Dự án -300 Công ty CP than Hà Lầm đã cho ra những tấn than đầu tiên. Đây là dự án đầu tiên, mang tính tiên phong của ngành Than thuộc “cụm” dự án xuống sâu ở cánh cung Đông Triều – Hòn Gai được TKV đầu tư.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Khắc Thừ – Phó Giám đốc Công ty – chia sẻ: Tài nguyên than trên mức -50 của Than Hà Lầm đã cạn dần, muốn tồn tại và phát triển cần phải khai thác ở độ sâu hơn từ -50 đến -300. Với mục tiêu sống còn đó, tháng 2/2009, Dự án khai thác dưới -50 mỏ Than Hà Lầm công suất 2,4 triệu tấn than/năm đã ra đời với mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay của Công ty áp dụng công nghệ tiên tiến, khai thác ở độ sâu nhất của Việt Nam -300 so với mặt nước biển ở thời điểm hiện tại.
Ngay khi bắt tay vào Dự án, hàng loạt các khó khăn, thách thức mà những người thợ mỏ Hà Lầm phải đối mặt. Đây cũng là dự án có mức đầu tư rất lớn, giá đấu thầu cao, lại được triển khai trong thời kỳ suy thoái kinh tế nên rất khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn đầu tư. Thiết bị máy móc, công nghệ mới hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất ở mức -300 cũng rất mới mẻ. Thêm vào đó, Dự án có tiết diện đào lò rất lớn, việc thi công các đường lò xuyên vỉa đòi hỏi độ chính xác cao trong công tác trắc địa, nhất là khâu truyền toạ độ từ mặt bằng xuống mức -300 qua các giếng đứng.
Để đạt được kỳ tích khai thác giếng đứng sâu nhất ngành Than là không hề dễ dàng đối với những người thợ mỏ nơi đây. Xác định, dù khó khăn đến mấy cũng phải vượt qua, tập thể lãnh đạo và CBCN Công ty đã quyết tâm, đồng lòng bắt tay triển khai Dự án. Nói như ông Phạm Công Hương – Giám đốc Công ty tại thời điểm đó – dù khó đến đâu cũng không ngăn cản được ý chí của thợ mỏ Hà Lầm.
Ngay khi bắt tay vào Dự án, hàng loạt các khó khăn, thách thức mà những người thợ mỏ Hà Lầm phải đối mặt. Đây cũng là dự án có mức đầu tư rất lớn, giá đấu thầu cao, lại được triển khai trong thời kỳ suy thoái kinh tế nên rất khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn đầu tư. Thiết bị máy móc, công nghệ mới hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất ở mức -300 cũng rất mới mẻ. Thêm vào đó, Dự án có tiết diện đào lò rất lớn, việc thi công các đường lò xuyên vỉa đòi hỏi độ chính xác cao trong công tác trắc địa, nhất là khâu truyền toạ độ từ mặt bằng xuống mức -300 qua các giếng đứng.
Để đạt được kỳ tích khai thác giếng đứng sâu nhất ngành Than là không hề dễ dàng đối với những người thợ mỏ nơi đây. Xác định, dù khó khăn đến mấy cũng phải vượt qua, tập thể lãnh đạo và CBCN Công ty đã quyết tâm, đồng lòng bắt tay triển khai Dự án. Nói như ông Phạm Công Hương – Giám đốc Công ty tại thời điểm đó – dù khó đến đâu cũng không ngăn cản được ý chí của thợ mỏ Hà Lầm.
Lò chợ cơ giới hoá đồng bộ 600.000 tấn/năm
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tập đoàn và quyết tâm cao nhất bằng nguồn lực tự có, Than Hà Lầm đã tiến hành tuyển chọn ngay những công nhân có trình độ, năng lực và sức khoẻ đi học ở Trung Quốc, Nhật Bản để tiếp cận các thiết bị và vận hành máy móc tại 3 giếng đứng và chuẩn bị nhân lực làm việc tại mức -300. Công ty đã đầu tư công nghệ khoan, xúc, chống giữ, đưa máy khoan Tamrock, máy xúc lật hông VMC E500, băng tải, xe goòng 1 tấn áp dụng xen kẽ chống đỡ bằng khoan neo và đầu tư xây dựng trạm biến áp 110kV để cung cấp điện. Cùng với đó, Công ty cũng thành lập Ban chỉ đạo đào lò, lập phương án xây dựng tiến độ thi công các đường lò quan trọng, thành lập 1 công trường đào lò mới, chuyển 2 công trường khai thác than sang làm nhiệm vụ đào lò xây dựng cơ bản.
Song song đó, nhiều giải pháp, biện pháp thiết thực sáng tạo đã được lãnh đạo Công ty đề ra và được triển khai hiệu quả. Mỗi dự án đầu tư đều được tính toán kỹ các hạng mục, tiết kiệm chi phí đầu tư và huy động vốn hợp lý mang lại hiệu quả cao, như công trình trạm biến áp 110KV/6KV thuộc công trình đầu tư khai thác phần dưới mức -50 mỏ Than Hà Lầm. Trạm biến áp này nhằm cung cấp điện cho nhu cầu phụ tải của mỏ khai thác phần dưới mức -300 bao gồm hệ thống trục tải 3 giếng đứng, cơ giới hoá lò chợ, bơm thoát nước, thông gió toàn mỏ, hệ thống nén khí, cung cấp điện và mặt bằng trong lò…
Với sự quyết tâm và nỗ lực cao độ, đến hết năm 2012, Than Hà Lầm đã cơ bản đào xong các hạng mục sân ga đáy giếng và các đường găng quan trọng tại Dự án. Đến cuối năm 2013, 2 công trường KTCB1 và KTCB2 đã chính thức nối thông đường lò xuyên vỉa đặt đường ray mức -300, tổng số mét lò là 1.465m với tiết diện từ 15,8-24,5m2, nâng tổng số mét lò xây dựng cơ bản tại mức -300 năm 2013 của Công ty là 4.148m, vượt 150% so với kế hoạch đề ra. Trong năm 2015, Công ty sẽ hoàn thành thi công xong toàn bộ hệ thống đường lò cùng với các hạng mục của dự án và lắp đặt xong lò chợ cơ giới hóa công suất 600.000 tấn/năm với công nghệ dàn chống tự hành và máy khấu Combai. Đầu tháng 5/2015, lò chợ cơ giới hóa công suất 600.000 tấn/năm đã khai thác tấn than đầu tiên.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/ky-tich-300-10789.htm” button=”Theo vinacomin”]