GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Vị thế mới ngành Than với an ninh năng lượng lâu dài –

17/02/2025
trong Tin tức
0

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Công cuộc đổi mới đất nước đã mở ra cho ngành Than Việt Nam những mũi đột phá quan trọng mà việc ra đời của Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam -TKV) hơn hai mươi năm qua đã đưa sản lượng than tăng hơn 6 lần, đáp ứng mọi yêu cầu tiêu dùng than cho sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ thợ mỏ – “Đẩy mạnh ngành Than trở thành một ngành gương mẫu và tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp” như di huấn của Bác Hồ dành riêng cho thợ mỏ ngành Than ngày 15/11/1968.

Nhận diện những bước thăng trầm của ngành Than

Sản xuất than là ngành công nghiệp ra đời sớm nhất Việt Nam với sự đầu tư khá lớn của tư bản Pháp từ năm 1888, thời thịnh vượng nhất cũng chỉ đạt được sản lượng một triệu tấn/năm (năm 1939), sau đó tụt xuống dưới 500.000 tấn/năm bởi Thế chiến thứ hai. Sau năm 1946, do có sự viện trợ nhiều thiết bị khai thác hiện đại của Mỹ, Công ty than đá Bắc Kỳ của người Pháp cũng chỉ có thể đưa sản lượng lên được chút ít vì điều kiện khai thác đã khó khăn hơn, hệ số bóc đất cao, mở lò xuống sâu…

Khi rút khỏi vùng Mỏ tháng 4/1955, người Pháp đã cho tháo dỡ, phá hủy nhiều thiết bị trong dây chuyền sản xuất mà theo nhiều kỹ sư Pháp được Chính phủ ta thuê giúp phục hồi sản xuất than sau ngày giải phóng thì nhanh nhất cũng phải hai năm. Nhưng với tinh thần tự lực tự cường, thi đua lao động sáng tạo quên mình suốt ngày đêm khi thực sự được làm chủ hầm mỏ, công nhân cán bộ vùng than Hòn Gai – Cẩm Phả đã khôi phục được dây chuyền sản xuất chỉ sau hai tháng, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng than của đất nước. Nhờ phong trào thi đua Phá kỷ lục, Kiện tướng ngành Than, Tổ đội lao động XHCN… sản lượng than đã vượt qua mốc một triệu tấn. Tháng 3 năm 1959, Bác Hồ đã về thăm mỏ than Đèo Nai. Người khen ngợi những chiến công mới của thợ mỏ và quyết định cơ giới hóa dây chuyền sản xuất than với những thiết bị hiện đại nhất của Liên Xô và xây dựng mô hình tổ chức mới vào năm 1960 với sự ra đời của Tổng Công ty Than bao gồm ba mỏ cơ khí lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu, Hà Tu, ba mỏ hầm lò Thống Nhất, Hà Lầm, Mạo Khê; hai xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai, Cửa Ông , Xí nghiệp Vận tải ô tô Cẩm Phả cùng hai nhà máy Cơ khí Hòn Gai, Cơ khí Cẩm Phả…

Mùa Xuân năm 1965, Bác Hồ đã về vui Tết với công nhân mỏ và nhân dân Quảng Ninh. Bác rất vui khi sản lượng than sạch đã đạt 3,2 triệu tấn/năm, cao hơn 3 lần thời tư bản Pháp và mong rằng mục tiêu đạt sản lượng 5 triệu tấn kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất sẽ trở thành hiện thực. Nhưng chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, vùng than trở thành hủy diệt của không lực Hoa Kỳ, Vịnh Hạ Long bị phong tỏa thủy lôi… Sản xuất than gặp muôn vàn khó khăn, trì trệ kéo dài dù đã nhiều lần thay đổi tổ chức, được ưu tiên đầu tư, chỉ đạo của Chính phủ với khẩu hiệu: “Có than là có tất cả”, nhưng cho đến tận năm 1994, ngành Than mới khó nhọc đạt được sản lượng hơn 5 triệu tấn. Nguyên nhân mà Bác Hồ đã vạch ra từ 15/11/1968 là do tổ chức, quản lý kém thực chất bao trùm toàn bộ nền kinh tế thời bao cấp mà hình thức tổ chức và nội dung quản lý không còn phù hợp trước muôn vàn khó khăn mà giá bán than luôn thấp hơn giá thành sản xuất, trong khi điều kiện khai thác càng ngày càng phức tạp, nhiều hiểm nguy. Đã từng có lúc giá trị “một con gà đá bay một tấn than”. Để giải quyết khó khăn, chủ trương khai thác mỏ nhỏ, lộ vỉa ra đời cùng với phong trào “người người làm than, ngành ngành làm than” đã dẫn đến nạn “than thổ phỉ”, chạy chỉ tiêu xuất khẩu kiếm chênh lệch giá… Suốt mười năm đầu đổi mới, ngành Than vẫn không thể thích nghi được với cơ chế thị trường, phải đem than đi đổi gạo, đổi đô-la lấy tiền mặt trả lương cho công nhân…

Sự ra đời của Tổng Công ty Than Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh cùng với những đổi mới cơ chế quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp đã cho phép ngành Than đầu tư đổi mới công nghệ, lập lại trật tự trong khai thác tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tổ chức lại sản xuất, đào tạo lại cán bộ, công nhân đáp ứng những yêu cầu mới trong hội nhập toàn cầu… đã thực sự mở những mũi đột phá quan trọng đưa sản lượng than tăng nhanh, không chỉ vượt qua mốc son 10 triệu tấn năm mà còn vươn lên đến 40 triệu tấn, nâng cao chất lượng than xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao, có năm đã xuất khẩu trên 25 triệu tấn.

Tuy nhiên, tình hình khủng hoảng kinh tế Châu Á và thế giới đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước ta, trong đó ngành Than từng phải “chịu trận” khi giãn sản xuất vào năm 1999 vì ứ đọng trên 4 triệu tấn than và gần đây lượng tồn kho cũng không phải nhỏ. Tuy nhiên, nhờ xã hội đã thích nghi với quy luật cung cầu và nhu cầu tiêu dùng than trong nước trong lâu dài vẫn tiếp tục tăng nhanh cùng các giải pháp điều hành linh hoạt mà TKV vẫn vững vàng vươn lên. Nhưng loại than nhiệt lượng cao, giá đắt, nhu cầu trong nước không nhiều, chúng ta lại hạn chế xuất khẩu quá sớm, để mất thị trường, nay phải có thời gian và có những tháo gỡ về giá và thuế mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Trong khi đó than cho nhiệt điện đã nhập khẩu khá nhiều rồi, có phải vì giá thấp, công nghệ khác biệt hay vì những lý do tế nhị khác? Điều này chắc chắn sẽ sớm được khắc phục vì trong một tương lai gần việc nhập khẩu than không còn dễ dàng, vị thế của ngành Than Việt Nam sẽ bước lên tầm cao mới bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước. Trải qua những bước thăng trầm gần 130 năm, đội ngũ thợ mỏ ngành Than không ngừng lớn mạnh, được trí thức hóa đủ năng lực để đương đầu với muôn vàn khó khăn, giông bão trên thương trường và cả trong lòng đất khi diện khai thác đã xuống sâu trên 350 mét đầy hiểm nguy.

Nhiệt điện than và nhu cầu tiêu dùng than

Những năm cuối thế kỷ 20, ngành Than phải nhọc nhằn lắm mới được tự làm nhiệt điện để kích cầu và giải quyết việc làm cho thợ mỏ Na Dương vì than ở đây không thể dùng vào việc khác. Chính Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phải chủ trì nhiều cuộc họp và sáng suốt quyết đoán thì điện Na Dương, Cao Ngạn của TKV mới được ra đời. Có rất nhiều lý do ngành Điện đưa ra, nhưng chủ yếu là họ muốn tận dụng nguồn thủy điện. Nay nguồn thủy điện lớn trong nước đã hết và cũng gây ra không ít tác hại bởi biến đổi khí hậu, các loại phát điện khác giá thành cao, phát triển rất chậm, khắp đất nước lại đua nhau làm nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện tăng quá nhanh (gấp đôi tăng trưởng GDP).

Vài năm trước, thế giới đã ồn ào cổ vũ cho điện mặt trời, kêu gọi phải đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than vì ô nhiễm môi trường. Người ta đổ lỗi “hiệu ứng nhà kính” do khói bụi than và khí thải ô tô. Nhiều quốc gia phát triển đã đầu tư lớn cho thủy điện, điện khí, điện mặt trời, điện gió, điện thủy triều, điện hạt nhân… Nhưng rồi loại điện nào cũng bộc lộ những mặt hạn chế, thậm chí quá đắt và cũng không loại trừ nguy hiểm – kể cả thủy điện, điện mặt trời, điện khí và điện hạt nhân. Nước Mỹ có trình độ khoa học kỹ thuật cao, quản lý giỏi, nhưng cho đến nay, điện mặt trời chỉ chiếm 1%. Hàng loạt nhà máy nhiệt điện đã được đầu tư nâng cao công suất, chiếm trên 60% tổng sản lượng điện năm 2017. Theo báo Washington Times: “Thời gian để sản xuất một KW điện năng từ mặt trời và gió lâu hơn gấp 30 lần dùng than và dầu mỏ. Kể từ khi Tổng thống Trump đắc cử với chủ trương đẩy mạnh ngành khai mỏ, tận dụng nhiệt điện than, ngành này đã tăng trưởng 21,6%, tạo thêm 50.000 việc làm, có tháng thêm 8.000 người. Sử dụng năng lượng giá rẻ và hiệu quả làm cho mọi ngành công nghiệp khác của Mỹ có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Năng suất cao tạo ra việc làm có mức lương cao hơn ở Mỹ chứ không hủy hoại công ăn việc làm”. Theo tờ New York Times: “Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây hơn 700 nhà máy điện than mới. Ấn Độ cũng đang xây thêm hàng trăm nhà máy điện than…”

Báo chí Hoa Kỳ không còn dám chỉ trích Tổng thống Trump về chủ trương xốc ngành Than tăng tốc khi nhiệt điện than đã chiếm vị thế số một tại Mỹ với trên 60%, điện mặt trời ồn ào sôi nổi thế mà chỉ chiếm 1%. Tại Pháp, điện than chiếm 55%, tại Úc 60%, Trung Quốc 65%… Bình quân toàn cầu điện than chiếm 50%, ít nhất 30%, nhiều nhất 80%, Việt Nam sẽ chiếm khoảng trên 40% trong các năm tới. 

Hiện nay, nước ta có 20 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 13.100MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than. Dự kiến đến năm 2020 có thêm 12 dự án đưa công suất lên trên 24.000MW. Hiệp hội Năng Lượng dự báo: Từ năm 2025-2030, riêng miền Nam cần dùng 30.000MW nên phải tiếp tục đầu tư thêm những nhiệt điện than công suất lớn hiện đại tại chỗ mới đáp ứng được. Theo tổng sơ đồ phát triển điện VII, tốc độ tăng trưởng điện phải trên 10%, gần gấp đôi tăng trưởng GDP thì nhiệt điện than vẫn là chủ yếu, đưa mức tiêu thụ than tới lên đến 75 triệu tấn. Cùng với nhu cầu của các ngành công nghiệp khác thì mức tiêu dùng than của nước ta nhanh chóng vượt 100 triệu tấn/năm, tất nhiên đã và sẽ phải nhập khẩu. Hiện nay nhập loại than nhiệt lượng thấp có thể dễ dàng, nhưng chắc chắn rồi sẽ rất khó khăn vì rất nhiều nước đã ký hợp đồng mua than lớn dài hạn. Một số nước phát triển đã từng đóng cửa các mỏ than của họ vì giá thành quá cao, nhập khẩu rẻ hơn, nay đã phải mở mỏ lại với sự đầu tư đổi mới công nghệ và lường trước những khó khăn do nhập khẩu, kể cả Trung Quốc chỉ dẹp những mỏ nhỏ công nghệ lạc hậu không an toàn và đã thỏa thuận mua 50% sản lượng than của Úc… Công nghệ hiện đại đã giúp xử lý bụi than và khí thải nhiệt điện và công nghệ hóa than cũng tạo thêm giá trị cho hòn than khi được đầu tư chế biến. Sẽ không phải quá lo lắng về ô nhiễm môi trường nếu mạnh dạn đầu tư cho công nghệ sản xuất, chế biến than và hóa than. Cần tận dụng thời cơ cho ngành Than hôm nay phát huy thế mạnh của mình chiếm lĩnh lại thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu than trong nước và thế giới, đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài.

Tập đoàn TKV vững vàng phát triển

Sau hơn hai mươi năm hoạt động TKV đã khá thành công trong việc đầu tư đổi mới công nghệ khai thác, vận chuyển, bốc rót vận tải than, cơ giới hóa khai thác hầm lò đưa công suất các mỏ hầm lò lên gần ngang với khai thác lộ thiên khi hệ số bóc đất đá quá cao. Việc đầu tư cho tái tạo môi trường, trồng rừng, cải tạo cảng biển cũng được đặc biệt quan tâm.

Sau gần 20 năm liên tục tăng trưởng cao, ba năm qua, TKV liên tục gặp nhiều khó khăn lớn, giông bão trên thương trường, giông bão ngập vùng than và cả giông bão trong lòng đất. Nhưng với bản lĩnh kiên cường, dũng cảm sáng tạo, trên 100.000 công nhân cán bộ đã đồng tâm vươn lên hoàn thành vượt mức kế hoạch. Năm 2017, dù ngành Điện xin giảm tiêu thụ 2 triệu tấn, nhưng TKV vẫn tăng trưởng cả sản lượng và doanh thu, đưa thu nhập bình quân lên 9,3 triệu đồng/người/tháng, riêng sản xuất than đạt 9,9 triệu đồng/người/tháng; công tác quản lý tài chính có nhiều cải thiện đáng mừng, giảm đáng kể nợ vay đầu tư. 

TKV đã nỗ lực sắp xếp hợp lý hóa tổ chức sản xuất theo hướng tinh gọn từ đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, tăng cường cơ giới hoá, tự động hóa, thông minh hóa, vận trù đồng bộ các khâu trong dây chuyền sản xuất, thực hành tiết kiệm chi phí vật tư, nhiên liệu, điện năng, chống lãng phí lao động, thời gian, công suất thiết bị thông qua kiểm tra kiểm soát chặt chẽ mệnh lệnh sản xuất và kỷ luật lao động, giúp người công nhân hiểu rõ mọi nội dung hạch toán, có thể biết ngay giá trị kinh tế mình đạt được sau mỗi ca sản xuất và phát hiện sớm những trục trặc, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động.

Triển khai thực hiện đề án tái cấu trúc doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ tầm nhìn 2020 – 2030 giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, Tập đoàn TKV đã xây dựng xong phương án cổ phần hóa Tổng Công ty Khoáng sản – TKV (VIMICO), tỷ lệ thoái vốn 33,06% tương đương với 66.117.900 cổ phần và Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc (VVMI) tỷ lệ thoái vốn 33,19% tương đương 34.849.500 cổ phần. Đây là hai Tổng công ty có truyền thống, uy tín ở nhiều địa phương giàu đẹp với nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào và đang làm ăn khá thuận lợi. Năm 2017, VIMICO đã có sự bứt phá khá toàn diện, nhất là khai thác, tiêu thụ đồng, đưa tổng doanh thu lên 5000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 100 tỷ đồng. Thế mạnh của VVMI là sản phẩm than chủ yếu phục vụ cho ba nhà máy điện và ba nhà máy xi măng của TKV gần ba mỏ lớn của VVMI thuộc hai tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn. Cả hai Tổng công ty này đều đã có mã trên thị trường chứng khoán, đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.

Thiết nghĩ, cần có cách nhìn sâu sắc hơn với công nhân cán bộ TKV, đó không chỉ là hiệu quả sản xuất kinh doanh đơn thuần mà còn là vị thế của đội ngũ công nhân đã và đang được tôi luyện, trí thức hóa luôn giàu lòng yêu nước, sáng tạo kiên cường, là trụ cột chính cho an ninh năng lượng quốc gia trong hội nhập toàn cầu.

Hà Nội, 11/2017

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/vi-the-moi-nganh-than-voi-an-ninh-nang-luong-lau-dai-201801101626377784.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Than Dương Huy: 4 thập niên vững bước, trưởng thành –

Bài sau

Cập nhật Hai dự án bô xít thí điểm ở Tây Nguyên: “Vạn sự khởi đầu nan” –

Bài sau

Cập nhật Hai dự án bô xít thí điểm ở Tây Nguyên: “Vạn sự khởi đầu nan” –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev