Rất tình cờ, trong một lần gặp gỡ các cụ nhân dịp chúc thọ các cụ cao tuổi ở khu 4B phường Hà Phong, tôi đã dược gặp “anh Tâm” ngày ấy – một trong 4 người trực tiếp làm nhiệm vụ nổ mìn phá bốt điện Hà Tu vào đêm ngày 21/12/1946, hưởng ứng Ngày Toàn quốc kháng chiến 20/12/1946 ở Hongay. Đó là cụ Vũ Ngọc Tâm năm nay đã gần 90 tuổi.
“Đêm ngày 21/12/1946 Chủ tịch Ủy ban kháng chiến (UBKC) Hà Tu, ông Ngô Ngọc Lan và Phó chủ tịch Ủy ban ông Lưu Quốc Khánh đã trục tiếp giao nhiệm vụ và thuốc nổ cho tổ tự vệ công nhân gồm anh Tâm, anh Sen, anh Chi cùng Cai Nhàn đi phá bốt điện Hà Tu. Tổ tự vệ đã nổ mìn phá hỏng một nồi hơi, một mô tơ phát điện và rút về an toàn” Đây là trích trang 28 trong “Tryền thống Mỏ Hà Tu” do Đảng bộ Mỏ công bố tháng 8/2000. Tự hỏi: Những người đó bây giờ ở đâu? Có còn sống hay đã về với thế giới người xưa?
Rất tình cờ trong một lần gặp gỡ các cụ trong dịp chúc thọ các cụ cao tuổi ở khu 4B phường Hà Phong tôi đã được gặp “anh Tâm” ngày ấy. Đó là cụ Vũ Ngọc Tâm năm nay đã gần 90 tuổi. Cụ Tâm kể: “tôi là thợ lò đã tham gia cách mạng từ năm 1946, làm liên lạc cho UBKC Hà Tu và tham gia lực lượng tự vệ. Tôi cùng hai người nữa là ông Chi và ông Nhàn (đã mất) đi ốp mìn phá tan nồi hơi “bốt” điện Hà Tu. Phá xong bốt điện chúng tôi chạy về Khe Hùm – làng Lộ Phong, phường Hà Phong, TP Hạ Long bây giờ – để tránh sự theo dõi của địch. Sáng sớm hôm sau chúng tôi đi sang Suối Lại (Bang Trới) rồi vào Hà Gián, đi thuyền sang Xích thổ và được biên chế vào Đại đội Hồ Chí Minh.
Đêm 24/12/1946, Đại đội Hồ Chí Minh tấn công Đồn địch ở Hà Lầm. Chúng tôi đã tiêu diệt nhiều sĩ quan và lính Tây đồng thời thu được nhiều súng đạn của chúng. Chúng tôi rút về Yên Mỹ – Hoành Bồ. Tại đây tổng kết chiến công, chúng tôi được các ông Trịnh Tam Tỉnh và các vị trong ban chỉ huy đại đội khen thưởng cho từng người thu giữ được súng trường hay tiểu liên của địch bằng tiền Đông Dương ngày ấy (ví dụ ai thu được súng máy thưởng 200 đồng). Sau này, Đơn vị rút về Quảng La rồi về Đông Triều ăn Tết kháng chiến đầu tiên. Ở Đông Triều, 6 anh em chúng tôi được lệnh ông Ngô Lan khi ấy là Chủ tịch UBKC Hà Tu phân công về hoạt động bí mật, tiến tới thành lập Công đoàn bí mật ở Hongay với phương châm phá hoại kinh tế địch và trừ gian diệt tề, lấy các thiết bị của địch đưa ra Chiến khu. Chúng tôi được học tập nghiệp vụ 3 tháng đến 10/2/1947 được phân công về hoạt động bí mật tại Hà Tu và Hà Lầm. Trong những ngày học tập nghiệp vụ chúng tôi được đồng chí Lê Cường một cán bộ của Đặc khu chỉ bảo tận tình. Ngày kết thúc lớp học đồng chí Lê Cường căn dặn chúng tôi: Các em hoạt động, nếu có bị địch băt hãy giữ vững khí tiết người cách mạng!
Một năm sau, vào ngày 22/5/1948, Tổ chúng tôi gồm tôi, đồng chí Nguyễn Kiên và đồng chí Trần Hoàn đã bị Bang Tư ở Hà Lầm báo cho Phòng Nhì Hongay vào bắt khi chúng tôi đang rải truyền đơn tuyên truyền cho cách mạng. Chúng tra tấn, song chúng tôi không hề khai. Dã man hơn, chúng còn bắt chúng tôi chứng kiến cảnh chúng tra tấn đồng chí Nguyễn Tỵ một đồng đội của chúng tôi cũng bị tụi tay sai cuả địch cài cắm trong lực lượng của ta mật báo mà bị bắt. “Mỗi khi tiếng thét của đồng chí Tỵ dưới đòn roi của tụi Phòng Nhì Hongay khiến cả 3 chúng tôi lòng quặn đau. Tiếng thét bấy giờ là lời nhắc nhở, là mệnh lệnh của cách mạng không cho phép chúng tôi được manh động! Đồng chí Tỵ đã hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, thầm lặng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở Cách mạng”. Đồng chí Nguyễn Tỵ được Nhà nước truy tặng bằng Tổ quốc ghi công (19/8/2010) và công nhận gia đình liệt sỹ cho gia đình đồng chí Tỵ
Nhắc đến sự hy sinh của đồng đội, bác Tâm bật khóc. Nước mắt của một cụ già đã sang tuổi 90 không những thể hiện tình cảm đồng chí của những người công nhân mỏ sớm giác ngộ cách mạng, mà còn thể hiện khí tiết của người chiến sỹ cách mạng, dẫu phải hy sinh vì đòn tra tấn của kẻ thù vẫn giữ trọn lòng trung thành với Đảng.
Khi đất nước độc lập, “sức trẻ, sự nhiệt thành của “anh Tâm” ngày ấy – nay là Cụ Tâm – lại tiếp tục được phát huy trong những tháng ngày làm thợ lò. Đặc biệt năm 1977, ông Tâm được cử làm cố vấn cho mỏ than Tân Lập mở đường lò tại khu Nam Hà Tu. Sau này khi được nghỉ hưu, ông Tâm chọn mảnh đất chân bãi thải Nam Hà Tu làm nơi vui thú tuổi già.
Cụ Tâm bây giờ thảnh thơi. Đôi vợ chồng già dưới mái nhà nho nhỏ và một khoảng sân toàn hoa cây cảnh. Cuộc đời của cựu thợ mỏ đã 65 theo Đảng, son sắt trọn nghĩa với đồng chí, đồng đội luôn đầy ắp những ký ức về những ngày kháng chiến sục sôi và những kỷ niệm không thể quên về thời tuổi trẻ sôi nổi làm người thợ lò vùng Mỏ.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/ai-no-min-pha-bot-dien-ha-tu-20160104135703203.htm” button=”Theo vinacomin”]