các máy phải thay liên tục. Hay sáng kiến gia công giá đỡ chổi than của động cơ lai máy nén đầu máy CK-1F do Trung Quốc chế tạo. Trong quá trình đánh lửa, loại chổi than này thường xuyên bị mòn, phải ngừng sản xuất sửa chữa mất nhiêu thời gian. Loại chổi than này cũng là loại hàng đặc chủng của Trung Quốc phải nhập khẩu, cũng phải chờ đợi. Khắc phục tình trạng đó, Nguyễn Văn Hiều đề xuất tự gia công chổi than này. Và hiệu quả cũng thật bất ngờ, chổi than do “Bác sỹ” Hiệu chế tạo lại có tuổi thọ còn cao hơn cả loại đặc chủng của Trung Quốc mua về v.v.
Trong phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi của Vùng Than, Nguyễn Văn Hiệu là một trong những điển hình tiên tiến từ nhiều năm qua. Ngoài năm mươi tuổi, với trên 30 năm cống hiến trong nghề sửa chữa đầu máy điện, những “dấu thời gian” đã in hằn trên khuôn mặt hiền lành, chân chất của anh. Bất chợt tôi cảm thấy tự hào về anh, tự hào về Vùng Than đã nuôi dưỡng những con người như thế.
Với vóc dáng người nhỏ nhắn, quàng trên mình vòng nguyệt quế được lãnh đạo Công ty trao tặng, Nguyễn Văn Hiệu tỏ ra khá ngại ngùng trước ống kính phóng viên. Có lẽ anh chỉ quen với các công việc hơn là phải nói ra những thành tích của mình: Chiến sỹ Thi đua cấp Bộ Công thương năm 2010; Bằng khen của Bộ Công thương 2012; Chiến sỹ Thi đua cấp Tập đoàn và cấp cơ sở cũng như danh hiệu lao động giỏi nhiều năm. Nguyễn Văn Hiệu có nhiều thành tích trong sản xuất, được các tổ chức đoàn thể các cấp tặng Giấy khen. Và điều đặc biệt hơn cả là anh luôn được các thế hệ công nhân, cán bộ tin tưởng vào tay nghề và trách nhiệm trong công việc của mình.
Trao đổi với lãnh đạo Công ty, chúng tôi được biết, anh là người công nhân làm việc với tinh thần sáng tạo và kỷ luật nghiêm túc. Những ngày các đầu máy toa xe, các thiết bị xe máy bị hỏng, sản xuất bị đình trệ, Nguyễn Văn Hiệu cùng anh em trong đơn vị sửa chữa làm việc liên tục nhiều ca liền, thay nhau dầu mỡ để sớm đưa các đầu máy vào sản xuất. Năm nào Nguyễn Văn Hiệu cũng có từ một đến hai sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong công tác sửa chữa thiết bị cũng như trong vận hành để đảm bảo giữ gìn đầu máy được an toàn, vận hành hiệu quả. Chẳng hạn như: Sáng kiến chế tạo hạt chống mòn cò mổ xu páp của động cơ CAT 3406. Do bi chống mòn phải mua từ hãng CAT của Mỹ rất đắt và điều khó khăn là thời gian chờ hãng cung cấp vật tư này mất quá nhiều thời gian. Trong khi sản xuất nóng bỏng từng giờ, từng phút. Không chịu ngồi chờ, Nguyễn Văn Hiều cùng các cộng sự đã tự chế tạo loại hạt chống mòn này bằng đĩa lò xo xu páp đầu máy D12-400 của Liên Xô cũ thu hồi lại. Khi mới đưa ra ý tưởng, nhiều người không tin công việc chế tạo có thể đạt được mục đích vì cũng phải thử đi thử lại nhiều lần. Nhưng Nguyễn Văn Hiệu đã làm được điều kỳ diệu đó và cho áp dụng thành công. Từ đó, các máy CAT đã được cải tiến sửa chữa đảm bảo thời gian kịp thời cho sản xuất. Không những thế, mỗi hạt chống mòn này cũng tiết kiệm cho Công ty 10 triệu đồng, một số tiền không hề nhỏ khi các máy phải thay liên tục. Hay sáng kiến gia công giá đỡ chổi than của động cơ lai máy nén đầu máy CK-1F do Trung Quốc chế tạo. Trong quá trình đánh lửa, loại chổi than này thường xuyên bị mòn, phải ngừng sản xuất sửa chữa mất nhiêu thời gian. Loại chổi than này cũng là loại hàng đặc chủng của Trung Quốc phải nhập khẩu, cũng phải chờ đợi. Khắc phục tình trạng đó, Nguyễn Văn Hiều đề xuất tự gia công chổi than này. Và hiệu quả cũng thật bất ngờ, chổi than do “Bác sỹ” Hiệu chế tạo lại có tuổi thọ còn cao hơn cả loại đặc chủng của Trung Quốc mua về v.v.
Trong phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi của Vùng Than, Nguyễn Văn Hiệu là một trong những điển hình tiên tiến từ nhiều năm qua. Ngoài năm mươi tuổi, với trên 30 năm cống hiến trong nghề sửa chữa đầu máy điện, những “dấu thời gian” đã in hằn trên khuôn mặt hiền lành, chân chất của anh. Bất chợt tôi cảm thấy tự hào về anh, tự hào về Vùng Than đã nuôi dưỡng những con người như thế.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/bac-sy-dau-may-toa-xe-10406.htm” button=”Theo vinacomin”]