Mở rộng thêm một số ngành nghề cơ khí ngoài lĩnh vực ô tô; Thực hiện tái cơ cấu quyết liệt và triệt để; Thành lập các trạm dịch vụ sửa chữa tại chỗ mang thương hiệu VMIC trên các mỏ; Coi người lao động và áp dụng KHCN là chìa khóa của thành công… Đó là những điều mà anh Phạm Xuân Phi – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Ô tô – VINACOMIN – một trong những nhà quản lý giàu tâm huyết với nghề đã thực hiện, góp phần đưa thương hiệu VMIC đến gần hơn với các đối tác, bạn hàng trong và ng
VMIC – Tân Giám đốc và “bước ngoặt” trọng yếu
Gặp Giám đốc Phạm Xuân Phi, người ta dễ ấn tượng ở tính cách có phần trẻ trung với đôi mắt như biết cười, giọng khàn khàn và nói rất nhanh. Sôi nổi là vậy, nhưng trước công việc, Phạm Xuân Phi như “biến hình” thành một con người nghiêm khắc, tập trung và kiên quyết cho đến khi công việc hoàn thành.
Sau khi kinh qua nhiều vị trí làm việc tại các đơn vị sản xuất than, tháng 6 năm 2012, Phạm Xuân Phi được Tập đoàn điều động về làm Giám đốc của VMIC. Ở thời điểm đó, VMIC chủ yếu làm song song 2 nhiệm vụ là sửa chữa và lắp ráp ô tô. Tình hình sản xuất của Công ty không mấy khả quan khi sản lượng lắp ráp gần như bằng 0 với một bộ máy gồm 15 phòng ban và con số CBCNV, NLĐ lên đến hàng ngàn người. Trước bối cảnh đó, kế thừa truyền thống hơn nửa thế kỷ về ngành cơ khí mỏ của Công ty cùng sự quyết đoán đầy táo bạo, vị giám đốc mới đã mạnh dạn báo cáo Tập đoàn định hướng phát triển đơn vị mang tính chất “bước ngoặt”: Mở rộng thêm một số ngành nghề cơ khí ngoài lĩnh vực ô tô. Đó là sản xuất và sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò, sàng tuyển và nhiệt điện. Ngay khi về “ngôi nhà mới” VMIC, Giám đốc Phạm Xuân Phi đã tổ chức họp toàn thể CBCNV, thống nhất quan điểm thực hiện tái cơ cấu bằng hình thức thi sát hạch minh bạch. Quyết liệt trong tái cơ cấu, cho đến nay, mô hình tổ chức của Công ty đã tinh gọn hơn với 5 phòng và tổng số CBCNV chỉ hơn 330 người.
Chìa khóa thành công: Con người và Khoa học công nghệ
Một chính sách mang lại hiệu quả mà Giám đốc Phạm Xuân Phi áp dụng tại VMIC chính là: “Không khống chế mức tiền lương cao nhất nhưng lại khống chế mức tiền lương thấp nhất”, khiến cho đồng lương của người lao động luôn ổn định. Cùng với đó, ông chủ trương đưa công nghệ mới vào thay thế cho sức người bằng một loạt máy CNC thay cho máy thủ công để gia công thiết bị; đưa robot thay người vận hành ở máy tiện cơ khí CNC và công nghệ hàn. VMIC như khoác lên mình một chiếc áo mới khi từ một nhà xưởng với nền xưởng mấp mô, dầu mỡ, nay được đổ bê tông, sơn lại sạch sẽ. VMIC còn là công ty cơ khí thực hiện chế độ giặt quần áo bảo hộ, có hệ thống tắm nóng lạnh cho người lao động trực tiếp. “Lấy người lao động là trung tâm” – Tiêu chí đó đã làm yên lòng mọi CBCNV trong Công ty để họ an tâm cống hiến sức mình.
Giám đốc Phạm Xuân Phi hóm hỉnh so sánh: “VMIC giống như một bệnh viện vậy, mà bệnh viện sẽ luôn mở cửa để đón tiếp các bệnh nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe khách hàng”. Cánh cửa phòng làm việc của anh luôn mở, điện thoại luôn ở chế độ thường trực. Anh lắng nghe thận trọng cả những góp ý của những người lái xe, người trực tiếp vận hành thiết bị của Công ty. Chia tay vị giám đốc đầy hoài bão và tâm huyết, trong tôi cứ vang mãi lời tâm sự của anh: “Sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo cho chất lượng sản phẩm, là uy tín của Công ty”. Không chỉ là người “khoác áo mới” cho một đơn vị cơ khi giàu truyền thống, với quan điểm đó, tôi tin, vị “thuyền trưởng” này sẽ đưa “con tàu” VMIC tiến xa hơn nữa chỉ trong một tương lai gần…
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/nguoi-khoac-ao-moi-cho-vmic-201811081628386795.htm” button=”Theo vinacomin”]