GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Di sản văn hóa động: Giếng đứng Mông Dương –

17/02/2025
trong Tin tức
0

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Ngày 10-12-2007, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công nhận hệ thống đường lò giếng đứng khai thác than thuộc Công ty Cổ phần Than Mông Dương là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đây là hệ thống giếng đứng đầu tiên ở Việt Nam được người Pháp xây dựng từ những năm 1934. Sau đó, do lịch sử, có thời kỳ hệ thống bị ngừng khai thác. Sau này, khi khu mỏ giải phóng, nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) cùng với sự nỗ lực học tập và lao động sáng tạo của thợ mỏ, ngành Than đã khôi phục, đưa vào khai thác than đến tận ngày nay với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm và ngày càng xuống sâu.

Mỏ than Mông Dương được người Pháp khai thác từ năm 1910 nhưng chủ yếu là lộ vỉa. Đến đầu năm 1934, Pháp mới chính thức khởi công xây dựng công trình lò giếng đứng đầu tiên ở Việt Nam. Lò than này nằm ở khu vực trung tâm mỏ Mông Dương để khai thác than hầm lò dưới độ sâu -97,5m. Đến năm 1936, toàn bộ lò giếng đứng đã được hoàn thành. Bước sang năm 1937, Pháp cho đặt trục giếng và đến tháng 4-1938 thì lò giếng đứng này chính thức được đi vào khai thác than. Ban đầu, sản lượng khai thác chỉ đạt gần 7.000 tấn/năm. Đến năm 1943, sản lượng khai thác đã tăng lên hơn 55.000 tấn. Tổng cộng 6 năm khai thác liên tục, lò giếng đứng Mông Dương đã cho sản lượng hơn 700.000 tấn. Đến cuối năm 1943, khi phong trào đấu tranh của công nhân phát triển rộng khắp thì việc khai thác than của chủ mỏ ở Mông Dương bị dừng. Pháp đã phá hủy nhiều thiết bị và một số hệ thống đường lò quan trọng.

Năm 1955, Khu mỏ được giải phóng, công nhân mỏ dưới cờ tự do đứng lên tiếp quản mỏ Mông Dương. Cuối năm 1960, Liên Xô (cũ) đã cử đoàn chuyên gia mang theo nhiều phương tiện kỹ thuật sang giúp ta khôi phục lò giếng đứng Mông Dương với sản lượng khoảng vài trăm ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, sau đó không lâu, khi Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, việc khai thác ở lò giếng đứng Mông Dương lại phải tạm dừng.

Năm 1967, công trường lò giếng đứng Mông Dương được tái thành lập. 104 cán bộ, công nhân mỏ của ta ở công trường được cử sang Liên Xô (cũ) để tập huấn kỹ thuật khai thác lò giếng đứng. Sau 18 tháng, đoàn trở về nước bắt tay khai thác trở lại lò giếng đứng Mông Dương. Sau một thời gian khôi phục và xây dựng, năm 1982, lò giếng đứng Mông Dương đã ra than và cho sản lượng từ 200.000 tấn/năm và tăng dần vào các năm sau. Sau đó, mỏ than được đổi mới cách thức sản xuất chuyển từ làm ăn bao cấp sang cơ chế thị trường. Đến nay, sản lượng khai thác của mỏ Mông Dương đã vượt ngưỡng một triệu tấn với độ sâu khai thác xuống đến mức -250 so với mực nước biển.

Di tích lò giếng đứng đầu tiên ở Công ty Than Mông Dương bao gồm 5 công trình: Khối giếng chính, khối giếng đứng phụ, quạt thông gió, kho chứa than và nhà điều hành sản xuất với diện tích hơn 3.300m2. Khối giếng đứng chính có diện tích gần 900m2. Trục chính có nhiệm vụ tải than từ dưới giếng về kho chứa than, tháp giếng cao 18m, được kết cấu bằng thép lắp ghép. Trong giếng có thùng skip có thể tích 7m3 trọng tải 6 tấn. Quạt thông gió được đặt trong giếng chính có nhiệm vụ lưu thông gió liên tục trong toàn bộ đường lò, với lưu lượng gió khoảng 20m3/giờ. Khối giếng phụ nằm cạnh giếng chính dài 70m được chuyên gia Liên Xô thiết kế với diện tích 335,7m2 chống bằng bê tông và trang bị máy trục tải hai thùng cũi. Lò giếng phụ có nhiệm vụ vận chuyển thiết bị dụng cụ khai thác và đưa thợ mỏ đi lại. Kho chứa than được kết nối với giếng đứng bằng hệ thống băng chuyền tải than. Diện tích kho chứa than khoảng hơn 400m2, có máy nghiền loại nhỏ và một máy sàng có công suất khoảng 79 tấn/giờ. Nhà điều hành sản xuất cao 2 tầng có diện tích hơn 1.300m2, được trang bị hệ thống tắm nước nóng, trạm y tế, phòng giao ca.

Lò giếng đứng Mông Dương thể hiện trí tuệ, năng lực quản lý và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào việc khai thác mỏ của thợ mỏ, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và thân thiện với môi trường. Với ý nghĩa đó, đây là di sản văn hoá động, là niềm tự hào của giai cấp công nhân mỏ. Di sản này còn thể hiện tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ) nay là Liên bang Nga.

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/di-san-van-hoa-dong-gieng-dung-mong-duong-2016051709202965.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Quy hoạch 60 điều chỉnh: Cần thiết và cấp bách –

Bài sau

Cập nhật Hà Tu mùa cao điểm hạ moong –

Bài sau

Cập nhật Hà Tu mùa cao điểm hạ moong –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev