Có thể khẳng định phương án trình tự khai thác hợp lý 3 mỏ lộ thiên lớn Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai tại vùng than Cẩm Phả là một sáng tạo, hy vọng mang lại hiệu quả cao trong khai thác thời gian tới tại các đơn vị này. Tuy nhiên, lãnh đạo Tập đoàn vẫn thận trọng trong từng bước triển khai. Trước khi thực hiện, Tập đoàn đã mở một hội nghị “diên hồng” lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tập đoàn và các Công ty về các phương án. Hầu hết các ý kiến ghi ở hội nghị “diên
Chủ trương đúng tạo đồng thuận cao
Ông Đinh Văn Lạp, nguyên Thứ trưởng Bộ Điện và Than, nguyên Tổng Giám đốc Liên hiệp các Xí nghiệp than Hòn Gai, nguyên Giám đốc Công ty than Đèo Nai: Sẽ hiệu quả hơn
Tôi cho rằng lãnh đạo Tập đoàn đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng này và tôi tin là sẽ mang lại hiệu quả hơn việc tổ chức khai thác hiện nay. Tuy nhiên, cần phải tính toán kỹ lại tài nguyên, xem xét giá thành khai thác của từng thời kỳ và có thiết kế kỹ thuật tỷ mỷ. Đặc biệt là phải xem xét các vấn đề về xã hội thấu đáo cả về quyền lợi của người lao động đến các vấn đề an sinh đối với khu vực.
Ông Nguyễn Văn Kiệm, nguyên Uỷ viên HĐTV, nguyên Giám đốc Công ty CP than Cọc Sáu: Quan tâm đặc biệt đến vấn đề người lao động
Trước khi tôi xuống mỏ, nhiều người hỏi về việc sáp nhập 3 mỏ, tôi rất lo. Tuy nhiên, khi nghe phương án đưa ra tôi thấy nhẹ nhõm. Phương án đã giải quyết được cả về kỹ thuật lẫn công tác xã hội. Tôi chỉ xin góp ý thêm, các nhà thiết kế cần chi tiết hơn về các vấn đề tài chính, con người, sự tăng giảm trong từng thời kỳ. Người lao động các mỏ này đã gắn bó bao đời nên phải được đặt lên hàng đầu. Nếu cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện hiệu quả chung.
Ông Nguyễn Viết Hoè, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Than Việt Nam: Cần đẩy mạnh tuyên truyền để tạo sự đồng thuận từ phía thợ mỏ cũng như người dân địa phương
Tôi rất tán thành việc thiết kế lại trình tự khai thác hợp lý 3 mỏ. Báo cáo phương án đã đưa ra được việc khai thác theo trình tự hợp lý và là cơ sở để nâng cao trình độ kỹ thuật khai thác với công suất lớn hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các vấn đề về xã hội nhất là về bảo vệ môi trường luôn đòi hỏi cao hơn. Do vậy, các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để cho người lao động hiểu, người dân Cẩm Phả hiểu và ủng hộ. Thợ mỏ, đặc biệt là thợ mỏ vùng Cẩm Phả có truyền thống đoàn kết, đồng lòng từ thời Pháp thuộc và bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Tôi tin, các đồng chí lãnh đạo và công nhân sẽ thành công như chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
Ông Đoàn Văn Kiển, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn: Tập đoàn đã đi đúng hướng
Thực tế, từ năm 1995 Tổng Công ty Than Việt Nam đã đề xuất thăm dò bổ sung và thiết kế lại 3 mỏ này. Năm 2008, có ý kiến tư vấn đưa ra hướng đóng cửa mỏ Đèo Nai vào năm 2015, nhưng Tập đoàn không đồng ý và yêu cầu 3 mỏ này phải tiếp tục xuống sâu. Và trên thực tế các mỏ này đã không những tồn tại mà còn phát triển một cách mạnh mẽ. Do vậy, trong thời đại có nhiều thay đổi, công nghệ phát triển, thị trường biến động, chúng ta phải thường xuyên bổ sung thiết kế cho phù hợp với yêu cầu. Chúng ta đã tính đến dừng lại nhưng thực tế vẫn đang phát triển là vì chúng ta đã thay đổi tư duy. Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan, vì nó có lợi. Có thể cũng đã chậm nên giá thành hiện nay khá cao.
Về thiết kế, tôi kiến nghị nên có 1 thiết kế kỹ thuật chung nhưng 3 Công ty vẫn độc lập. Ba công ty có 3 nền văn hóa điều hành riêng. Trong thiết kế, nếu cần có thể thay đổi cả giấy phép, nếu vướng về quản lý Nhà nước có thể phải báo cáo cả Thủ tướng. Nếu tư vấn của ta chưa đáp ứng được thì thuê chuyên gia ngoài, hoặc phát huy các kỹ sư của các đơn vị để huy động trí tuệ cao từ nội lực. Về công nghệ, hiện nay ta đã có xe tải 100 tấn, tôi đề nghị tiếp tục đưa xe lớn hơn vào vận tải. Nhiều nước họ khai thác lộ thiên, xe nhỏ nhất cũng 200 tấn, máy xúc lên đến 37 mét khối. Ta phải tiến tới mỏ ít người nhưng thu nhập cao. Đây cũng là cơ sở để trong vài chục năm nữa (2037 – 2040), khi chuyển đổi công nghệ, hay kết thúc được thuận lợi hơn. Quá nhiều lao động sẽ khó kết thúc vì vấn đề xã hội lớn, vì liên quan đến miếng cơm manh áo của người lao động. Sau này, chúng ta cũng sẽ phải tính đến công nghệ khai thác hầm lò để phát triển bền vững hơn.
Về bãi thải, liên quan nhiều đến môi trường nên cần cẩn trọng với bãi thải ngoài. Nên đổ từ ngoài giật cấp vào trong. Tận dụng tối đa đổ thải trong, thậm chí có thể phải đổ tạm, để một, hai năm sau ta đưa ra, như vậy vẫn có lợi hơn và an toàn hơn. Phải luân chuyển đất đá. Việc này trên thế giới họ đã làm. Xin chúc mừng lãnh đạo Tập đoàn đã đi đúng hướng.
Ông Võ Quang Đán, nguyên Giám đốc Công ty CP than Cao Sơn: Đảm bảo bài toán hiệu quả, có lãi mới làm
Đây là phương án cần thiết vì 3 mỏ cũng đã khai thác lâu năm và có vùng chồng lấn. Trong triển khai, cần tính toán kỹ về kinh tế theo giá than cho phù hợp. Phải có lãi mới làm. Không làm bằng mọi giá. Thậm chí phải tính cả đến phương án khai thác bằng công nghệ hầm lò khi có thể, trước khi kết thúc khai thác lộ thiên.
Ông Lê Đình Trưởng, nguyên Uỷ viên HĐTV Tập đoàn, nguyên Giám đốc Công ty CP than Cao Sơn: Nhất khoát phải đổi mới công nghệ, tận thu tối đa tài nguyên
Tôi đồng tình với đề án. Trước đây vấn đề này đã nhiều lần được đề cập. Nhưng cái cốt lõi nhất, theo tôi là nhất khoát phải đổi mới công nghệ. Hiện nay, công nghệ khai thác đã tiến bộ nhiều. Trước ta mơ ước có mỏ 1 triệu tấn, giờ khác rồi, vậy tương lai phải khác, phải nâng cao sản lượng hơn nữa, hiện đại hơn nữa. Tôi đề nghị các đơn vị tư vấn cần thiết kế tận thu tối đa tài nguyên vì tài nguyên của chúng ta không còn nhiều. Các nước tiên tiến họ đấu thầu khai thác. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với các mỏ này.
Ông Bùi Trung Thành, nguyên Giám đốc Công ty than Cẩm Phả, nguyên Giám đốc Công ty CP than Đèo Nai: Thiết kế kỹ thuật phải tính trước cho một thời gian dài
Đây là phương án cần làm để điều chỉnh sự chồng lấn giữa các mỏ cho phù hợp, đạt hiệu quả trong khai thác. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ Tập đoàn cần có một hội đồng tư vấn cho cụ thể về thiết kế kỹ thuật trước mắt cũng như lâu dài, có thể tính đến vài chục năm sau.
Chính thức liên thông sản xuất 3 mỏ
Bắt đầu từ ngày 5-1-2016, các đơn vị khai thác lộ thiên lớn gồm 3 đơn vị Công ty CP than Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu đã chính thức triển khai phương án trình tự khai thác hợp lý 3 mỏ sau khi lựa chọn nhiều phương án.
Theo đó, ngay từ đầu năm 2016, Công ty Cổ phần than Đèo Nai sẽ tổ chức khoan nổ mìn, bốc xúc vận chuyển 1,8 triệu mét khối đất đá tại khai trường Công ty Cổ phần than Cao Sơn. Cùng với đó, Công ty CP than Cao Sơn cũng sẽ bốc xúc 1,3 triệu mét khối đất đá tại khu vực Đông Nam Cao Sơn tại tầng +140 và cùng đổ thải tại khu vực bãi thải Bàng Nâu.
Ông Đặng Văn Tùng, Giám đốc Công ty Cổ phần than Cao Sơn cho biết, Công ty đã thành lập tiểu ban chỉ đạo phương án, tiến hành khảo sát và lập biểu đồ sản xuất năm 2016, đồng thời ký kết các hợp đồng nguyên tắc với các bên.
Phát biểu tại buổi lễ triển khai, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn nhấn mạnh, đây là phương án được Tập đoàn đặc biệt quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Các Công ty liên quan cần tuyệt đối chấp hành nghiêm kỷ luật điều hành, tăng cường thực hiện tốt các quy chế phối hợp, tích cực cải tạo các thông số kỹ thuật đảm bảo hiệu quả khai thác, đảm bảo an toàn. “Mặt khác, phải tích cực tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ công nhân, tạo sự đồng thuận, ổn định tư tưởng cho công nhân cán bộ lao động khi triển khai phương án”- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vũ Anh Tuấn nhấn mạnh.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/ghi-o-hoi-nghi-dien-hong-201602011154488123.htm” button=”Theo vinacomin”]